(VTC News) – Trung Quốc chăng dây chắn đảo, Đài Loan nhận 2 tàu rà mìn từ Mỹ, Australia từ chối cho Mỹ thiết lập căn cứ tàu sân bay,… là những tin nổi bật trong ngày 3/8.
Đài Loan nhận 2 tàu rà mìn từ Mỹ
Đài Loan đã nhận được 2 tàu ra mìn từ Mỹ, hải quân hòn đảo này cho biết ngày 3/8, trong khuôn khổ một thoả thuận vũ khí vốn khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng.
2 tàu lớp Osprey, tàu rà mìn lớn thứ 2 thế giới, đã được tân trang sau khi được hải quân Mỹ cho “về hưu” hồi năm 2006. Các tàu này đã tới Đài Loan hôm 2/8.
Một trong 2 tàu rà mìn lớp Osprey, tới cảng của Đài Loan hôm 2/8 |
Các tàu lớp Osprey, với khả năng tìm kiếm, phân loại và phá huỷ mìn, sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng chống phong toả trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, các nhà phân tích cho hay.
Việc bán các tàu rà mìn là một phần của thoả thuận mua bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD giữa Washington và Đài Bắc.
Theo thoả thuận, Mỹ cũng bán cho Đài Loan các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và các thiết bị liên lạc cho phi đội chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan.
Nga phát triển máy bay ném bom thế hệ thứ 6
Nga đang phát triển một máy bay ném bom chiến lược không người lái thế hệ thứ 6 và có thể triển khai loại máy bay này sau năm 2040, Trung tướng Anatoly Zhikharev, Tư lệnh không quân tầm xa, cho biết hôm qua.
Cục thiết kế Tupolev của Nga hiện đang nghiên cứu loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, PAK DA, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng khoảng năm 2025. Dòng máy bay mới sẽ thay thế phi đội máy bay hiện thời, gồm Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3.
Một máy bay ném bom Tu-160 của Nga |
Tương lai phát triển của máy bay ném bom tầm xa Nga đã trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận trong những tháng gần đây.
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin phụ trách vấn đề quốc phòng cho biết hồi tháng 6 rằng ông ủng hộ phát triển dự án PAK DA cho không quân. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thúc giục ngành công nghiệp hàng không vũ trụ phát triển một loại máy bay như vậy.
Australia từ chối cho Mỹ thiết lập căn cứ tàu sân bay
Bộ trưởng Quốc phòng Australia đã từ chối một đề xuất nhằm thiết lập một căn cứ tàu sân bay hạt nhân và các tàu chiến khác của Mỹ tại nước này.
Ý tưởng sử dụng căn cứ phía tây của hải quân Australia, HMAS Stirling, gần thành phố Perth, để đặt một nhóm tàu sân bay Mỹ và các máy bay chiến đấu đã được nêu lên trong một báo cáo về vị thế quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ |
Báo chí Australia cho hay báo cáo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Washington đã được trình lên quốc hội Mỹ.
Trong một bài phát biểu tại Học viện chính sách chiến lược Australia tại Canberra hôm 1/8, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith khẳng định rằng mặc dù việc Mỹ tăng cường tiếp cận căn cứ HMAS Stirling có thể là lâu dài, nhưng các tàu sân bay Mỹ sẽ không đặt tại Australia.
“Đó là một bản báo cáo độc lập với chính phủ Mỹ, chứ không phải một tài liệu của chính phủ Mỹ”, ông Smith nói về bản báo cáo của CSIS.
“Chúng ta hiện không có các quân sự Mỹ tại Australia và chúng ta cũng sẽ không đề xuất để có các căn cứ này. Điều mà chúng ta đã thảo luận là cho phép họ tăng cường tiếp cận hàng không và hải quân với các căn cứ của chúng ta”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhấn mạnh.
Video: Khoảnh khắc ngư lôi Australia bắn hạ tàu chiến Mỹ |
Philippines sắp mua 2 tàu chiến hiện đại của Italia
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm qua cho biết chính phủ nước này đang lên kế hoạch mua 2 tàu chiến hiện đại của Italia được trang bị các tên lửa đất đối đất và đất đối không và có khả năng truy tìm tàu ngầm.
Theo Bộ trưởng Voltaire Gazmin, 2 tàu chiến của Italia mà Philippines dự kiến mua vào năm tới là các tàu khu trục lớp Maestrale trị giá tổng cộng 277 triệu USD.
Các tàu này được trang bị các vũ khí chống máy bay và tàu ngầm, và sẽ giúp đẩy mạnh các khả năng phòng thủ trên biển của Philippines.
Một tàu khu trục lớp Maestrale |
Động thái trên nằm trong khuôn khổ chương trình hiện đại hoá quân đội của Philippines, ông Gazmon cho biết tại một diễn đàn ở Trại Aguinaldo.
Thứ trưởng quốc phòng Fernando Manalo nói đây sẽ là lần đầu tiên Philippines có các tàu chiến được trang bị tên lửa và các vũ khí hiện đại khác.
Trung Quốc chăng dây chắn đảo
Các ngư dân Trung Quốc đã rời bãi cạn tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham nhưng lại dùng phao và dây thừng chắn ngoài lối vào, hòng ngăn tàu Philippines thâm nhập.
heo Inquirer, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay Tuần duyên nước này phát hiện các ngư dân Trung Quốc chăng một cuộn dây thừng dài được cố định bởi phao ở cả hai đầu của lối trong vịnh của bãi cạn hình móng ngựa. Đây là nơi có ngư trường rất giàu có.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham |
Bộ Quốc phòng Philippines vẫn chưa quyết định nên xử lý đống dây thừng và phao này như thế nào. Thời tiết xấu đã cản trở tàu thuyền và các máy bay của Manila tiếp cận khu vực này trong vài ngày gần đây.
"Có thể hành động này là để ngăn chúng tôi vào trong, vì họ tuyên bố chủ quyền với bãi cạn. Nhưng tất nhiên, chúng tôi cũng tuyên bố bãi cạn này thuộc chủ quyền của Philippines", ông Gazmin nói.
Video,ảnh: Trực thăng Nga 'quần thảo' bầu trời
Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm ra đời của Không quân Nga, đội bay trực thăng Berkuty của họ đang ra sức luyện tập với các máy bay Mi-28N.
Ngày 12/8 tới đây, các phi công trong đội bay trực thăng Berkuty hay còn được gọi là Đại bàng vàng sẽ sử dụng các trực thăng Mi-28 mới nhất của mình để biểu diễn trong lễ kỉ niệm 100 năm thành lập Không quân Nga.
Một chiếc Mi-28 của Không quân Nga |
Các trực thăng chiến đấu hiện đại đã rời căn cứ không quân Torzhok để đến thị trấn Klin, gần Matxcơva để luyện tập. Ở đây, phi công sẽ tập nhào lộn cũng như bay đội hình để đạt được phong độ cao nhất trong lần xuất hiện chính thức.
Phi công và trực thăng đến từ thành phố Lipetsk sẽ là một trong những nhân vật chính trong buổi lễ kỷ niệm Total Sky (sinh nhật không quân Nga) được tổ chức từ 9-12/8 tới tại Zhukovsky, Matxcơva sắp tới. Đội bay sẽ biểu diễn trong lễ khai mạc và bế mạc của Total Sky.
Trong 15 phút biểu diễn, đội bay Berkuty sẽ bay với các đội hình Kim cương, Tam giác và Mũi tên với 6 chiếc trực thăng Mi-28N.
Berkuty là đội bay duy nhất trên thế giới hiện nay có thể thực hiện được đội hình phức tạp và những màn nhào lộn ấn tượng với các trực thăng chiến đấu Mi-24, Ka-50 Black Shark, KA-52 Alligator and Mi-28N.
Video cảnh luyện tập của đội bay Berkuty chuẩn bị cho Total Sky mừng 100 năm ra đời Không quân Nga |
Báo Hàn: Trung Quốc dùng chiến thuật ‘biển người’
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nói, việc Trung Quốc loan tin đưa gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông đánh bắt cá là chiêu “khẳng định chủ quyền ở vùng biển tranh chấp”.
Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt đã kết thúc hôm 1/8 vừa qua. Báo chí nước này ngay sau đó loan tin, gần 9.000 tàu cá sẽ “đồng loạt ra khơi” – điều được nói là không bình thường.
Trung Quốc đang muốn dùng chiến thuật 'biển người' ở Biển Đông |
“Việc ngư dân các nước làm lễ mở màn mùa đánh bắt cá, hoặc tổ chức ra khơi đồng loạt cũng là việc bình thường. Nhưng nếu quả thực 9.000 tàu cá cùng lúc ra khơi thì trước nay chưa từng có”, đại diện Hội nghề cá Việt Nam cho biết.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc bình luận, có vẻ như Trung Quốc đang dùng chiến thuật ‘biển người’ ở Nam Hải (tức Biển Đông của Việt Nam). Theo đó, hành động này của Trung Quốc “nhằm thực hiện ý đồ thể hiện quyền lực với những vùng biển có tranh chấp”.
Tờ Hoa Nam buổi sáng của Hồng Công thì cho rằng, kế hoạch đánh bắt cá xa bờ của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chắc chắn có tính tới chuyện xua tàu cá ra những vùng biển đang chưa được thống nhất chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
“Tranh chấp sẽ xảy ra giữa tàu cá Trung Quốc với tàu cá và tàu chấp pháp của Việt Nam, Philippines do nhiều nơi ở Biển Đông còn đang có tranh chấp chủ quyền. Đây là biện pháp tuyên bố, thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh”, tờ Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Hãng tin Yonhap cho rằng, Trung Quốc xua hàng ngàn tàu cá ra Biển Đông, tuy chưa nói sẽ tiến vào những vùng biển tranh chấp, nhưng bộc lộ rõ ý đồ “thị uy, cản trở” tàu cá Việt Nam, Philippines.
Ông Kofi Annan từ chức đặc phái viên LHQ về Syria
Đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn Ả-rập về Syria, ông Kofi Annan, vừa bất ngờ thông báo từ chức với lý do sự quân sự hoá tại Syria và thiếu đoàn kết tại Liên hợp quốc đang cản trở sứ mệnh của ông.
Trong một cuộc họp báo ngày 2/8, ông Annan cho hay ông sẽ không tiếp tục công việc khi sứ mệnh của ông kết thúc vào ngày 31/8 tới.
Tờ Hoa Nam buổi sáng của Hồng Công thì cho rằng, kế hoạch đánh bắt cá xa bờ của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chắc chắn có tính tới chuyện xua tàu cá ra những vùng biển đang chưa được thống nhất chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
“Tranh chấp sẽ xảy ra giữa tàu cá Trung Quốc với tàu cá và tàu chấp pháp của Việt Nam, Philippines do nhiều nơi ở Biển Đông còn đang có tranh chấp chủ quyền. Đây là biện pháp tuyên bố, thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh”, tờ Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Hãng tin Yonhap cho rằng, Trung Quốc xua hàng ngàn tàu cá ra Biển Đông, tuy chưa nói sẽ tiến vào những vùng biển tranh chấp, nhưng bộc lộ rõ ý đồ “thị uy, cản trở” tàu cá Việt Nam, Philippines.
Ông Kofi Annan từ chức đặc phái viên LHQ về Syria
Đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn Ả-rập về Syria, ông Kofi Annan, vừa bất ngờ thông báo từ chức với lý do sự quân sự hoá tại Syria và thiếu đoàn kết tại Liên hợp quốc đang cản trở sứ mệnh của ông.
Trong một cuộc họp báo ngày 2/8, ông Annan cho hay ông sẽ không tiếp tục công việc khi sứ mệnh của ông kết thúc vào ngày 31/8 tới.
Đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn Ả-rập về Syria, ông Kofi Annan |
Ông Annan là người đã đưa ra kế hoạch hoà bình 6 điểm cho Syria, nhằm chấm dứt bạo lực tại quốc gia Trung Đông này. Nhưng kế hoạch chưa bao giờ được tuân thủ đầy đủ bởi cả phe chính phủ và đối lập tại Syria và bạo lực vẫn tiếp tục leo thang.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói ông rất tiếc trước quyết định của ông Annan. Bộ ngoại giao Syria cũng bày tỏ sự lấy làm tiếc trước việc này, truyền hình quốc gia Syria đưa tin.
Triều Tiên đề nghị viện trợ khẩn cấp
Liên Hiệp Quốc cho biết CHDCND Triều Tiên đã đề nghị viện trợ lương thực lập tức sau khi mưa lũ tàn phá nước này làm hơn 100 người chết và hàng chục ngàn người mất nhà cửa.
Theo BBC ngày 3/8, người phát ngôn LHQ tại New York đã xác nhận Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã đề nghị LHQ đưa ra gói viện trợ khẩn cấp gồm thức ăn và nhiên liệu.
CHDCND Triều Tiên vừa trải qua đợt mưa lũ nghiêm trọng khiến hơn 100 người chết |
Trước đó, các quan chức LHQ tại Bình Nhưỡng tuyên bố cần phải viện trợ khẩn cấp cho Triều Tiên sau khi đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở nước này.
Theo truyền thông nhà nước CHDCND Triều Tiên, đến nay đã có ít nhất 119 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người lâm vào cảnh không nhà do mưa lũ.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận