• Zalo

Thiên thạch nổ ở Nga: Nhà khoa học Việt Nam nói gì?

Thời sựThứ Hai, 18/02/2013 06:14:00 +07:00Google News

(VTC News) – Nhà khoa học thiên văn Việt Nam nói về vụ nổ thiên thạch gây chấn động ở vùng Ural (Nga) ngày 15/2 vừa qua.

(VTC News) – Nhà khoa học thiên văn Việt Nam nói về vụ nổ thiên thạch gây chấn động ở vùng Ural (Nga) ngày 15/2 vừa qua.

Liên quan tới vụ thiên thạch rơi xuống nước Nga hôm 15/2 vừa qua khiến hàng nghìn người bị thương, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam.

Quỹ đạo của thiên thạch đó đã được dự đoán trước chưa thưa ông?

Đây là một thiên thạch hoàn toàn chưa được dự đoán trước. Một thiên thạch có khối lượng hàng chục tấn như vậy lao vào bầu khí quyển, đi qua không phận của Kazakhstan rồi lao xuống miền Trung nước Nga là hiện tượng hiếm trong thời đại này.

Trong hàng trăm năm nay, từ thế kỉ 19 – 20, đã có nhiều vụ nổ như vậy, nhưng phần lớn nó rơi ở sa mạc hay đại dương nên chúng ta rất khó quan sát.

Hiện tượng ngày 15/2 vừa qua là hiện tượng hiếm của thời đại này. Thiên thạch có khối lượng lớn hàng chục tấn đó đã lao vào khu đông dân cư với vận tốc 30km/s – sức công phá gấp 20 lần sức công phá của bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống Nhật Bản.

Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti. 

Hiện tượng trên có đáng lo ngại? Và nó có thuộc một trong số những kịch bản về ngày tận thế không?


Hiện tượng trên hoàn toàn không đáng lo ngại vì phần lớn các thiên thạch có khối lượng hàng chục tấn như thế sẽ nổ tung trên bầu khí quyển trước khi lao xuống bề mặt Trái đất.

Thiên thạch hôm 15/2 vừa qua là một hiện tượng hiếm, tuy nhiên, nó cũng đã nổ tung trên bầu khí quyển tạo ra hàng nghìn mảnh thiên thạch nhỏ. Những người bị thương hầu hết chịu tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp từ thiên thạch này.

 

Hiện tượng lạ trên cũng không nằm trong các kịch bản về ngày tận thế bởi vì đó chỉ là một trong những tai họa thiên nhiên mà thôi. Bình thường nó vẫn xảy ra, nhưng sức tàn phá, khả năng hủy diệt của nó là không có.

Ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam
 
Khi nó nổ như vậy sẽ tạo ra sóng xung kích. Loại sóng này thường làm vỡ cửa kính, khiến những công trình xây dựng yếu bị đổ nát. Người dân bị thương là do những vật thể từ cửa kính vỡ bắn vào gây thương tích chứ không phải tác động trực tiếp từ thiên thạch đâm vào.


Hiện tượng lạ trên cũng không nằm trong các kịch bản về ngày tận thế bởi vì đó chỉ là một trong những tai họa thiên nhiên mà thôi. Bình thường nó vẫn xảy ra, nhưng sức tàn phá, khả năng hủy diệt của nó là không có.

Theo báo cáo, hàng nghìn người đã bị thương khi các mảnh vỡ của thiên thạch rơi xuống nước Nga. Theo ông, sức khỏe, tính mạng của họ có bị đe dọa không?

Những thiên thạch như thế chủ yếu cấu tạo từ sắt và Niken. Khoảng 75% là sắt, chỉ khoảng 25% là Niken thôi. Chúng như những hòn đá nên sẽ không gây ra tàn dư, hậu quả nào sau vụ va chạm này.

Sức khỏe của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi thiên thạch không mang bất cứ mối nguy cơ tiềm ẩn nào như phóng xạ… Những nạn nhân trong vụ va chạm vừa qua chỉ bị thương nhẹ do va chạm. Sau thời gian điều trị, họ sẽ trở lại bình thường.

Người dân đang rất hoang mang về khả năng dự báo quỹ đạo của các thiên thạch tương tự đang “bủa vây” quanh Trái đất từ các nhà khoa học. Theo thống kê, trong thời gian tới, chúng ta còn phải đón bao nhiêu “vị khách không mời mà tới” như vậy nữa?

Người dân không nên hoang mang. Như tôi đã nói, những thiên thạch có khối lượng lớn như vậy sẽ nổ tung trên bầu trời chứ không lao thẳng vào Trái đất được.
Một mảnh vỡ thiên thạch tạo ra hố với đường kính 6m trên mặt hồ băng - Ảnh: RT  

Còn những thiên thạch lớn hơn, các nhà khoa học chắc chắn sẽ dự đoán, quan sát được. Chẳng hạn, trong năm 2012 vừa qua, chúng ta đã quan sát được thiên thạch có đường kính 45 mét – rộng bằng sân bóng đá.


Những thiên thạch có kích thước lớn hơn, các nhà khoa học đã phát hiện ra và sẽ theo dõi cẩn thận.

Thiên thạch bị rơi xuống vùng miền Trung nước Nga vừa qua lớn với chúng ta, nhưng với các nhà khoa học nó tương đối nhỏ. Về mặt thảm họa diện rộng, nó không gây ra bất cứ mối nguy hại lớn nào cả.

Dư luận đang thổi phồng mọi chuyện lên do chúng ta vừa trải qua năm có nhiều lời đồn đại về ngày tận thế chứ thực ra tác động của nó chưa đáng kể.

Theo thống kê, hiện tại có bao nhiêu thiên thạch có khối lượng, đường kính tương tự hoặc lớn hơn thiên thạch vừa rơi xuống nước Nga?

Hiện tại, các nhà khoa học chưa thống kê được có bao nhiêu thiên thạch như vậy bởi chỉ khi chúng đến gần Trái đất ở một khoảng cách nào đó thì chúng ta mới quan sát được.

Nếu ở ngoài quỹ đạo mặt trăng, chúng ta chưa quan sát được. Hiện tại có khoảng vài chục tới gần 100 thiên thể có đường kính vài chục mét đang di chuyển trong không gian gần Trái đất.

 

Hiện tại có khoảng vài chục tới gần 100 thiên thể có đường kính vài chục mét đang di chuyển trong không gian gần Trái đất.

Ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam
 
Nhưng tất cả những thiên thạch này hoàn toàn không gây ra bất cứ mối nguy hại nào bởi chúng ta có thể theo dõi, quan sát, tính toán được đường đi nước bước của nó và có phương án dự phòng.


Đặt giả thiết xấu nhất, thiên thạch đó lao thẳng vào Trái đất. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu Trái đất không có bầu khí quyển thì chúng sẽ lao thẳng xuống bề mặt và gây ra sự tàn phá lớn. Chẳng hạn như thiên thạch vừa qua có thể sẽ hủy diệt một thành phố nhỏ.

Rất may, chúng ta có bầu khí quyển che chở nên khi thiên thạch có vận tốc hàng chục km/s trên lao vào sẽ nén không khí, làm nhiệt độ tăng lên cả nghìn độ khiến chúng bị nổ tung trên bầu trời, tạo ra những mảnh thiên thạch nhỏ.

Chúng ta biết rằng thiên thạch có thể lao xuống bất cứ nơi nào trên Trái đất, chứ không riêng vùng nào. Nhưng xác suất xảy ra những vụ như ở miền Trung nước Nga là cực kì thấp. Hàng trăm năm mới có một trường hợp như thế nên chúng ta cứ yên tâm.

Xin cảm ơn ông!
Trận mưa thiên thạch vào sáng 15/2 tại Nga đã làm vỡ nhiều cửa kính, gây hư hại cho các tòa nhà và làm 1.200 người bị thương.

Truyền thông Cuba đưa tin nước này dường như đã trải qua một sự kiện tương tự như trận mưa thiên thạch trên bầu trời nước Nga, khi những người dân hoảng hốt theo dõi một luồng ánh sáng mạnh trên bầu trời kèm theo một tiếng nổ lớn làm rung chuyển các cửa sổ và tường nhà. Nhiều cư dân tại thành phố Rodas ở miền Trung, gần tỉnh Cienfuegos, nói rằng vụ nổ gây "kinh thiên động địa."Nhà chức trách Cuba hiện đang tìm kiếm các mảnh thiên thạch có thể đã rơi xuống Trái Đất.

Trong khi đó, một nghị sĩ Mỹ bình luận rằng chính phủ Mỹ đầu tư rất nhiều tiền vào chương trình theo dõi các vật thể gần trái đất, song các thiết bị của họ vẫn không thể phát hiện thiên thạch rơi xuống nước Nga hôm 15/2.

Trên một trang web đấu giá của Nga, một người đã đăng ảnh chụp mảnh thiên thạch màu đen kèm theo giá bán tương đương 49 USD.






Minh Quân


Bình luận
vtcnews.vn