(VTC News) – Một doanh nghiệp bị thu hồi đất đang khiếu nại thì UBND tỉnh Hà Tĩnh lại giao đất cho một đơn vị khác khai thác sử dụng khiến doanh nghiệp này phải kiện ra tòa.
Ông Võ Trí Dũng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia (trụ sở tại Hà Nội) phản ánh, giữa năm 2006, công ty của ông được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép cho đầu tư thực hiện dự án “Dịch vụ 24h - Xây dựng Trạm dừng xe” tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh kể từ ngày 1/1/2007, với tổng vốn đầu tư hơn 138 tỷ đồng.
Năm 2007, công ty này được Ban quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng (nay là Khu Kinh tế Hà Tĩnh) cấp giấy chứng nhận đầu tư; Sở TN&MT Hà Tĩnh ký hợp đồng thuê đất với diện tích 126.535 m2 và năm 2008 được cấp giấy sử dụng đất.
Ngày 14/5/2007, sau khi được cấp đất, phía công ty Đa Quốc Gia tiến hành đầu tư xây dựng một số hạng mục của dự án như kè móng, san lấp mặt bằng....
Tuy nhiên sau đó, dự án phải chỉnh lại để phù hợp với quy hoạch mới của tỉnh Hà Tĩnh, dự án phải nâng tổng vốn đầu tư lên gần 650 tỷ đồng, với tên gọi là dự án “Dịch vụ 24h – Non Stop City”, sẽ đưa vào khai thác quý IV/2011.
Đang trong qua trình thực hiện dự án, ngày 20/4/2011, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng thu hồi giấy phép đầu tư với lý do công ty này chậm tiến độ.
“Chúng tôi đã triển khai dự án, tiến độ thực hiện dự thì chúng tôi còn 9 tháng nữa mà lại đi thu hồi là trái quy định” - ông Dũng thông tin.
Cũng theo ông Dũng, công ty của ông không vi phạm tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, bởi tiến độ dự án ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư là đến quý IV/2011, vậy mà ngày 27/4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp tập ban hành quyết định để thu hồi đất của dự án trước gần 3 quý.
Tiếp đó, ngày 11/11/2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xác định giá trị tài sản và các chi phí đầu tư vào đất của Công ty Đa Quốc Gia là 18,5 tỷ đồng.
Về số tiền này, lãnh đạo công ty này cho rằng quá ít so với những gì công ty đã bỏ ra. Công ty này đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh phải chi trả thêm số tiền hơn 45,3 tỷ đồng. Trong đó 10,1 tỷ tiền giá trị tài sản vô hình (khảo sát, thiết kế...) đã đầu tư vào dự án, 28,8 tỷ đồng chi phí “cơ hội đầu tư, bồi thường chậm chi trả tính theo lãi là trên 6,6 tỷ đồng.
“Sau gần 3 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất họ mới ban hành quyết định bồi thường cho chúng tôi với giá bèo bọt mà không cần thành lập hội đồng định giá theo quy định của luật. Hàng loạt quyết định thực hiện không đúng trình tự, thủ tục, theo quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp chúng tôi” - ông Dũng bức xúc.
Điều đáng nói hơn, trong khi phía Công ty Đa Quốc Gia đang khiếu nại quyết định thu hồi của chính quyền Hà Tĩnh thì UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao đất cho doanh nghiệp khác khai thác sử dụng.
Đến cuối năm 2014, Công ty Đa Quốc Gia đã khởi kiện các quyết định trái pháp luật của Khu Kinh thế Vũng Áng và UBND tỉnh Hà Tĩnh ra TAND tỉnh Hà Tĩnh và được thụ lý.
Ngày 16/4/2015, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tạm đình chỉ vụ án để đợi kết quả giải quyết của một số bên liên quan đến vụ khởi kiện này.
Liên quan đến vụ việc, ông Lê Văn Cường – Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ 1, Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi được giao soán xét lại các văn bản của vụ việc, Thanh tra tỉnh cũng thấy một số nội dung chưa “khớp nhau”, chưa đúng nên chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh mở cuộc đối thoại trong thoài gian tới. Chúng tôi cũng kiến nghị tỉnh yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế trả lời khiếu nại của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Ông Võ Trí Dũng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia (trụ sở tại Hà Nội) phản ánh, giữa năm 2006, công ty của ông được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép cho đầu tư thực hiện dự án “Dịch vụ 24h - Xây dựng Trạm dừng xe” tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh kể từ ngày 1/1/2007, với tổng vốn đầu tư hơn 138 tỷ đồng.
Đất thu hồi đang bị khiếu kiện, tỉnh đã giao cho doanh nghiệp khác khai thác |
Ngày 14/5/2007, sau khi được cấp đất, phía công ty Đa Quốc Gia tiến hành đầu tư xây dựng một số hạng mục của dự án như kè móng, san lấp mặt bằng....
Tuy nhiên sau đó, dự án phải chỉnh lại để phù hợp với quy hoạch mới của tỉnh Hà Tĩnh, dự án phải nâng tổng vốn đầu tư lên gần 650 tỷ đồng, với tên gọi là dự án “Dịch vụ 24h – Non Stop City”, sẽ đưa vào khai thác quý IV/2011.
Đang trong qua trình thực hiện dự án, ngày 20/4/2011, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng thu hồi giấy phép đầu tư với lý do công ty này chậm tiến độ.
“Chúng tôi đã triển khai dự án, tiến độ thực hiện dự thì chúng tôi còn 9 tháng nữa mà lại đi thu hồi là trái quy định” - ông Dũng thông tin.
Cũng theo ông Dũng, công ty của ông không vi phạm tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, bởi tiến độ dự án ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư là đến quý IV/2011, vậy mà ngày 27/4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp tập ban hành quyết định để thu hồi đất của dự án trước gần 3 quý.
Tiếp đó, ngày 11/11/2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xác định giá trị tài sản và các chi phí đầu tư vào đất của Công ty Đa Quốc Gia là 18,5 tỷ đồng.
Về số tiền này, lãnh đạo công ty này cho rằng quá ít so với những gì công ty đã bỏ ra. Công ty này đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh phải chi trả thêm số tiền hơn 45,3 tỷ đồng. Trong đó 10,1 tỷ tiền giá trị tài sản vô hình (khảo sát, thiết kế...) đã đầu tư vào dự án, 28,8 tỷ đồng chi phí “cơ hội đầu tư, bồi thường chậm chi trả tính theo lãi là trên 6,6 tỷ đồng.
“Sau gần 3 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất họ mới ban hành quyết định bồi thường cho chúng tôi với giá bèo bọt mà không cần thành lập hội đồng định giá theo quy định của luật. Hàng loạt quyết định thực hiện không đúng trình tự, thủ tục, theo quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp chúng tôi” - ông Dũng bức xúc.
Điều đáng nói hơn, trong khi phía Công ty Đa Quốc Gia đang khiếu nại quyết định thu hồi của chính quyền Hà Tĩnh thì UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao đất cho doanh nghiệp khác khai thác sử dụng.
Đến cuối năm 2014, Công ty Đa Quốc Gia đã khởi kiện các quyết định trái pháp luật của Khu Kinh thế Vũng Áng và UBND tỉnh Hà Tĩnh ra TAND tỉnh Hà Tĩnh và được thụ lý.
Ngày 16/4/2015, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tạm đình chỉ vụ án để đợi kết quả giải quyết của một số bên liên quan đến vụ khởi kiện này.
Liên quan đến vụ việc, ông Lê Văn Cường – Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ 1, Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi được giao soán xét lại các văn bản của vụ việc, Thanh tra tỉnh cũng thấy một số nội dung chưa “khớp nhau”, chưa đúng nên chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh mở cuộc đối thoại trong thoài gian tới. Chúng tôi cũng kiến nghị tỉnh yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế trả lời khiếu nại của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Video: Nắng nóng khiến mặt đường chảy nhựa ở Hà Tĩnh
Nguyễn Thắng
Bình luận