Thông tin từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết tấm bản đồ cổ “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được trưng bày tại phòng trưng bày “Di sản văn hóa biển Việt Nam” từ ngày 1/8 đến hết tháng 11.
Đây là tấm bản đồ do tiến sỹ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Phả học Việt Nam trao tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia cuối tháng 7 vừa qua.
Bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc do nhà Thanh xuất bản năm 1904, thể hiện rõ cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là tấm bản đồ có giá trị và ý nghĩa lịch sử lớn, góp phần quan trọng để du khách, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế, đặc biệt là nhân dân các dân tộc của Trung Quốc có thêm tư liệu, bằng chứng khách quan, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau lễ tiếp nhận vào ngày 25/7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông và khách tham quan.
Nhiều người dân mong muốn được đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia để chứng kiến tận mắt bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thông qua trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Phòng trưng bày “Di sản văn hóa biển Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp cùng với ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, các bảo tàng Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam) phối hợp thực hiện từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 11.
Hiện vật phục vụ cho trưng bày rất đa dạng như bản đồ khảo cổ học các thương cảng Việt Nam, bản đồ con đường gia vị thời cổ đại. Các hiện vật được làm bằng nhiều chất liệu như gốm, đồng, thủy tinh...
Bên cạnh đó là các tài liệu trong và ngoài nước có giá trị lịch sử liên quan đến hoạt động giao thương và chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đây là tấm bản đồ do tiến sỹ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Phả học Việt Nam trao tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia cuối tháng 7 vừa qua.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904) không có Hoàng Sa, Trường Sa |
Bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc do nhà Thanh xuất bản năm 1904, thể hiện rõ cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là tấm bản đồ có giá trị và ý nghĩa lịch sử lớn, góp phần quan trọng để du khách, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế, đặc biệt là nhân dân các dân tộc của Trung Quốc có thêm tư liệu, bằng chứng khách quan, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau lễ tiếp nhận vào ngày 25/7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông và khách tham quan.
Bản đồ cổ của Trung Quốc ghi rõ, cực nam nước này chỉ đến đảo Hải Nam |
Nhiều người dân mong muốn được đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia để chứng kiến tận mắt bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thông qua trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Phòng trưng bày “Di sản văn hóa biển Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp cùng với ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, các bảo tàng Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam) phối hợp thực hiện từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 11.
Hiện vật phục vụ cho trưng bày rất đa dạng như bản đồ khảo cổ học các thương cảng Việt Nam, bản đồ con đường gia vị thời cổ đại. Các hiện vật được làm bằng nhiều chất liệu như gốm, đồng, thủy tinh...
Bên cạnh đó là các tài liệu trong và ngoài nước có giá trị lịch sử liên quan đến hoạt động giao thương và chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Theo Vietnam+
Bình luận