Sự thiếu văn hóa giao thông đã đến mức trở thành văn hóa đi đường của nhiều người Việt. Bây giờ đi đường điều bất bình thường trở thành điều bình thường và ngược lại, điều bình thường trở thành bất bình thường.
Nếu không có người đưa qua đường, các em học sinh có thể gặp nguy hiểm. |
Tôi tự hỏi, nếu trên đường phố ở Hà Nội cũng có người dừng xe lại để giúp một người sang đường, chắc chắn anh ta sẽ bị ăn chửi bằng những lời lẽ tục tĩu nhất của những người điều khiển xe phía sau, thậm chí có thể bị ăn đòn.
Tôi có việc đi qua đường Lò Đúc (Hà Nội) đúng vào ngày khai giảng năm học mới. Cô giáo dẫn một đoàn học sinh lớp 1 hay lớp 2 gì đó băng qua đường ở vạch dành cho người đi bộ. Những gương mặt thơ ngây, rạng ngời, tay các em cầm lá cờ nhỏ vẫy vẫy.
|
Tôi tự hỏi, những người đang ra sức bấm còi kia có chút văn hóa, có lòng yêu thương con trẻ bao giờ?
Lần nọ, tôi gặp một đám tang trên đường Giải Phóng. Chiếc xe tang chở linh cữu chầm chậm đi ra khỏi ngõ. Xe cộ đứng lại nhường đường. Bỗng dưng những tiếng còi cất lên inh ỏi. Đó là chiếc xe máy do người trung niên điều khiển.
Tôi tự hỏi, người đang bóp còi đòi vượt chiếc xe tang chở linh cữu người chết kia liệu có còn chút lương tri con người?
Xin nói thêm, bao nhiêu năm đi trên đường Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy chiếc xe hơi nào dừng nhường đường cho người đi bộ sang đường, người lái xe tươi cười vẫy tay mời đi qua.
Ngược lại, chỉ thấy sự chen chúc, tranh giành nhau bằng mọi giá vượt lên trước, bất chấp hậu quả, thậm chí là hậu quả khủng khiếp nhất. Khái niệm văn hóa giao thông không hề xuất hiện.
Bức ảnh này nói lên tất cả |
Một tấm biển giao thông ấn tượng với dòng chữ: "Người có văn hóa giao thông, không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông", phía trên là tấm biển cấm quay đầu, được gắn tại khu vực ngã ba Yên Phụ - đường Thanh Niên (Tây Hồ, Hà Nội).
Theo quy định, phương tiện đi từ đường Thanh Niên muốn lưu thông về hướng Nghi Tàm phải đi đến điểm quay đầu được quy định trên đường Yên Phụ, sau đó mới tiếp tục đi về hướng Nghi Tàm - Âu Cơ.
Nhưng rất nhiều người dân muốn rút ngắn quãng đường của mình, đã vòng vào đường cấm để lưu thông về hướng Nghi Tàm mặc cho biển cấm hiển hiện trước mặt. Họ tự nhận là vô văn hóa giao thông mà không chút xấu hổ.
Họ sẵn sàng bất chấp sự nguy hiểm tính mạng cho mình, nguy hiểm tính mạng cho người khác chỉ để nhanh thêm vài chục giây. Nhưng cũng chính những con người ấy sẵn sàng dừng lại nhiều chục phút để “xem” một vụ tai nạn hay ẩu đả trên đường mà không sợ muộn.
Bạn đọc có suy nghĩ gì về ý kiến của tác giả? Cùng trao đổi nhằm tìm ra tiếng nói chung, góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của người Việt bằng cách gửi thông tin vào ô thảo luận dưới bài viết.
Việt Tiến
Bình luận