Điều đáng nói là, những loại mỹ phẩm bị cấm này, vẫn đang xuất hiện tràn lan trên thị trường...
Theo tin tức PV nhận được, từ 1/7, Cục Quản lý Dược sẽ hạn chế cho phép lưu hành một số chất phổ biến có trong các loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, son môi...
Thế nhưng, thực tế thị trường vẫn tràn lan nhiều loại mỹ phẩm chứa chất cấm, mỹ phẩm “dỏm” - giả và nhái. Mỹ phẩm giả không chỉ xuất hiện tràn lan tại các khu chợ, cửa hiệu mà ngay cả các diễn đàn, các trang web mua bán trên mạng cũng có không ít hàng giả và người bán hàng giả. Có rất nhiều cách để nhập mỹ phẩm giả về bán trên mạng, nhưng dễ dàng và thuận tiện nhất là cứ ra chợ Đồng Xuân mua, vì ở đó có đủ loại, đủ hãng mà giá thì cực kỳ rẻ.Người tiêu dùng không hay biết
Theo báo Dân sinh, ngày 25/5, PV có cuộc khảo sát nhanh tại một số cửa hàng mỹ phẩm ở Ngã Tư Sở, Tây Sơn, Hàng Đường... và nhận thấy tất cả những cửa hàng này điều đang bày bán những loại mỹ phẩm có chứa Paraben (chất bảo quản, nhũ hóa) hoặc hỗn hợp MCT + MIT.
Ông Nguyễn Tất Đạt (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược), hiện thị trường có hơn 100.000 mỹ phẩm các loại công bố tiêu chuẩn sản phẩm ở Việt Nam, nhưng chưa biết được bao nhiêu sản phẩm có chứa Paraben, MCT + MIT; trong đó chủ yếu là có trong các sản phẩm dầu gội, nước rửa tay, sữa rửa mặt, sữa tắm...
“Theo lộ trình, ngoài việc hạn chế lưu hành sản phẩm có chất MCT + MIT từ 1/7/2015 và ngừng hẳn từ 30/4/2016, các sản phẩm chứa Paraben cũng chỉ được phép lưu hành đến ngày 31/7/2015”, ông Đạt cho biết.
Năm 2014, Cục Quản lý Dược đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn EBC Việt Nam 105 triệu đồng vì đã sản xuất, kinh doanh 17 loại mỹ phẩm không thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn EBC Việt Nam có địa chỉ tại số 262/5 Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Các sản phẩm bị thu hồi bao gồm: Kem dưỡng da toàn thân trang điểm (Body Lotion Makup); kem chống nắng trang điểm (Sun Block MakeUp); kem ngăn ngừa thâm, nhăn quầng mắt (Eyes Care); kem làm dịu da (Nature Skin)…
Thực tế, nhiều trang web mua bán trên mạng của Việt Nam chỉ là trang rao vặt chứ chưa phải là mua bán online theo đúng nghĩa. Người mua và người bán không có gì ràng buộc và kiểm soát, dẫn đến những rủi ro cao cho người mua. Dù vậy, sự hấp dẫn từ mác “hàng hiệu”, đặc biệt chênh lệch quá lớn về giá cả khiến hàng xách tay trở nên hấp dẫn và sức tiêu thụ không giảm.
Sản phẩm có thể mang bao bì chính hãng nhưng bên trong là hỗn hợp pha trộn những nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm quá hạn sử dụng. Hoặc họ nhập hàng thật, hàng chính hãng về, sau đó mở sản phẩm ra, đánh tráo vào một nửa hàng kém chất lượng rồi lại đóng gói bao bì lại như mới.
Khách hàng dùng hết lớp kem thật sẽ tới lớp kem giả, và nếu có điều gì xảy ra thì không thể trách người bán hàng giả được, sẽ chỉ biết đổ lỗi cho cơ địa của mình vào thời điểm đó không tốt nên bị dị ứng thôi, bởi trước giờ dùng đâu có gì xảy ra.
Hoặc sau khi mua hàng rồi mới phát hiện ra là hàng pha trộn, có tìm người bán để bắt đền, lấy lại tiền cũng rất khó. Bởi, người mua chỉ giao dịch thông qua chuyển khoản và bưu điện với những thông tin không biết thật hay giả như nickname, tên, số điện thoại... Số tài khoản và tên chủ tài khoản là có thật, nhưng cũng có thể chỉ là “đồ mượn”.
Bình luận