• Zalo

Thể thao VN: Chỉ tiêu huy chương Asiad thực tế đến đâu?

Thể thaoThứ Sáu, 09/11/2012 04:13:00 +07:00Google News

Ngoài mảng chuẩn bị, tổ chức, trong vai chủ nhà, TTVN còn phải đối mặt với một bài toán cực khó, thậm chí khó nhất chính là phải giành thành tích cao xứng tầm.

Ngoài mảng chuẩn bị, tổ chức, trong vai chủ nhà, TTVN còn phải đối mặt với một bài toán cực khó, thậm chí khó nhất chính là phải giành thành tích cao xứng tầm.

>>> Chuyên đề: Việt Nam giành quyền đăng cai ASIAD 2019: Mừng hay lo?

Theo đề án đăng cai, ở kỳ Á vận hội lần thứ 18, VN sẽ quyết tâm đoạt từ 10 – 16 HCV, đứng thứ hạng từ 6- 10 toàn đoàn.


Ngành thể thao đã xác lập mục tiêu kể trên dựa trên cơ sở về một sự chuẩn bị lực lượng kỹ lưỡng, với sự ưu tiên đặc biệt về đầu tư đào tạo, cũng như những lợi thế nhất định của chương trình thi đấu, quyết tâm và tinh thần thi đấu của VĐV, sự cổ vũ từ khán giả nhà.

HCV quý giá của Lê Bích Phương

Chỉ có điều, ngay cả các nhà chuyên môn cũng cảm thấy phải thực sự lo ngại nếu nhìn vào hiện trạng của TTVN, thậm chí nhiều người  còn cho rằng đích này bất khả thi.

Tại Asian Games 2011, phải trầy trật mãi VN mới đoạt nổi 1 tấm HCV có phần xuất thần của võ sĩ karatedo Lê
Bích Phương. Vậy mà chỉ sau đây 6 năm, chúng ta phải đột phá thành tích lên ít nhất cả chục lần, thì có lẽ phải cần tới cả một sự thần kỳ.

Trong khi đó, thực tế  hàng loạt các môn Olympic, ASIAD đều đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng mũi nhọn và đội ngũ trẻ chất lượng cao. Chưa kể, nhiều môn đại chúng, đơn cử như bóng đá, bóng chuyền, tennis, dù không phải chịu sức ép huy chương, song với những gì đang có, để có được một màn trình diễn, kết quả tốt cũng chẳng đơn giản chút nào.

Đúng là quá nan giải cho nước chủ nhà VN về mặt chuyên môn, thành tích.

Nhưng bây giờ không phải là thời điểm để bàn tính một cách cụ thể, trực tiếp về số huy chương, thứ hạng. Điều quyết định, ngành thể thao phải làm sao để đề xuất nhà nước sớm xem xét phê duyệt đề án chuẩn bị lực lượng riêng cho kỳ Á vận hội trên sân nhà, nó giống và thậm chí còn phải chuyên biệt, đầy đủ hơn cả chương trình mục tiêu từng giúp cho TTVN giành ngôi đầu khi đăng cai SEA Games 2003.


 150 triệu USD & nguy cơ “đội giá”

Nếu đúng như dự trù 150 triệu USD  của ngành thể thao trong đề án đăng cai, chắc chắn Asian Games tại VN sẽ là kỳ Á vận hội rẻ nhất lịch sử, thậm chí không hơn nhiều so với tổ chức một SEA Games bình thường.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trên thực tế, gần như không có khà năng, VN có thể làm chủ nhà Asian Games với số kinh phí ấy, xuất phát từ 2 nguyên do.

Tuyển Việt Nam có hi vọng gì ở Asian 2019 (Ảnh: Quang Minh)

Đầu tiên, ngành thể thao khi xây dựng đề án mới chỉ tính đến các chi phí cứng, với tính toán mang nặng tính chủ quan, chứ chưa lường và kỹ lưỡng được tất cả. Chưa kể rằng, phần nào đó, các khoản chi đã được tiết giảm theo cách đơn giản và tạm thời nhất nhằm ứng phó trước lo lắng của mọi người về gánh nặng kinh phí quá lớn trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Cùng đó, kinh nghiệm chứng minh, không nước chủ nhà của một sự kiện tầm cỡ như vậy mà tránh được những phát sinh về kinh phí, nhất là với một nước lần đầu đăng cai như VN. Không phải ngẫu nhiên mà chính chuyên gia cao cấp của OCA- ông Wei Ji Zhong đã cảnh báo VN về nguy cơ “đội giá”.

Ông đã lấy ngay dẫn chứng từ trường hợp của TP Icheon (Hàn Quốc) dù còn 2 năm nữa mới đến Asian Games 2014 song đã “đội giá” tới 110%, và còn hơn nhiều nữa khi bước vào thời kỳ chuẩn bị, tổ chức trực tiếp.

Thế nên không có chuyện, Á vận hội tại VN chỉ tốn 150 triệu USD mà hơn rất nhiều. Một số chuyên gia còn cho rằng con số này nếu tiết kiệm và chặt chẽ nhất cũng phải lên tới 500 triệu USD.

Sỹ Minh (Thể thao 24h)





Bình luận
vtcnews.vn