Thủ khoa 2 trường đại học
Phạm Minh Tuấn là cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Nha Trang). Năm 1991, anh tham gia kỳ thi đại học và đỗ đầu hai trường danh tiếng Bách khoa TP.HCM (27,5 điểm) và Luật (26,5 điểm).
Chia sẻ về mình, Phạm Minh Tuấn cho biết: “Cuộc đời tôi gặp nhiều cơ duyên. Các kế hoạch từ bé đều không thành hiện thực và rẽ hướng khác. Lúc nhỏ, tôi muốn học thật giỏi để ra nước ngoài ăn bánh mì thoải mái nhưng lại học trong nước. Lớn lên tôi muốn thi Ngoại thương cho nhàn nhưng lại học Bách khoa. Nguyên nhân chỉ bởi vì mẹ tôi bảo “thi đỗ Bách khoa mẹ tặng đồng hồ!”.
Sau khi biết kết quả, Phạm Minh Tuấn vẫn chọn Ngoại thương như dự định ban đầu, nhưng đến phút chót anh mới chuyển sang Bách khoa chỉ vì: "Ngày bé, tôi chỉ ước được sang nước ngoài để ăn bánh mỳ thoải mái. Vì vậy sau khi báo Tuổi trẻ đăng tin là thủ khoa, tôi mới quyết định chuyển sang trường này vì nghĩ sẽ được đi du học”.
Thế nhưng, mong muốn ấy của anh lại không thành hiện thực. Anh chia sẻ: “Năm 1991 là thời điểm các nước Đông Âu sụp đổ khiến kế hoạch đi nước ngoài của tôi phá sản. Các bạn thủ khoa của trường trước và sau tôi đều được đi, chỉ mình tôi là hụt”.
Mặc dù đạt được thành tích đáng nể, nhưng anh Tuấn lại cho biết chưa bao giờ “học ngày cày đêm” và cho rằng mình trở thành thủ khoa bởi “có duyên với các cuộc thi” và "làm bài như trúng tủ".
Sau hơn 20 năm tốt nghiệp, anh chàng thủ khoa năm ấy vẫn gây ấn tượng mạnh với bạn bè bởi hoạt động nào cũng tham gia, dù trốn học đi chơi, nhưng điểm các môn chuyên ngành luôn ở top đầu.
Tốt nghiệp ĐH loại trung bình khá
Xuất phát điểm là một chàng thủ khoa, nhưng anh Phạm Minh Tuấn chỉ tốt nghiệp với tấm bằng loại trung bình khá.
Lý giải nguyên nhân, anh chia sẻ: “Do trường có quy định sinh viên được phép trượt ba môn mà không cần thi lại. Vậy nên nhiều môn học rất chán, rớt tôi cũng không thi lại”.
Dù chỉ đạt tổng điểm trung bình 6,91 nhưng anh Tuấn vẫn là một trong 5 sinh viên có điểm số cao nhất khoa. Thời điểm đó, việc kiểm soát đầu ra của sinh viên Bách khoa rất gắt gao. Lớp của anh có 50 người nhưng chỉ có hơn 20 sinh viên được tốt nghiệp.
Thú nhận mình hoàn toàn không thích “hàn xì tỉ mỉ” dù học khoa điện tử, nhưng hai năm đầu tiên anh luôn là người có điểm số đầu vào cao nhất. Năm thứ 3, khi bộ môn Công nghệ thông tin tách ra thành khoa riêng biệt, anh Tuấn lập tức nhận thấy đây mới chính là niềm đam mê thực sự của mình và trở thành lứa sinh viên đầu tiên.
Bên cạnh đó, việc quyết định đi làm từ năm thứ 3 cũng là một trong những lý do khiến anh chỉ tốt nghiệp loại trung bình khá. Nhưng sau 20 năm, anh Tuấn không bao giờ cảm thấy hối hận với quyết định của mình.
“Thời điểm đó, dù là sinh viên công nghệ thông tin, nhưng tôi không thể sở hữu một chiếc máy tính ở nhà. Vì vậy việc đi làm thêm khiến tôi không chỉ tiếp xúc với thực tế mà còn là cơ hội để làm quen với máy móc hiện đại. Những kiến thức tôi học được từ quá trình đi làm thêm đến nay vẫn còn rất quý giá”, anh Tuấn nhớ lại.
Thông minh, lười sẽ thành lãnh đạo
Là sinh viên khóa đầu tiên của khoa Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa TP.HCM, sau khi tốt nghiệp, anh Tuấn gia nhập FPT từ năm 1996. Tại đây, khát khao được đi nước ngoài của anh đã trở thành hiện thực.
Phạm Minh Tuấn được biết đến là một trong những người đầu tiên tham gia công cuộc toàn cầu hóa, xuất khẩu phần mềm của tập đoàn. Đến nay, dù đã đi rất nhiều nước, nhưng anh vẫn không thể nào quên những ngày đầu tiên đặt chân đến Ấn Độ.
Ngày đó, Ấn Độ được mệnh danh là cường quốc về công nghệ thông tin nên chàng trai trẻ rất háo hức được đến đây vì nghĩ rằng sẽ phải tươi đẹp và hoành tráng. Nhưng khi đặt chân xuống sân bay, mọi thứ khiến anh Tuấn thất vọng tràn trề.
“Dù được ở trong khách sạn nhưng 21 ngày đầu tiên tôi không biết ăn được món gì. Ba tháng liên tiếp tôi phải sống bằng mỳ tôm. Bữa cơm đầu tiên tôi tự nấu sau khi thuê được nhà chỉ có bắp cải luộc chấm nước mắm trứng mà cảm giác ăn ngon hơn trong khách sạn 5 sao”, anh Tuấn nhớ lại.
Từ vị trí một lập trình viên, quản trị dự án, sau 18 năm, chàng thủ khoa ngày nào đã trở thành Tổng giám đốc FPT IS. Luôn quan niệm "làm hết mình, chơi hết sức", vì vậy anh chia sẻ: “Nếu chỉ muốn cuộc sống phẳng lặng thì khó làm việc mang tính chất cách mạng, đổi mới. Vì vậy, tôi khuyến khích các nhân vân thỉnh thoảng quậy một chút cho cuộc sống bớt nhàm chán”.
Không chỉ trở thành một CEO công nghệ danh tiếng, anh Phạm Minh Tuấn còn có một gia đình hạnh phúc với hai cậu con trai kháu khỉnh. Làm việc tại Hà Nội nhưng vợ con đang sống trong TP.HCM nên anh nói vui "như đi bộ đội, đầu tuần vào trại, cuối tuần mới được về nhà".
Nói về bí quyết thành công, vị CEO cho rằng con người có thể chia làm 4 nhóm với các đặc điểm thông minh, cần cù, lười, dốt. Trong đó, vừa dốt vừa lười thì không làm được việc, dốt nhưng cần cù thì làm thợ tốt, thông minh, cần cù suốt đời làm thuê dù là nhân viên cao cấp. Như vậy, theo anh thông minh nhưng lười thì sẽ làm lãnh đạo.
Anh lý giải: “Vì lười nên người thông minh sẽ nghĩ cách làm nhanh hơn, khác với lối mòn truyền thống và thuyết phục mọi người làm cho mình”. Tuy nhiên, anh Tuấn vẫn luôn khuyên các bạn trẻ cần có đam mê, chọn đúng con đường và phải làm hết sức mình.
Theo An Hoàng/ Zing
Phạm Minh Tuấn là cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Nha Trang). Năm 1991, anh tham gia kỳ thi đại học và đỗ đầu hai trường danh tiếng Bách khoa TP.HCM (27,5 điểm) và Luật (26,5 điểm).
Anh Phạm Minh Tuấn - thủ khoa ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Luật TP.HCM năm 1991. |
Sau khi biết kết quả, Phạm Minh Tuấn vẫn chọn Ngoại thương như dự định ban đầu, nhưng đến phút chót anh mới chuyển sang Bách khoa chỉ vì: "Ngày bé, tôi chỉ ước được sang nước ngoài để ăn bánh mỳ thoải mái. Vì vậy sau khi báo Tuổi trẻ đăng tin là thủ khoa, tôi mới quyết định chuyển sang trường này vì nghĩ sẽ được đi du học”.
|
Mặc dù đạt được thành tích đáng nể, nhưng anh Tuấn lại cho biết chưa bao giờ “học ngày cày đêm” và cho rằng mình trở thành thủ khoa bởi “có duyên với các cuộc thi” và "làm bài như trúng tủ".
Sau hơn 20 năm tốt nghiệp, anh chàng thủ khoa năm ấy vẫn gây ấn tượng mạnh với bạn bè bởi hoạt động nào cũng tham gia, dù trốn học đi chơi, nhưng điểm các môn chuyên ngành luôn ở top đầu.
Chân dung anh Phạm Minh Tuấn sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM. |
Tốt nghiệp ĐH loại trung bình khá
Xuất phát điểm là một chàng thủ khoa, nhưng anh Phạm Minh Tuấn chỉ tốt nghiệp với tấm bằng loại trung bình khá.
Lý giải nguyên nhân, anh chia sẻ: “Do trường có quy định sinh viên được phép trượt ba môn mà không cần thi lại. Vậy nên nhiều môn học rất chán, rớt tôi cũng không thi lại”.
Dù chỉ đạt tổng điểm trung bình 6,91 nhưng anh Tuấn vẫn là một trong 5 sinh viên có điểm số cao nhất khoa. Thời điểm đó, việc kiểm soát đầu ra của sinh viên Bách khoa rất gắt gao. Lớp của anh có 50 người nhưng chỉ có hơn 20 sinh viên được tốt nghiệp.
|
Bên cạnh đó, việc quyết định đi làm từ năm thứ 3 cũng là một trong những lý do khiến anh chỉ tốt nghiệp loại trung bình khá. Nhưng sau 20 năm, anh Tuấn không bao giờ cảm thấy hối hận với quyết định của mình.
“Thời điểm đó, dù là sinh viên công nghệ thông tin, nhưng tôi không thể sở hữu một chiếc máy tính ở nhà. Vì vậy việc đi làm thêm khiến tôi không chỉ tiếp xúc với thực tế mà còn là cơ hội để làm quen với máy móc hiện đại. Những kiến thức tôi học được từ quá trình đi làm thêm đến nay vẫn còn rất quý giá”, anh Tuấn nhớ lại.
Không coi trọng bằng cấp, điểm số, anh Tuấn cho rằng các bạn sinh viên nên đi làm thêm để trau dồi kinh nghiệm thực tế trước khi tốt nghiệp. |
Là sinh viên khóa đầu tiên của khoa Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa TP.HCM, sau khi tốt nghiệp, anh Tuấn gia nhập FPT từ năm 1996. Tại đây, khát khao được đi nước ngoài của anh đã trở thành hiện thực.
Phạm Minh Tuấn được biết đến là một trong những người đầu tiên tham gia công cuộc toàn cầu hóa, xuất khẩu phần mềm của tập đoàn. Đến nay, dù đã đi rất nhiều nước, nhưng anh vẫn không thể nào quên những ngày đầu tiên đặt chân đến Ấn Độ.
Ngày đó, Ấn Độ được mệnh danh là cường quốc về công nghệ thông tin nên chàng trai trẻ rất háo hức được đến đây vì nghĩ rằng sẽ phải tươi đẹp và hoành tráng. Nhưng khi đặt chân xuống sân bay, mọi thứ khiến anh Tuấn thất vọng tràn trề.
“Dù được ở trong khách sạn nhưng 21 ngày đầu tiên tôi không biết ăn được món gì. Ba tháng liên tiếp tôi phải sống bằng mỳ tôm. Bữa cơm đầu tiên tôi tự nấu sau khi thuê được nhà chỉ có bắp cải luộc chấm nước mắm trứng mà cảm giác ăn ngon hơn trong khách sạn 5 sao”, anh Tuấn nhớ lại.
Từ vị trí một lập trình viên, quản trị dự án, sau 18 năm, chàng thủ khoa ngày nào đã trở thành Tổng giám đốc FPT IS. Luôn quan niệm "làm hết mình, chơi hết sức", vì vậy anh chia sẻ: “Nếu chỉ muốn cuộc sống phẳng lặng thì khó làm việc mang tính chất cách mạng, đổi mới. Vì vậy, tôi khuyến khích các nhân vân thỉnh thoảng quậy một chút cho cuộc sống bớt nhàm chán”.
Không chỉ trở thành một CEO công nghệ danh tiếng, anh Phạm Minh Tuấn còn có một gia đình hạnh phúc với hai cậu con trai kháu khỉnh. Làm việc tại Hà Nội nhưng vợ con đang sống trong TP.HCM nên anh nói vui "như đi bộ đội, đầu tuần vào trại, cuối tuần mới được về nhà".
Nói về bí quyết thành công, vị CEO cho rằng con người có thể chia làm 4 nhóm với các đặc điểm thông minh, cần cù, lười, dốt. Trong đó, vừa dốt vừa lười thì không làm được việc, dốt nhưng cần cù thì làm thợ tốt, thông minh, cần cù suốt đời làm thuê dù là nhân viên cao cấp. Như vậy, theo anh thông minh nhưng lười thì sẽ làm lãnh đạo.
Anh lý giải: “Vì lười nên người thông minh sẽ nghĩ cách làm nhanh hơn, khác với lối mòn truyền thống và thuyết phục mọi người làm cho mình”. Tuy nhiên, anh Tuấn vẫn luôn khuyên các bạn trẻ cần có đam mê, chọn đúng con đường và phải làm hết sức mình.
Theo An Hoàng/ Zing
Bình luận