(VTC News) - Trong bối cảnh nền kinh tế Tây Ban Nha ngày càng suy thoái trầm trọng, nhiều cầu thủ của La Liga đã rời bỏ quê hương sang Hồng Kông tính kế sinh nhai.
Sau 150 năm làm thuộc địa của Anh – quê mẹ của môn thể thao vua, bóng đá Hồng Kông hiện chỉ xếp hạng thứ 159 thế giới (theo số liệu tháng 9/2012 của FIFA), thấp hơn Việt Nam đến 13 bậc, lại càng không thể so sánh với các cường quốc bóng đá châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản và Australia.
Đổi lại, Hồng Kông lại có những chiến lược “nhập khẩu” cầu thủ và thi đấu dài hạn từ siêu cường thể thao Tây Ban Nha, đất nước đang chìm trong bóng đêm của khủng hoảng nợ.
Lo ngại về tình hình kinh tế trong nước, cựu cầu thủ La Liga Lander Panera đã lựa chọn “con rồng châu Á” làm bến đỗ đầy hứa hẹn cho mình: “Tôi quyết định sang Hồng Kông là bởi tôi không có nhiều cơ hội trên đất nước mình”. Cầu thủ 30 tuổi này vừa mới gia nhập một câu lạc bộ địa phương Southern District, nơi anh được thi đấu cùng với những người bạn đồng hương như Diego Gomez Heredia và Diego Folgar Toimil.
Chưa hết, Ken Ng, lãnh đạo của đội bóng hàng đầu đặc khu này Hong Kong Kitchee cũng từng hợp tác với rất nhiều các cầu thủ Tây Ban Nha từ nhiều năm qua trong việc phát triển tài năng cho “gà nhà”.
Gần đây, quỹ từ thiện Hong Kong Jockey Club đã tài trợ 5,7 triệu USD cho Kitchee triển khai dự án trung tâm đào tạo tài năng bóng đá trẻ. Với dự án này, ông Ng hi vọng: “Trong vòng 6, 8, thậm chí 10 năm nữa, chúng tôi sẽ đào tạo ra một thế hệ cầu thủ trẻ đủ lực đủ tài và đưa Hồng Kông trở thành một trong những đội mạnh nhất châu Á”.
Để hiện thực hóa tham vọng đó, ông Ng đã cất công mời hai thành viên kì cựu bóng đá của Tây Ban Nha sang Viễn Đông để giúp sức: Josep Gombau, cựu HLV đội trẻ Barcelona và hiện là HLV trưởng của Kitchee, và cựu cầu thủ La Liga Roberto “Chino” Losada.
Dự án này cũng không nằm ngoài mục tiêu mở mang tầm mắt cho các cầu thủ trẻ Hồng Kông, không những qua việc luyện tập trực tiếp với các HLV nước ngoài mà còn qua những chuyến tập huấn tại châu Âu. “Mỗi năm chúng tôi sẽ đưa các học viên của mình sang Tây Ban Nha một lần”, ông Ng khẳng định.
Tất cả điều đó giải thích tại sao một cầu thủ đến từ một quốc gia siêu cường thể thao như Panera muốn tính kế bám trụ lâu dài tại Hồng Kông: “Nếu mọi thứ ở đất nước tôi và ở châu Âu không được cải thiện, chẳng có vấn đề gì ngăn cản tôi ở lại nơi đây”.
Sau 150 năm làm thuộc địa của Anh – quê mẹ của môn thể thao vua, bóng đá Hồng Kông hiện chỉ xếp hạng thứ 159 thế giới (theo số liệu tháng 9/2012 của FIFA), thấp hơn Việt Nam đến 13 bậc, lại càng không thể so sánh với các cường quốc bóng đá châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản và Australia.
Đổi lại, Hồng Kông lại có những chiến lược “nhập khẩu” cầu thủ và thi đấu dài hạn từ siêu cường thể thao Tây Ban Nha, đất nước đang chìm trong bóng đêm của khủng hoảng nợ.
Lander Panera, Diego Folgar Toimil và Diego Gómez Heredia - bộ ba cầu thủ TBN tại Hồng Kông. |
Lo ngại về tình hình kinh tế trong nước, cựu cầu thủ La Liga Lander Panera đã lựa chọn “con rồng châu Á” làm bến đỗ đầy hứa hẹn cho mình: “Tôi quyết định sang Hồng Kông là bởi tôi không có nhiều cơ hội trên đất nước mình”. Cầu thủ 30 tuổi này vừa mới gia nhập một câu lạc bộ địa phương Southern District, nơi anh được thi đấu cùng với những người bạn đồng hương như Diego Gomez Heredia và Diego Folgar Toimil.
Chưa hết, Ken Ng, lãnh đạo của đội bóng hàng đầu đặc khu này Hong Kong Kitchee cũng từng hợp tác với rất nhiều các cầu thủ Tây Ban Nha từ nhiều năm qua trong việc phát triển tài năng cho “gà nhà”.
Gần đây, quỹ từ thiện Hong Kong Jockey Club đã tài trợ 5,7 triệu USD cho Kitchee triển khai dự án trung tâm đào tạo tài năng bóng đá trẻ. Với dự án này, ông Ng hi vọng: “Trong vòng 6, 8, thậm chí 10 năm nữa, chúng tôi sẽ đào tạo ra một thế hệ cầu thủ trẻ đủ lực đủ tài và đưa Hồng Kông trở thành một trong những đội mạnh nhất châu Á”.
Để hiện thực hóa tham vọng đó, ông Ng đã cất công mời hai thành viên kì cựu bóng đá của Tây Ban Nha sang Viễn Đông để giúp sức: Josep Gombau, cựu HLV đội trẻ Barcelona và hiện là HLV trưởng của Kitchee, và cựu cầu thủ La Liga Roberto “Chino” Losada.
Dự án này cũng không nằm ngoài mục tiêu mở mang tầm mắt cho các cầu thủ trẻ Hồng Kông, không những qua việc luyện tập trực tiếp với các HLV nước ngoài mà còn qua những chuyến tập huấn tại châu Âu. “Mỗi năm chúng tôi sẽ đưa các học viên của mình sang Tây Ban Nha một lần”, ông Ng khẳng định.
Tất cả điều đó giải thích tại sao một cầu thủ đến từ một quốc gia siêu cường thể thao như Panera muốn tính kế bám trụ lâu dài tại Hồng Kông: “Nếu mọi thứ ở đất nước tôi và ở châu Âu không được cải thiện, chẳng có vấn đề gì ngăn cản tôi ở lại nơi đây”.
Cát Đằng
Bình luận