(VTC News) - Xe buýt dài nhất thế giới sắp ra phố; Số phận Bạc Hy Lai đã được định đoạt?;… là những tin đáng chú ý trong ngày 28/8.
Được cho là có tính linh động cao như những chiếc xe buýt cỡ thường khác, Autotram Extra Grand còn có một hệ thống máy tính hỗ trợ các "bác tài" khi bẻ lái.
Mục đích chính của hệ thống này là nhằm đảm bảo các khoang sau chuyển động chuẩn xác theo khoang phía trước trong mọi thời điểm.
Ngoài hệ thống dẫn đường phức tạp, chiếc xe buýt còn được trang bị công nghệ xanh, sử dụng động cơ lai hybrid, giúp xe có thể đi 8 km hoàn toàn bằng điện ắc quy.
Chiếc xe buýt khổng lồ này sẽ được đưa vào hoạt động tại thành phố Dresden, Đức, từ tháng 10, sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về độ an toàn ngoài thành phố.
Số phận Bạc Hy Lai đã được định đoạt?
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới ra quyết định hủy bỏ tư cách đảng viên của chính trị gia tai tiếng Bạc Hy Lai cũng như truy cứu trách nhiệm của ông Bạc liên quan tới hành vi “phản quốc” của thuộc hạ - Vương Lập Quân, tạp chí Asahi Shimbun của Nhật đưa tin hôm 27/8.
Ông Bạc được cho là đang bị giam giữ ở Bắc Kinh để thẩm tra và sẽ bị tước chức ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản do liên quan tới các cáo buộc phạm pháp và “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Quyết định này được thông qua sau phiên họp kín giữa các quan chức hàng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc tại đặc khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, tỉnh Hồ Bắc trong những ngày gần đây, tờ Asahi Shimbun loan tin.
Tờ tạp chí Nhật Bản còn nói, cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân và một số chính trị gia thân cận đã kêu gọi một giải pháp “nhân hậu” đối với Bạc Hy Lai trên cơ sở xem xét công lao to lớn của người cha Bạc Nhất Ba – một trong “bát đại công thần” dưới thời chủ tịch họ Giang.
Tuy nhiên, các lãnh đạo đương thời như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo được cho là có chủ trương trừng trị nghiêm khắc cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh.
Theo đó, bản án chính thức cho ông Bạc sẽ được công bố trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18 được tổ chức cuối năm nay ở Bắc Kinh.
Nhật công bố video clip bắt người Trung Quốc
Hãng truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin, khoảng 19h tối 27/9, lực lượng tuần duyên nước này đã công khai đoạn băng ghi lại cảnh bắt giữ các nhà hoạt động Hong Kong, Trung Quốc.
Theo NHK, toàn bộ video clip dài 7 tiếng đồng hồ, nhưng đã được biên tập lại còn 30 phút. Ban đầu, tuần duyên Nhật chỉ dự tính công khai 2 bức ảnh bắt giữ người Trung Quốc, tuy nhiên, chính quyền của Thủ tướng Noda yêu cầu công bố video clip để "răn đe".
Hãng tin Tân Hoa Xã mô tả, 5 nhà hoạt động Hong Kong đã bị bắt khi đang chuẩn bị cắm cờ Trung Quốc lên đảo, 2 người còn lại đã bỏ chạy về tàu của mình.
Sau khi xảy ra vụ va chạm trên, chính phủ Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa để gửi công hàm phản đối.
Xe buýt dài nhất thế giới sắp ra phố
Với độ dài 30 m và sức chứa 256 hành khách, chiếc xe buýt dài nhất thế giới được cho là một cuộc cách mạng trong hệ thống giao thông công cộng, kết hợp sức chứa lớn của tàu hỏa và sự linh động của xe buýt.
Chiếc xe buýt ba ngăn mang tên Autotram Extra Grand, do Viện Giao thông Vận tải Fraunhofer IVI và Đại học Kỹ thuật Dresden, Đức thiết kế, có thể chở 256 hành khách nhưng không đòi hỏi tài xế phải qua một lớp đào tạo đặc biệt nào.
Xe buýt Autotram Extra Grand dài nhất thế giới |
Mục đích chính của hệ thống này là nhằm đảm bảo các khoang sau chuyển động chuẩn xác theo khoang phía trước trong mọi thời điểm.
Ngoài hệ thống dẫn đường phức tạp, chiếc xe buýt còn được trang bị công nghệ xanh, sử dụng động cơ lai hybrid, giúp xe có thể đi 8 km hoàn toàn bằng điện ắc quy.
Chiếc xe buýt khổng lồ này sẽ được đưa vào hoạt động tại thành phố Dresden, Đức, từ tháng 10, sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về độ an toàn ngoài thành phố.
Số phận Bạc Hy Lai đã được định đoạt?
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới ra quyết định hủy bỏ tư cách đảng viên của chính trị gia tai tiếng Bạc Hy Lai cũng như truy cứu trách nhiệm của ông Bạc liên quan tới hành vi “phản quốc” của thuộc hạ - Vương Lập Quân, tạp chí Asahi Shimbun của Nhật đưa tin hôm 27/8.
Ông Bạc được cho là đang bị giam giữ ở Bắc Kinh để thẩm tra và sẽ bị tước chức ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản do liên quan tới các cáo buộc phạm pháp và “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Quyết định này được thông qua sau phiên họp kín giữa các quan chức hàng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc tại đặc khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, tỉnh Hồ Bắc trong những ngày gần đây, tờ Asahi Shimbun loan tin.
Cựu Bí thư Trùng Khánh - Bạc Hy Lai |
Tuy nhiên, các lãnh đạo đương thời như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo được cho là có chủ trương trừng trị nghiêm khắc cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh.
Theo đó, bản án chính thức cho ông Bạc sẽ được công bố trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18 được tổ chức cuối năm nay ở Bắc Kinh.
Nhật công bố video clip bắt người Trung Quốc
Hãng truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin, khoảng 19h tối 27/9, lực lượng tuần duyên nước này đã công khai đoạn băng ghi lại cảnh bắt giữ các nhà hoạt động Hong Kong, Trung Quốc.
Theo NHK, toàn bộ video clip dài 7 tiếng đồng hồ, nhưng đã được biên tập lại còn 30 phút. Ban đầu, tuần duyên Nhật chỉ dự tính công khai 2 bức ảnh bắt giữ người Trung Quốc, tuy nhiên, chính quyền của Thủ tướng Noda yêu cầu công bố video clip để "răn đe".
>>Nhật công bố video clip bắt người Trung Quốc
Trong vụ bắt giữ gây căng thẳng quan hệ Tokyo – Bắc Kinh, có khoảng 40 đến 50 cảnh sát biển Nhật “phục kích” sẵn trên đảo Điếu Ngư/Senkaku, trước khi tàu chờ những nhà hoạt động Hong Kong áp sát đảo, hãng tin Kyodo News cho biết.14 nhà hoạt động Hong Kong lên đảo Điếu Ngư/Senkaku hôm 15/8 |
Hãng tin Tân Hoa Xã mô tả, 5 nhà hoạt động Hong Kong đã bị bắt khi đang chuẩn bị cắm cờ Trung Quốc lên đảo, 2 người còn lại đã bỏ chạy về tàu của mình.
Sau khi xảy ra vụ va chạm trên, chính phủ Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa để gửi công hàm phản đối.
"Nhật Bản sẽ xử lý nghiêm vụ việc này theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc bắt giữ ngư dân Trung Quốc "xâm phạm" lãnh hải biển Nhật sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch mua đảo Điếu Ngư/Senkaku của Nhật Bản", Thủ tướng Nhật Noda nói.
Nghe nhạc, 17 người bị Taliban chặt đầu
17 người dân ở Afghanistan bị tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban chặt đầu hôm 27/8 vừa qua chỉ vì đã vi phạm lệnh cấm nghe nhạc và nhảy múa, theo báo The Sun của Anh.
Theo The Sun, chính quyền Afghanistan đã tìm thấy xác của 17 người xấu số, trong đó có hai phụ nữ. Giới chức tỉnh Helmand được The Sun dẫn lời cho rằng, đây là vụ việc tồi tệ nhất từ đầu năm tới nay có liên quan tới Taliban.
Vụ việc kinh hoàng ở làng Musa Qala hôm 27/8 cũng làm dấy lên làn sóng lo ngại về sự trở lại của “những ngày đen tối dưới thời cai trị của Taliban” sau khi liên quân NATO rút khỏi Afghanistan.
Tuy nhiên, Taliban đã từ chối nhận trách nhiệm vụ việc trong khi Tổng thống Afghanistan, ông Hamid Karzai nói, “sự kiện rùng rợn ở Musa Qala” cho thấy quân đội và người dân nước này đang phải đối mặt đội quân cuồng tín, khát máu.
Trước cuộc tấn công của NATO vào Afghanistan trong chiến dịch tiêu diệt Taliban năm 2001, toàn bộ phim ảnh, băng đĩa nhạc phương Tây đều bị Taliban cấm lưu hành. Những người vi phạm luật lệ hà khắc này sẽ bị chặt đầu hoặc bị ném đá tới chết.
Chìm tàu cá Trung Quốc, 31 người mất tích
31 người mất tích trong vụ chìm tàu cá Trung Quốc ở gần đảo Jeju của Hàn Quốc vào sáng sớm 28/8.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Jeju hôm nay đã xác nhận thông tin, hai tàu cá nước này bị bão đánh chìm khi đang hoạt động trong vùng biển Jeju của Hàn Quốc, khiến 31 người mất tích, 3 người còn lại may mắn sống sót, Tân Hoa Xã đưa tin.
Khoảng 2h40’ sáng sớm nay (28/8),hai tàu cá số hiệu 91104 và 91105 đến từ thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã bị siêu bão Bolaven cấp 115 đánh chìm, khiến 31 người mất tích, 3 người may mắn sống sót.
Khi đó, hai tàu chở tổng cộng 34 ngư dân, đại diện lãnh sự quán Trung Quốc nói. Bản tin của Tân Hoa Xã không nói rõ, liệu có phải hai tàu cá này bị đánh chìm khi đang tìm cách đánh bắt cá trái phép ở vùng biển Hàn Quốc?
Giới chức Nhật Bản, Hàn Quốc vài năm gần đây thường xuyên tố cáo tàu cá Trung Quốc kéo đến "ăn cướp" cá ở vùng biển hai nước này.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đang liên hệ với cảnh sát Jeju để cập nhật thông tin, đồng thời phái người đến bệnh viện xem tình hình các ngư dân bị thương.
Tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đến thăm Nhật
Hôm nay, ngày 28/8, phát ngôn viên Hải quân Nga cho biết, một số tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đến thăm căn cứ hải quân Maizuru, Nhật.
Sau khi trở về từ cuộc tập trận Hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2012 vừa kết thúc tại Trân Châu Cảng, các tàu khu trục Admiral Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Fotiy Krylov sẽ dừng chân ở cảng Maizuru, Nhật Bản trước khi về cảng nhà ở Vladivostok, Nga.
Thuyền trưởng cấp 1 Roman Martov, sĩ quan của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết: "Quan chức hải quân Nga sẽ gặp gỡ chỉ huy căn cứ hải quân Maizuru, thị trưởng thành phố cũng như các quan chức khác. Dự kiến, đoàn tàu này sẽ rời Maizuru trở về Nga vào ngày 1/9 tới".
Ông cũng cho biết thêm, một số tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ tới thăm Vladivostok vào ngày 23/9 tới và tham gia một số cuộc tập trận chung với Hải quân Nga.
Nga hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam
Vào hôm thứ Ba, công ty cổ phần (CTCP) “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky” sẽ hạ thủy chiếc đầu tiên trong tổng số sáu tàu ngầm của dự án 636 "Kilo", đang được thực hiện tại nhà máy đóng tàu dành cho khách hàng nước ngoài, ban báo chí của công ty thông báo với "Interfax".
Trước đó, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quuốc phòng đã thông báo cho "Interfax" rằng một xê-ri tàu ngầm sẽ được đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Theo lời của nguồn tin, tàu ngầm sẽ sẵn sàng được chuyển giao vào mùa xuân năm 2013.
Như đã đưa tin, Nga và Việt Nam đã ký vào cuối năm 2009 một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện Project 636 "Kilo" trị giá khoảng 2 tỷ USD. Đơn vị thực hiện đơn đặt hàng được xác định là công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky”.
Thêm bản đồ khẳng định Hải Nam là cực nam Trung Quốc
Ngày 28/8, tại Trụ sở Báo Giác Ngộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo,” xuất bản dưới triều Vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908).
Tập sách này có kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc.
Tập sách do cụ Trần Đình Bá (1867-1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) đã cho sao chép cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (số 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế), truyền đến đời thứ 4 là Trần Đình Sơn thừa kế, di chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968, hiện vẫn được lưu giữ tại 128 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập sách Địa dư đồ khảo, viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Nghe nhạc, 17 người bị Taliban chặt đầu
17 người dân ở Afghanistan bị tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban chặt đầu hôm 27/8 vừa qua chỉ vì đã vi phạm lệnh cấm nghe nhạc và nhảy múa, theo báo The Sun của Anh.
Theo The Sun, chính quyền Afghanistan đã tìm thấy xác của 17 người xấu số, trong đó có hai phụ nữ. Giới chức tỉnh Helmand được The Sun dẫn lời cho rằng, đây là vụ việc tồi tệ nhất từ đầu năm tới nay có liên quan tới Taliban.
Trong mắt báo chí phương Tây, binh lính Taliban là những kẻ cuồng tín, khát máu |
Vụ việc kinh hoàng ở làng Musa Qala hôm 27/8 cũng làm dấy lên làn sóng lo ngại về sự trở lại của “những ngày đen tối dưới thời cai trị của Taliban” sau khi liên quân NATO rút khỏi Afghanistan.
Tuy nhiên, Taliban đã từ chối nhận trách nhiệm vụ việc trong khi Tổng thống Afghanistan, ông Hamid Karzai nói, “sự kiện rùng rợn ở Musa Qala” cho thấy quân đội và người dân nước này đang phải đối mặt đội quân cuồng tín, khát máu.
Trước cuộc tấn công của NATO vào Afghanistan trong chiến dịch tiêu diệt Taliban năm 2001, toàn bộ phim ảnh, băng đĩa nhạc phương Tây đều bị Taliban cấm lưu hành. Những người vi phạm luật lệ hà khắc này sẽ bị chặt đầu hoặc bị ném đá tới chết.
Chìm tàu cá Trung Quốc, 31 người mất tích
31 người mất tích trong vụ chìm tàu cá Trung Quốc ở gần đảo Jeju của Hàn Quốc vào sáng sớm 28/8.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Jeju hôm nay đã xác nhận thông tin, hai tàu cá nước này bị bão đánh chìm khi đang hoạt động trong vùng biển Jeju của Hàn Quốc, khiến 31 người mất tích, 3 người còn lại may mắn sống sót, Tân Hoa Xã đưa tin.
Khoảng 2h40’ sáng sớm nay (28/8),hai tàu cá số hiệu 91104 và 91105 đến từ thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã bị siêu bão Bolaven cấp 115 đánh chìm, khiến 31 người mất tích, 3 người may mắn sống sót.
>>Video, ảnh: Tàu Trung Quốc đánh cá phi pháp ở Trường Sa
Tàu cá Trung Quốc. Ảnh: minh họa |
Giới chức Nhật Bản, Hàn Quốc vài năm gần đây thường xuyên tố cáo tàu cá Trung Quốc kéo đến "ăn cướp" cá ở vùng biển hai nước này.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đang liên hệ với cảnh sát Jeju để cập nhật thông tin, đồng thời phái người đến bệnh viện xem tình hình các ngư dân bị thương.
Tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đến thăm Nhật
Hôm nay, ngày 28/8, phát ngôn viên Hải quân Nga cho biết, một số tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương sẽ đến thăm căn cứ hải quân Maizuru, Nhật.
Sau khi trở về từ cuộc tập trận Hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2012 vừa kết thúc tại Trân Châu Cảng, các tàu khu trục Admiral Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Fotiy Krylov sẽ dừng chân ở cảng Maizuru, Nhật Bản trước khi về cảng nhà ở Vladivostok, Nga.
Tàu khu trục Admiral Panteleyev của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga |
Ông cũng cho biết thêm, một số tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ tới thăm Vladivostok vào ngày 23/9 tới và tham gia một số cuộc tập trận chung với Hải quân Nga.
Nga hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam
Vào hôm thứ Ba, công ty cổ phần (CTCP) “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky” sẽ hạ thủy chiếc đầu tiên trong tổng số sáu tàu ngầm của dự án 636 "Kilo", đang được thực hiện tại nhà máy đóng tàu dành cho khách hàng nước ngoài, ban báo chí của công ty thông báo với "Interfax".
Tàu ngầm lớp Kilo của quân đội Nga |
Như đã đưa tin, Nga và Việt Nam đã ký vào cuối năm 2009 một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện Project 636 "Kilo" trị giá khoảng 2 tỷ USD. Đơn vị thực hiện đơn đặt hàng được xác định là công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky”.
Thêm bản đồ khẳng định Hải Nam là cực nam Trung Quốc
Ngày 28/8, tại Trụ sở Báo Giác Ngộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo,” xuất bản dưới triều Vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908).
Tập sách này có kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo” trước báo chí |
Tập sách Địa dư đồ khảo, viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận