• Zalo

Thông tin chi tiết về hai giống ngô lai lá đứng năng suất cao mới của Việt Nam

Sản phẩmThứ Năm, 29/06/2017 17:26:00 +07:00Google News

Hai giống ngô lai lá đứng năng suất cao có thể trồng ở mật độ dày hợp với điều kiện thổ nhưỡng của nhiều vùng nông thôn nước ta đã được các nhà khoa học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam công bố.

 Thực tế hiện nay, việc sản xuất ngô của Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu cho tiêu dùng và chế biến thức ăn gia súc. Vì thế hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn ngô hạt để phục vụ nhu cầu trong nước.

Theo thống kê trong 11 tháng đầu năm 2016 đã nhập 7,64 triệu tấn ngô hạt với giá trị 1,51 tỷ USD. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến nước ta vẫn thiếu ngô nguyên liệu và phải nhập một lượng lớn ngô hạt là do giống ngô chưa đáp ứng có năng suất thập và còn phụ thuộc quá lớn vào các công ty nước ngoài như Sygenta, Mosanto. Chính vì thể các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu ngô đã tiến hành nghiên cứu chọn ra các giống ngô ngắn ngày, lá đứng để trồng mật độ cao, có năng suất cao hơn trên đơn vị diện tích so với các giống hiện có để cung cấp cho người nông dân.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu ngô của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển thành công hai giống ngô lai lá đứng có thể trồng ở mật độ dày cho năng suất cao.

Đầu tiên là giống ngô lai lá đứng VNUA36. VNUA36 là giống ngô lai đơn do phòng Nghiên cứu Cây trồng cạn – Viện Nghiên cứu & Phát triển Cây trồng tạo ra năm 2015.

vnu16

Giống ngô lai lá đứng VNUA36 khi trồng thử nghiệm.

Giống ngô này là tổ hợp là con lai đơn giữa dòng bố B6 và dòng mẹ B3. Dòng mẹ (B3) được chọn lọc cá thể phân ly từ quần thể lai ba dòng (GT17.145111xMo17)xBA2412.111. Dòng Mo17 và BA2412.111 là hai dòng ngô tẻ nguồn gốc Mỹ, đã được duy trì và chọn lọc ở Việt Nam từ 2012; GT17.145.111.6 là dòng ngô tẻ được rút ra từ quần thể thu phấn tự do giống ngô Khẩu Lương của Việt Nam.

Dòng bố (B6) được chọn lọc cá thể phân ly từ quần thể giống ngô lai số175 có nguồn gốc Trung Quốc.

Qua quá trình tạo dòng và lai tạo tổ hợp lai VNUA36 thực hiện từ vụ Xuân 2012 đến hết vụ Thu Đông 2014 tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng.

Kết quả đánh giá thử nghiệm cho thấy đây là giống ngô có triển vọng, khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, độ đồng đều cao, thời gian sinh trưởng trong vụ Thu Đông là 92-95 ngày; vụ Xuân là 105-107 ngày. Chiều cao cây từ 220-230cm, chiều cao đóng bắp từ 105-115cm. Giống có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt, bộ lá gọn nên có thể trồng mật độ cao (8,3 vạn/ha), độ tàn lá muộn, năng suất đạt từ 8,3-8,5 tấn/ha

Giống ngô lai lá đứng thứ 2 có tên VNUA17. VNUA17 là giống ngô lai đơn do phòng Nghiên cứu Cây trồng cạn – Viện Nghiên cứu & Phát triển Cây trồng tạo ra năm 2016.

vnu17

Giống ngô lai lá đứng VNUA17 trồng thử nghiệm sau khi lai tạo thành công.

Tổ hợp là con lai đơn giữa dòng mẹ B3 và dòng bố D9. Dòng mẹ (B3) được chọn lọc cá thể phân ly từ quần thể lai ba dòng (GT17.145111xMo17) x BA2412.111. Dòng Mo17 và BA2412.111 là hai dòng ngô tẻ nguồn gốc Mỹ, đã được duy trì và chọn lọc ở Việt Nam từ 2012; GT17.145.111.6 là dòng ngô tẻ được rút ra từ quần thể thu phấn tự do giống ngô Khẩu Lương của Việt Nam.

Dòng bố (D9) được chọn lọc cá thể phân ly từ quần thể giống ngô lai số 901 có nguồn gốc Trung Quốc. Quá trình tạo dòng và lai tạo tổ hợp lai VNUA17 được thực hiện từ vụ Xuân 2012 đến hết vụ Thu Đông 2016 tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng.

vnu171 3

Cận cảnh bắp ngô VNUA17.

Qua đánh giá thử nghiệm cho thấy đây là tổ hợp có triển vọng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín sinh lý trong vụ Xuân là 108-110 ngày. Chiều cao cây Giống có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt, bộ lá gọn nên có thể trồng mật độ cao (8,3 vạn/ha, năng suất tiềm năng có thể đạt từ 8,5-9,0 tấn/ha

Thu Huyền
Bình luận
vtcnews.vn