• Zalo

Thiên thạch tấn công Trái đất đáng sợ thế nào?

Kinh tếThứ Tư, 23/09/2015 07:07:00 +07:00Google News

Thiên thạch tấn công Trái đất đáng sợ thế nào là câu hỏi nhiều ngời đặt ra khi thời gian 28/9 sắp đến gần, liệu Thiên thạch tấn công Trái đất có hủy diệt

Trên thế giới từng ghi nhận những lần thiên thạch tấn công Trái đất gây ra sức công phá rất lớn, phát nổ gây kinh hoàng.

Quả cầu lửa lướt qua bầu trời Thái Lan vừa qua là một thiên thạch có trọng lượng tới 66 tấn. Theo các chuyên gia, những thiên thạch có kích thước được coi nhỏ có thể rơi bất cứ đâu mà không dự báo được, nên Việt Nam cũng không là ngoại lệ “đón nhận” thiên thạch rơi. Trên thế giới từng ghi nhận những lần thiên thạch tấn công Trái đất gây ra sức công phá rất lớn, phát nổ gây kinh hoàng
Thiên thạch lớn nhất trong năm
Theo các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan (Narit) cho biết hôm 7/9, tại Thái Lan xuất hiện thiên thạch rơi xuống với vận tốc 75.600km/h, sáng rực rỡ khi cách mặt đất khoảng 29,3km. Đây là thiên thạch lớn nhất rơi xuống khí quyển Trái Đất trong năm nay, với đường kính khoảng 4m. Thời điểm thiên thạch rơi xuống khoảng 8h45 (giờ địa phương) và nó bốc cháy trong bầu khí quyển giống như một quả cầu lửa màu xanh và vàng cam. Người dân ở nhiều nơi như Bangkok, Sisawat (cách Bangkok 200km) đều có thể nhìn thấy quả cầu lửa.
Theo ông Nguyễn Đức Phường, chuyên gia về thiên văn vũ trụ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, dù được coi là thiên thạch lớn nhất trong năm nhưng đây vẫn là loại thiên thạch nhỏ. Tiếng nổ từ thiên thạch này có thể lớn nhưng sức công phá của nó cũng không đáng ngại. Vận tốc trung bình của một thiên thạch khi rơi xuống Trái Đất khoảng 30 - 50km/giây. Với vận tốc này, đa phần những thiên thạch nhỏ như vậy sẽ tự bốc cháy và nổ tung trong không gian trước khi rơi xuống mặt đất, tạo ra hình ảnh giống như quả cầu lửa mà chúng ta vẫn quan sát được và có thể kèm theo tiếng nổ hoặc sóng xung kích.
“Việc dự báo thiên thạch nhỏ rơi là việc nằm ngoài khả năng của các nhà khoa học. Nên cũng không thể biết thiên thạch rơi lúc nào và rơi ở đâu, Thái Lan hay Việt Nam. Năm ngoái ở Nga có một vụ nổ thiên thạch rất lớn với những thiệt hại đáng kể, nhưng các nhà khoa học không dự báo trước được. Bản thân các nhà khoa học thì không thể khẳng định khi nào thì thiên thạch sẽ xuất hiện ở Việt Nam hay các nước trong khu vực”, ông Nguyễn Đức Phường cho biết. 
Thiên thạch rơi

Tác hại của thiên thạch tương đương bom nguyên tử
Ở Việt Nam, mấy tháng trước vùng Hà Tĩnh cũng xuất hiện một quả cầu lửa được cho là một thiên thạch nhỏ, người dân có thể quan sát được dưới dạng một sao băng sáng chói tuy nhiên không gây thiệt hại gì
.
Ông Nguyễn Đức Phường cho hay, trên thế giới đã từng ghi nhận có nhữngthiên thạch tấn công trái đất có sức công phá rất lớn, có thể thiêu rụi cả một khu rừng như sự kiện Tunguska ở Nga xảy ra ngày 30/6/1908. Với những khối thiên thạch có đường kính vài mét nổ trên không cách vài chục kilômét có thể tạo ra sóng xung kích mạnh gây đổ cây cối, các công trình xây dựng không kiên cố hoặc vỡ kính của các tòa nhà. Thậm chí những mảnh thiên thạch nhỏ là tàn dư của vụ nổ tiếp tục bắn xuống mặt đất.
Con người có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các mảnh kính vỡ, tường đổ hoặc bị thương bởi các mảnh thiên thạch nhỏ đó. Trung bình, một thiên thạch có đường kính gần chục mét nổ tung có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima năm 1945. Nếu là những thiên thạch lớn đến vài trăm mét thì thậm chí sức công phá của nó có thể san phẳng cả một thành phố.
“Về nguyên tắc, thiên thạch có thể rơi bất cứ đâu trên Trái Đất. Với những thiên thạch nhỏ, không tạo ra các thảm họa như san phẳng cả thành phố, thì hệ thống kính thiên văn thế giới không thể quan sát được. Tuy nhiên, tác hại của những thiên thạch này là không đáng kể. Việc quan sát các thiên thạch rơi cũng không có hại gì giống như chúng ta chiêm ngưỡng một sao băng lớn tuyệt đẹp. 
Ở Việt Nam hiện không có mạng lưới kính thiên văn quan sát thiên thạch. Nếu tồn tại khả năng một thiên thạch lớn sắp rơi xuống môt vị trí nào đó của nước ta, hệ thống mạng lưới kính thiên văn thế giới sẽ phát hiện và công bố cảnh báo”, ông Nguyễn Đức Phường cho biết thêm.
  “Mạng lưới kính thiên văn thế giới không thể bao quát được hết toàn bộ không gian bên ngoài Trái Đất, vì thế không thể quan sát hay dự báo được những thiên thạch rơi có đường kính cỡ vài mét. Trong lịch sử cũng đã ghi nhận những vụ thiên thạch rơi ở Việt Nam, trong số đó chưa có vụ nào lớn”.

Ông Nguyễn Đức Phường


Nguồn: Kiến Thức
Bình luận
vtcnews.vn