(VTC News)- Quốc hội Myanmar phê chuẩn tân Phó Tổng thống, Mỹ thử máy bay nhanh gấp sáu lần tốc độ âm thanh,…là những tin nổi bật ngày 15/8.
Quốc hội Myanmar phê chuẩn tân Phó Tổng thống
Quốc hội Myanmar ngày 15/8 đã phê chuẩn Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nyan Tun vào vị trí Phó Tổng thống nước này. Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ông Nyan Tun đã tuyên thệ nhậm chức và có bài phát biểu trước Quốc hội.
Ông Nyan Tun giữ cương vị Tư lệnh Hải quân từ năm 2008. Ông được nhóm nghị sỹ thuộc quân đội trong Quốc hội Myanmar đề cử vào vị trí Phó Tổng thống, thay ông Tin Aung Myint Oo từ chức hồi tháng Bảy với lý do sức khỏe.
Theo Hiến pháp, Myanmar có hai Phó Tổng thống. Ngoài ông Nyan Tun, một Phó Tổng thống khác của Myanmar là Tiến sỹ Sai Mauk Kham.
Quan chức Trung Quốc "trắng tay" vì khiêu dâm tập thể
Uông Dục, phó bí thư Đoàn Thanh niên của đại học Hợp Phì, tỉnh An Huy,Trung Quốc vừa bị đuổi việc, tước danh hiệu đảng viên sau khi thừa nhận tham gia vụ khiêu dâm tập thể.
Cũng theo nguồn tin trên, người phụ nữ khỏa thân trong ảnh chính là vợ của Uông Dục, giáo viên của một trường Trung học ở thành phố Hợp Phì.
Vợ chồng Uông Dục đã thừa nhận, họ từng cùng bạn bè chụp ảnh thác loạn tập thể trong khách sạn hồi tháng 5/2007.
Cặp đôi này khẳng định, những người còn lại trong bức ảnh khiêu dâm tập thể là bạn bè của họ chứ không phải quan chức huyện Lư Giang, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy như thông tin ban đầu.
Sau đó, Hiệu trưởng đại Học Hợp Phì đã quyết định sa thải, tước danh hiệu đảng viên và cách chức Phó bí thư Đoàn Thanh niên đối với Uông Dục.
Trong khi đó, Hiệu trưởng một trường Trung học ở thành phố Hợp Phì cũng đã đuổi việc vợ Uông Dục sau khi biết tin cô có mặt trong bức ảnh khiêu dâm tập thể đang gây xôn xao dư luận.
Cảnh sát huyện Lư Giang cho biết, họ đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Quốc hội Myanmar ngày 15/8 đã phê chuẩn Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nyan Tun vào vị trí Phó Tổng thống nước này. Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ông Nyan Tun đã tuyên thệ nhậm chức và có bài phát biểu trước Quốc hội.
Tân Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun |
Ông Nyan Tun giữ cương vị Tư lệnh Hải quân từ năm 2008. Ông được nhóm nghị sỹ thuộc quân đội trong Quốc hội Myanmar đề cử vào vị trí Phó Tổng thống, thay ông Tin Aung Myint Oo từ chức hồi tháng Bảy với lý do sức khỏe.
Theo Hiến pháp, Myanmar có hai Phó Tổng thống. Ngoài ông Nyan Tun, một Phó Tổng thống khác của Myanmar là Tiến sỹ Sai Mauk Kham.
Quan chức Trung Quốc "trắng tay" vì khiêu dâm tập thể
Uông Dục, phó bí thư Đoàn Thanh niên của đại học Hợp Phì, tỉnh An Huy,Trung Quốc vừa bị đuổi việc, tước danh hiệu đảng viên sau khi thừa nhận tham gia vụ khiêu dâm tập thể.
Cũng theo nguồn tin trên, người phụ nữ khỏa thân trong ảnh chính là vợ của Uông Dục, giáo viên của một trường Trung học ở thành phố Hợp Phì.
Vợ chồng Uông Dục đã thừa nhận, họ từng cùng bạn bè chụp ảnh thác loạn tập thể trong khách sạn hồi tháng 5/2007.
Bức ảnh khiêu dâm tập thể được cho là của quan chức huyện Lư Giang, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc |
Cặp đôi này khẳng định, những người còn lại trong bức ảnh khiêu dâm tập thể là bạn bè của họ chứ không phải quan chức huyện Lư Giang, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy như thông tin ban đầu.
Trong khi đó, Hiệu trưởng một trường Trung học ở thành phố Hợp Phì cũng đã đuổi việc vợ Uông Dục sau khi biết tin cô có mặt trong bức ảnh khiêu dâm tập thể đang gây xôn xao dư luận.
Cảnh sát huyện Lư Giang cho biết, họ đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Cảnh sát tiết lộ, người đăng tải những tấm hình “ác ý” này ở Thượng Hải. Tuy nhiên, đây vẫn là điều bí ẩn với cảnh sát.
"Chúng tôi sẽ xử lý tất cả những quan chức có liên quan tới vụ chụp ảnh khiêu dâm tập thể này một khi điều tra ra. Đồng thời cũng không tha cho kẻ đã tung những tấm hình ác ý, cố tình tạo scandal, vu khống cho quan chức huyện Lư Giang, tỉnh An Huy", đại diện cảnh sát huyện Lư Giang nói.
Nga điều tàu tới quần đảo tranh chấp với Nhật
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố sẽ điều hai tàu tới quần đảo tranh chấp mang tên Kurils, việc chắc chắn sẽ gây ra phản đối từ Nhật Bản.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoi và tàu kéo Kalar sẽ tới ba trong 4 hòn đảo tranh chấp để tham dự các buổi lễ vinh danh các thủy thủ Xô viết tử trận tại đây vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II.
"Chúng tôi sẽ xử lý tất cả những quan chức có liên quan tới vụ chụp ảnh khiêu dâm tập thể này một khi điều tra ra. Đồng thời cũng không tha cho kẻ đã tung những tấm hình ác ý, cố tình tạo scandal, vu khống cho quan chức huyện Lư Giang, tỉnh An Huy", đại diện cảnh sát huyện Lư Giang nói.
Nga điều tàu tới quần đảo tranh chấp với Nhật
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố sẽ điều hai tàu tới quần đảo tranh chấp mang tên Kurils, việc chắc chắn sẽ gây ra phản đối từ Nhật Bản.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoi và tàu kéo Kalar sẽ tới ba trong 4 hòn đảo tranh chấp để tham dự các buổi lễ vinh danh các thủy thủ Xô viết tử trận tại đây vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II.
Các tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga dự kiến ghé thăm quần đảo này trong khoảng thời gian từ 25/8 tới 17/9, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Tranh chấp đối với quần đảo Kurils đã khiến quan hệ hai nước căng thẳng kéo dài kể từ Thế chiến thứ hai. Khi đó, lực lượng Xô viết đã chiếm 4 hòn đảo trong chuỗi đảo. Mâu thuẫn này cũng chính là nguyên nhân làm cản trở một hiệp ước hòa bình giữa hai nước sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Căng thẳng leo thang từ năm 2010 sau khi Dmitry Medvedev trở thành tổng thống Nga đầu tiên tới thăm quần đảo mà phía Nga gọi là Kurils còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ Phương Bắc.
Triều Tiên có thể sắp xây xong lò phản ứng
Triều Tiên có thể hoàn thành việc xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ vào năm tới, vốn có thể được sử dụng để hỗ trợ chương trình hạt nhân của nước này, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ cho biết.
Viện an ninh quốc tế và khoa học (ISIS) đã công bố các bức ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 5 và 6 tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon, cho thấy các cần trục và rầm kim loại có thể được sử dụng để đưa các thiết bị nặng vào bên trong lò phản ứng.
Sau khi nghiên cứu các bức ảnh, một chuyên gia dự đoán rằng lò phản ứng có thể được hoàn thành vào nửa cuối năm 2013, tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết trong một báo cáo đưa ra ngày 14/8.
Hầu hết các công việc quan trọng bên ngoài dường như đã hoàn tất, ngoại trừ việc che phủ lò phản ứng bằng một vái vòm, vốn đã được nhìn thấy đặt cạnh địa điểm kể từ tháng 11 năm ngoái, ISIS cho hay.
Một đánh giá riêng rẽ về các bức ảnh vệ tinh, được Viện Mỹ-Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins công bố hồi tháng 5, cũng mô tả những tiến bộ về lò phản ứng, nhưng nghi ngờ rằng nó có thể đi vào hoạt động trước 2014 hoặc 2015.
100 ngày trở lại điện Kremlin của Putin
Trong 100 ngày đầu trở lại Kremlin đảm nhiệm cương vị tổng thống nhiệm kỳ 3, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đặc biệt quan tâm đến chính sách đối ngoại, với các chuyến thăm tới 11 quốc gia, trong đó có Đức, Pháp, Trung Quốc, Anh, Mexico, Israel....
Ngày 14/8 đánh dấu tròn 100 ngày cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Putin. Ông Putin nhậm chức tổng thống hôm 7/5.
Video Putin bật khóc tuyên bố thắng cử tháng 5/2012:
Đài Loan rút lui vụ đảo Điếu Ngư/Senkaku
Nhận thấy khả năng xung đột trên biển là khá cao, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu quyết định rút khỏi vụ đảo Điếu Ngư/Senkaku, báo Focus Taiwan đưa tin.
Tàu "Khởi Phong 2" của Ủy ban Hành động vì Điếu Ngư/Senkaku Hong Kong xuất phát hôm 12/8 đang tiến gần tới quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) trong bối cảnh căng thẳng trên biển Hoa Đông tăng cao.
Phản ứng trước việc này, Nhật Bản đang gấp rút lên kế hoạch ứng phó trong trường hợp tàu Hong Kong tiến sát đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Hành động đòi chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku của “ba bên” Trung Quốc đã có sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu (ba bên bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan).
Hôm nay, 15/8, các nhà hoạt động Đài Loan đột ngột tuyên bố hủy bỏ kế hoạch lên đảo Điếu Ngư/Senkaku với lý do tàu cá họ thuê trước đó không dám ra biển.
Hôm 14/8, nhà cầm quyền Mã Anh Cửu đã gây sức ép để thuyền trưởng tàu cá Đài Loan không được phép ra biển.
Theo Chinanews, lần này sẽ chỉ có Hong Kong và Trung Quốc thực hiện kế hoạch ngăn chặn Nhật Bản tuyên bố chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku.
Nguồn tin của Chinanews nói, ông Mã Anh Cửu đã ngăn chặn tàu Đài Loan ra biển vì sớm nhận thấy khả năng xảy ra xung đột là rất cao.
Mỹ trả tàu cá đánh bắt trái phép cho Trung Quốc
Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã giao lại một con tàu nghi ngờ sử dụng loại lưới vét trái phép ở Thái Bình Dương cho phía Trung Quốc vào hôm 14/8.
Theo AP, một tàu tuần duyên Mỹ đóng tại Hawaii được điều đến Alaska đã trạm trán với con tàu cá vào cuối tháng 7 ở vị trí cách thủ đô Tokyo của Nhật 1.360 km. Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã lên boong tàu và tìm thấy 30 tấn cá ngừ, 6 tấn cá mập.
Tuần duyên Mỹ cho biết con tàu do những công dân Trung Quốc điều khiển. Tàu tuần duyên Rush của Mỹ đã áp tải con tàu cá đi về phía tây và giao lại cho Cục Ngư chính Trung Quốc vào hôm 14/8.
Theo Lực lượng Tuần duyên Mỹ, các ngư dân trên con tàu có tên Đại Thành đã sử dụng loại lưới vét lớn với chiều dài lên đến 16 km. Loại lưới này vốn bị quốc tế cấm từ năm 1992.
Các quan chức Mỹ cho biết loại lưới vét này có thể giết hại bừa bãi lượng lớn cá và các sinh vật biển khác như cá voi, rùa… Các quan chức thuộc Cục Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ cho biết đây là trường hợp sử dụng lưới vét duy nhất trên toàn thế giới mà họ biết được từ đầu năm đến nay.
Quần đảo Kurils |
Tranh chấp đối với quần đảo Kurils đã khiến quan hệ hai nước căng thẳng kéo dài kể từ Thế chiến thứ hai. Khi đó, lực lượng Xô viết đã chiếm 4 hòn đảo trong chuỗi đảo. Mâu thuẫn này cũng chính là nguyên nhân làm cản trở một hiệp ước hòa bình giữa hai nước sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Căng thẳng leo thang từ năm 2010 sau khi Dmitry Medvedev trở thành tổng thống Nga đầu tiên tới thăm quần đảo mà phía Nga gọi là Kurils còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ Phương Bắc.
Triều Tiên có thể sắp xây xong lò phản ứng
Triều Tiên có thể hoàn thành việc xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ vào năm tới, vốn có thể được sử dụng để hỗ trợ chương trình hạt nhân của nước này, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ cho biết.
Viện an ninh quốc tế và khoa học (ISIS) đã công bố các bức ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 5 và 6 tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon, cho thấy các cần trục và rầm kim loại có thể được sử dụng để đưa các thiết bị nặng vào bên trong lò phản ứng.
>>Video: Triều Tiên đưa tên lửa vào khu phóng vệ tinh
Các quan chức Hàn Quốc thanh sát tổ hợp hạt nhân của Triều Tiên tại Yongbyon năm 2009 |
Sau khi nghiên cứu các bức ảnh, một chuyên gia dự đoán rằng lò phản ứng có thể được hoàn thành vào nửa cuối năm 2013, tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết trong một báo cáo đưa ra ngày 14/8.
Hầu hết các công việc quan trọng bên ngoài dường như đã hoàn tất, ngoại trừ việc che phủ lò phản ứng bằng một vái vòm, vốn đã được nhìn thấy đặt cạnh địa điểm kể từ tháng 11 năm ngoái, ISIS cho hay.
Một đánh giá riêng rẽ về các bức ảnh vệ tinh, được Viện Mỹ-Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins công bố hồi tháng 5, cũng mô tả những tiến bộ về lò phản ứng, nhưng nghi ngờ rằng nó có thể đi vào hoạt động trước 2014 hoặc 2015.
100 ngày trở lại điện Kremlin của Putin
Tổng thống Nga Putin |
Trong 100 ngày đầu trở lại Kremlin đảm nhiệm cương vị tổng thống nhiệm kỳ 3, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đặc biệt quan tâm đến chính sách đối ngoại, với các chuyến thăm tới 11 quốc gia, trong đó có Đức, Pháp, Trung Quốc, Anh, Mexico, Israel....
Ngày 14/8 đánh dấu tròn 100 ngày cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông Putin. Ông Putin nhậm chức tổng thống hôm 7/5.
Video Putin bật khóc tuyên bố thắng cử tháng 5/2012:
Đài Loan rút lui vụ đảo Điếu Ngư/Senkaku
Nhận thấy khả năng xung đột trên biển là khá cao, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu quyết định rút khỏi vụ đảo Điếu Ngư/Senkaku, báo Focus Taiwan đưa tin.
Tàu "Khởi Phong 2" của Ủy ban Hành động vì Điếu Ngư/Senkaku Hong Kong xuất phát hôm 12/8 đang tiến gần tới quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) trong bối cảnh căng thẳng trên biển Hoa Đông tăng cao.
Phản ứng trước việc này, Nhật Bản đang gấp rút lên kế hoạch ứng phó trong trường hợp tàu Hong Kong tiến sát đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Đảo Điếu Ngư/Senkaku |
Hành động đòi chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku của “ba bên” Trung Quốc đã có sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu (ba bên bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan).
Hôm nay, 15/8, các nhà hoạt động Đài Loan đột ngột tuyên bố hủy bỏ kế hoạch lên đảo Điếu Ngư/Senkaku với lý do tàu cá họ thuê trước đó không dám ra biển.
Hôm 14/8, nhà cầm quyền Mã Anh Cửu đã gây sức ép để thuyền trưởng tàu cá Đài Loan không được phép ra biển.
Theo Chinanews, lần này sẽ chỉ có Hong Kong và Trung Quốc thực hiện kế hoạch ngăn chặn Nhật Bản tuyên bố chủ quyền ở Điếu Ngư/Senkaku.
Nguồn tin của Chinanews nói, ông Mã Anh Cửu đã ngăn chặn tàu Đài Loan ra biển vì sớm nhận thấy khả năng xảy ra xung đột là rất cao.
Mỹ trả tàu cá đánh bắt trái phép cho Trung Quốc
Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã giao lại một con tàu nghi ngờ sử dụng loại lưới vét trái phép ở Thái Bình Dương cho phía Trung Quốc vào hôm 14/8.
Theo AP, một tàu tuần duyên Mỹ đóng tại Hawaii được điều đến Alaska đã trạm trán với con tàu cá vào cuối tháng 7 ở vị trí cách thủ đô Tokyo của Nhật 1.360 km. Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã lên boong tàu và tìm thấy 30 tấn cá ngừ, 6 tấn cá mập.
Tàu tuần dương Rush trong một chuyến đến thăm Trung Quốc |
Tuần duyên Mỹ cho biết con tàu do những công dân Trung Quốc điều khiển. Tàu tuần duyên Rush của Mỹ đã áp tải con tàu cá đi về phía tây và giao lại cho Cục Ngư chính Trung Quốc vào hôm 14/8.
Theo Lực lượng Tuần duyên Mỹ, các ngư dân trên con tàu có tên Đại Thành đã sử dụng loại lưới vét lớn với chiều dài lên đến 16 km. Loại lưới này vốn bị quốc tế cấm từ năm 1992.
Các quan chức Mỹ cho biết loại lưới vét này có thể giết hại bừa bãi lượng lớn cá và các sinh vật biển khác như cá voi, rùa… Các quan chức thuộc Cục Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ cho biết đây là trường hợp sử dụng lưới vét duy nhất trên toàn thế giới mà họ biết được từ đầu năm đến nay.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận