(VTC News) - Nga thả ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép, Quan chức cấp cao Triều Tiên thăm Việt Nam, Iran đáp trả mạnh nếu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria, ... là những tin đáng chú ý trong ngày.
Một nhà ngoại giao tại tổng lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Khabarovsk, Nga nói các tàu cá Trung Quốc sẽ được thả sau khi tất cả các thủ tục cần thiết hoàn tất, nhưng ông này không đưa ra thời gian cụ thể.
2 tàu cá của Trung Quốc đã bị phía Nga bắt giữ hôm 15 và 16/7 vì xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước này.
Hôm 25/7, thêm 2 tàu cá khác của Trung Quốc cũng bị các lực lượng Nga bắt giữ vì lý do tương tự. Tất cả 4 tàu đều được đưa về cảng Nakhodka của Nga.
Thông báo về việc phóng thích các ngư dân Trung Quốc diễn ra sau khi Nga và Trung Quốc đạt được thỏa thuận chung 2 điểm về vấn đề đánh bắt cá.
Quan chức cấp cao Triều Tiên thăm Việt Nam
Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA hôm qua 30/7 đưa tin Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên ông Kim Yong-nam sắp có chuyến thăm Việt Nam và Lào.
Theo KCNA, đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức của Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên, tức Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, Kim Yong-nam.
Theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến thăm Việt Nam của ông Kim Yong-nam diễn ra từ ngày 5-7/8 tới.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời giới phân tích cho rằng Triều Tiên đang nỗ lực thắt chặt mối quan hệ ngoại giao và mở rộng hợp tác kinh tế với một số nước, trong đó có Việt Nam và Lào.
Iran đáp trả mạnh nếu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria
Đồng minh của Syria đã cảnh báo nước láng giềng chung Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này sẽ đáp trả “thích đáng” nếu Ankara tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Syria.
“Bất cứ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ Syria sẽ gặp phải sự đáp trả thích đáng và thỏa thuận tương hỗ quốc phòng Iran -Syria sẽ có hiệu lực”, hãng tin AFP dẫn lại tờ báo Syria, Al-Watan ngày 30/7.
“Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được các cảnh báo mạnh mẽ trong vài giờ qua và thông điệp hãy coi chừng nếu muốn thay đổi luật chơi”, tờ báo viết.
Iran là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khu vực. Tehran cũng cố gắng tìm cách duy trì quan hệ hữu hảo với Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này đã khiến họ xa cách với các nước thành viên NATO.
Iran duy trì quan hệ thân cận với Syria từ năm 1980 và hai bên đã ký hàng loạt hiệp ước quốc phòng tương hỗ vào các năm 2006 và 2008.
Trong 16 tháng qua, Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ các lực lượng chống đối ông Assad và hiện rất đông thành viên lực lượng nổi dậy Syria đang trú ngụ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tàu Trung Quốc đi thực địa Hoàng Sa
Cơ quan quản lý đại dương Trung Quốc cho biết sẽ cử tàu đi đến các đảo không người ở ở quần đảo Hoàng Sa để thăm dò tiềm năng khai mỏ, khai thác cát, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.
Cái gọi là thành phố Tam Sa do Trung Quốc lập ra cuối tháng trước, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Thông báo nói trên có đoạn nói rằng các tàu hải giám Trung Quốc còn có nhiệm vụ điều tra và trừng phạt nếu phát hiện "các hành vi sai trái".
Sina.com của Trung Quốc hôm nay cũng tiết lộ rằng cơ quan hải giám của Trung Quốc đã hoàn tất việc kiểm tra các điểm cơ sở trên nhiều đảo ở Hoàng Sa, xác định hiện trạng của một số đảo san hô, tìm hiểu cấu trúc đảo cũng như hệ thực vật trong vòng hai tuần qua.
Trong một động thái khiêu khích tương tự, báo chí Trung Quốc hôm qua cho hay "thành phố Tam Sa" sẽ xây dựng nhà kiên cố cho các hộ dân thuê trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Hà Nội đã nhiều lần phản đối các hành vi của Trung Quốc liên quan đến Hoàng Sa mà không được phép của Việt Nam, coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu dừng ngay, không tái diễn.
Philippines sẵn sàng mời thầu dầu khí trên Biển Đông
Chính phủ Philippines cho biết đã bắt đầu mời thầu thăm dò và khai thác 3 lô dầu khí trên Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước trong ASEAN đối với vùng biển giàu tài nguyên này đang ngày càng căng thẳng, hãng BBC đưa tin hôm 31/7.
Cũng theo hãng tin BBC, ngoài những công ty nội địa, một số công ty nước ngoài cũng đang được chính quyền Manila xem xét mời thầu bao gồm Tập đoàn năng lượng khổng lồ Total của Pháp, công ty Exxon có trụ sở tại Mỹ và công ty dầu khí đa quốc gia Royal Dutch Shell (liên kết giữa Anh và Hà Lan).
Trước đó, khoảng 38 hộ gia đình với 159 nhân khẩu Trung Quốc sinh sống trái phép tại đảo Phú Lâm của Việt Nam, họ chủ yếu đến từ 3 thành phố Văn Xương, Quỳnh Hải, Vạn Ninh.
Nga thả ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép
Các ngư dân Trung Quốc bị phía Nga bắt giữ hồi đầu tháng này do đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga sẽ được thả và sớm trở về nước.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho biết Bộ ngoại giao 2 nước đang hợp tác chặt chẽ để sắp xếp các ngư dân bị bắt giữ trở về nhà sớm nhất có thể.
Một tàu tuần tra của Nga |
Một nhà ngoại giao tại tổng lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Khabarovsk, Nga nói các tàu cá Trung Quốc sẽ được thả sau khi tất cả các thủ tục cần thiết hoàn tất, nhưng ông này không đưa ra thời gian cụ thể.
2 tàu cá của Trung Quốc đã bị phía Nga bắt giữ hôm 15 và 16/7 vì xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước này.
Hôm 25/7, thêm 2 tàu cá khác của Trung Quốc cũng bị các lực lượng Nga bắt giữ vì lý do tương tự. Tất cả 4 tàu đều được đưa về cảng Nakhodka của Nga.
Thông báo về việc phóng thích các ngư dân Trung Quốc diễn ra sau khi Nga và Trung Quốc đạt được thỏa thuận chung 2 điểm về vấn đề đánh bắt cá.
Quan chức cấp cao Triều Tiên thăm Việt Nam
Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA hôm qua 30/7 đưa tin Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên ông Kim Yong-nam sắp có chuyến thăm Việt Nam và Lào.
Ông Kim Yong-nam trong chuyến thăm Indonesia hồi tháng 5 vừa qua |
Theo KCNA, đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức của Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên, tức Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, Kim Yong-nam.
Theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến thăm Việt Nam của ông Kim Yong-nam diễn ra từ ngày 5-7/8 tới.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời giới phân tích cho rằng Triều Tiên đang nỗ lực thắt chặt mối quan hệ ngoại giao và mở rộng hợp tác kinh tế với một số nước, trong đó có Việt Nam và Lào.
Iran đáp trả mạnh nếu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria
Đồng minh của Syria đã cảnh báo nước láng giềng chung Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này sẽ đáp trả “thích đáng” nếu Ankara tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Syria.
“Bất cứ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ Syria sẽ gặp phải sự đáp trả thích đáng và thỏa thuận tương hỗ quốc phòng Iran -Syria sẽ có hiệu lực”, hãng tin AFP dẫn lại tờ báo Syria, Al-Watan ngày 30/7.
“Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được các cảnh báo mạnh mẽ trong vài giờ qua và thông điệp hãy coi chừng nếu muốn thay đổi luật chơi”, tờ báo viết.
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đội gần biên giới với Syria |
Iran là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khu vực. Tehran cũng cố gắng tìm cách duy trì quan hệ hữu hảo với Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này đã khiến họ xa cách với các nước thành viên NATO.
Iran duy trì quan hệ thân cận với Syria từ năm 1980 và hai bên đã ký hàng loạt hiệp ước quốc phòng tương hỗ vào các năm 2006 và 2008.
Trong 16 tháng qua, Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ các lực lượng chống đối ông Assad và hiện rất đông thành viên lực lượng nổi dậy Syria đang trú ngụ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Video về cuộc tập trận bắn tên lửa của Hải quân Syria |
Tàu Trung Quốc đi thực địa Hoàng Sa
Cơ quan quản lý đại dương Trung Quốc cho biết sẽ cử tàu đi đến các đảo không người ở ở quần đảo Hoàng Sa để thăm dò tiềm năng khai mỏ, khai thác cát, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.
Cái gọi là thành phố Tam Sa do Trung Quốc lập ra cuối tháng trước, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam |
Thông báo nói trên có đoạn nói rằng các tàu hải giám Trung Quốc còn có nhiệm vụ điều tra và trừng phạt nếu phát hiện "các hành vi sai trái".
Sina.com của Trung Quốc hôm nay cũng tiết lộ rằng cơ quan hải giám của Trung Quốc đã hoàn tất việc kiểm tra các điểm cơ sở trên nhiều đảo ở Hoàng Sa, xác định hiện trạng của một số đảo san hô, tìm hiểu cấu trúc đảo cũng như hệ thực vật trong vòng hai tuần qua.
Trong một động thái khiêu khích tương tự, báo chí Trung Quốc hôm qua cho hay "thành phố Tam Sa" sẽ xây dựng nhà kiên cố cho các hộ dân thuê trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Hà Nội đã nhiều lần phản đối các hành vi của Trung Quốc liên quan đến Hoàng Sa mà không được phép của Việt Nam, coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu dừng ngay, không tái diễn.
Philippines sẵn sàng mời thầu dầu khí trên Biển Đông
Chính phủ Philippines cho biết đã bắt đầu mời thầu thăm dò và khai thác 3 lô dầu khí trên Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước trong ASEAN đối với vùng biển giàu tài nguyên này đang ngày càng căng thẳng, hãng BBC đưa tin hôm 31/7.
Cũng theo hãng tin BBC, ngoài những công ty nội địa, một số công ty nước ngoài cũng đang được chính quyền Manila xem xét mời thầu bao gồm Tập đoàn năng lượng khổng lồ Total của Pháp, công ty Exxon có trụ sở tại Mỹ và công ty dầu khí đa quốc gia Royal Dutch Shell (liên kết giữa Anh và Hà Lan).
Khu vực Philippines mời thầu khai thác dầu khí nằm gần đảo Panawan và cách không xa khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền |
Theo đó, ba vùng được Philippines mời thầu khai thác dầu khí nằm ở phía tây nam đảo Palawan, gần Malampaya và Sampaguita – nơi từng được phát hiện có một trữ lượng lớn khí đốt thiên nhiên.
Khu vực này cũng nằm cách không xa Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) thuộc vùng có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Chính quyền Manila nói hoạt động thăm dò dầu khí của mình lần này không ảnh hưởng hay vi phạm tới chủ quyền của bất cứ nước nào.
Trung Quốc xây 'nhà giá rẻ' ở Hoàng Sa
Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chính quyền của “Thành phố Tam Sa” lại táo tợn xây 83 căn nhà giá rẻ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Khu vực này cũng nằm cách không xa Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) thuộc vùng có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Chính quyền Manila nói hoạt động thăm dò dầu khí của mình lần này không ảnh hưởng hay vi phạm tới chủ quyền của bất cứ nước nào.
Trung Quốc xây 'nhà giá rẻ' ở Hoàng Sa
Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chính quyền của “Thành phố Tam Sa” lại táo tợn xây 83 căn nhà giá rẻ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Trước đó, khoảng 38 hộ gia đình với 159 nhân khẩu Trung Quốc sinh sống trái phép tại đảo Phú Lâm của Việt Nam, họ chủ yếu đến từ 3 thành phố Văn Xương, Quỳnh Hải, Vạn Ninh.
Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam |
Nay chính quyền của “thành phố Tam Sa” lại vừa quyết định xây dựng 83 căn phòng trọ giá rẻ trên đảo Phú Lâm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, đồng thời đẩy mạnh xây dựng trái phép các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ cho người dân Trung Quốc cư trú tại đây.
Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận