(VTC News) - Lần đầu tiên trong lịch sử Ebola tỏ ra 'khát máu' như vậy, tiến sỹ Mikhail Shchelkanov của Viện Virus học Nga nói về bệnh dịch đang hoành hành.
Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch đáng sợ hơn cả AIDS
Một bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh sốt Ebola được đưa đến bệnh viện Hồng Kông.Theo tờ "China Daily", người phụ nữ bị cách ly này vừa mới trở về từ châu Phi, nơi mà dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 670 người.
May mắn thay, bà không bị chẩn đoán mắc căn bệnh khủng khiếp đó. Nhưng điều này không có nghĩa là châu Á đã miễn dịch với sự xâm nhập của virus Ebola.
Châu Âu cũng đang gióng lên hồi chuông báo động. Dịch Ebola bắt đầu khởi phát vào tháng Hai ở Guinea.
Từ đó, virus lây lan sang các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Chỉ riêng giai đoạn đó đã có hơn 1.100 trường hợp lây nhiễm, trong đó gần 700 ca tử vong. Theo ông Mikhail Shchelkanov, tiến sĩ sinh học kiêm trưởng phòng thí nghiệm sinh thái và virus của Viện Virus học Nga, lần đầu tiên trong lịch sử virus Ebola tỏ ra rất "khát máu" như vậy.
Ông nói: “Chưa bao giờ trong điều kiện đô thị lại có dịch lớn như vậy. Tại các khu vực nông thôn của châu Phi dịch bệnh cũng đã nhiều lần xảy ra, nhưng trong môi trường đô thị với thời gian dài và nguy cơ tử vong lớn như vậy thì chưa từng có.
Khi mà Tổ chức Y tế Thế giới không thể ngăn chặn được dịch bệnh thì tất nhiên không phải là trường hợp thông thường".
Mỹ: Vũ khí sinh học vẫn là một lựa chọn của Triều Tiên
Triều Tiên có thể vẫn xem việc sử dụng vũ khí sinh học là một lựa chọn và tiếp tục tăng cường năng lực phát triển, nghiên cứu trong lĩnh vực này, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong báo cáo thường niên đánh giá về giải trừ vũ khí công bố hồi tuần rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào năm 1987 Triều Tiên tham gia Công ước cấm vũ khí sinh học (BWC), theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc).
“Những thông tin có sẵn” cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành nhiều hoạt động phát triển và nghiên cứu vũ khí sinh học, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
“Triều Tiên có thể vẫn đang xem việc sử dụng vũ khí sinh học là một lựa chọn, điều này trái với BWC”, theo Bộ ngoại giao Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo không nêu cụ thể “thông tin có sẵn” là gì, theo Yonhap.
Trước đây, Bình Nhưỡng thường xuyên bác bỏ thông tin cho rằng nước này không tuân thủ các điều khoản trong BWC.
Triều Tiên còn khẳng định nước này phản đối việc phát triển và sử dụng vũ khí sinh học và cũng không sở hữu bất kỳ vũ khí sinh học nào.
400 binh sĩ Ukraine vừa chạy sang Nga
400 binh sĩ Ukraine vừa được cho phép tiến vào Nga đêm 3/8 sau khi đưa ra yêu cầu được tị nạn, lực lượng biên phòng Nga cho hay.
Theo người phát ngôn lực lượng Biên phòng tỉnh Rostov Vasily Malaev, 438 binh sĩ Ukraine bao gồm 164 lính biên phòng Ukraine đã được tiến vào Nga. Trước đó, 12 binh sĩ Ukraine đã xin tị nạn ở Nga.
Cuối tháng 7, 41 binh sĩ Ukraine cũng trốn sang Nga để tránh cuộc chiến ở miền đông Ukraine. Những binh sĩ này đang bị Ukraine truy tố vì tội đào ngũ.
Tình trạng đào ngũ từ nhiều cấp bậc khác nhau trong Quân đội Ukraine và lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đang ngày càng trầm trọng do tình hình căng thẳng leo thang ở Donetsk và Lugansk.
Nhiều đơn vị của Quân đội Ukraine trước đó đã bị cắt đường hậu cần trong chiến dịch miền đông khiến những đơn vị này đơn độc trong vùng lãnh thổ do ly khai miền đông kiểm soát.
Quân đội Ukraine mặc dù được trang bị vượt trội so với lực lượng ly khai miền đông, nhưng lại gặp tình trạng hậu cần yếu kém. Nhiều binh sĩ Ukraine đã phàn nàn về việc thiếu những nguồn hậu cần cơ bản bao gồm cả thức ăn và nước uống.
Nhiều đơn vị còn gặp tịnh trang bị tấn công nhầm từ đồng minh và bị bỏ lại phía sau sau khi lực lượng ly khai phản công.
Lật phà chở 250 người ở Bangladesh, trên 100 người được cứu
Theo hãng Reuters/AP, ngày 4/8, một con phà chở 250 hành khách đã bị lật trên sông Padma ở phía Tây Nam thủ đô Dhaka của Bangladesh và các đội cứu hộ đã cứu được gần một nửa số nạn nhân.
'Trả lời báo giới, Phó Quận trưởng quận Munshiganj ở thành phố Dhaka, ông Mohammad Saiful Hasan Badal xác nhận khoảng 100 hành khách đã được cứu trong vụ lật phà MV Pinak-6 và tới nay chưa có thông tin về con số thương vong.
Theo ông, "phần lớn hành khách (trên phà) đang trên đường về thủ đô sau lễ Eid al-Fitr (đánh dấu kết thúc tháng lễ Ramadan)."
Các nhóm cứu hộ của Cơ quan Vận tải đường thủy nội địa Bangladesh, lính cứu hỏa và quân đội đã tham gia hoạt động cứu hộ ở khu vực cách thủ đô Dhaka khoảng 30km về phía Tây Nam.
Brazil là quốc gia đứng đầu thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ
Brazil đã lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ. Thông tin này được đăng tải trên tờ O Estado de Sao Paulo của Brazil số ra ngày 3/8.
Dẫn báo cáo mới nhất của Hội phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế (Isaps), báo trên cho biết trong năm 2013, Brazil đã thực hiện gần 1,5 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều hơn 40.000 ca so với Mỹ.
Số ca phẫu thuật thẩm mỹ tại quốc gia Nam Mỹ này chiếm gần 13% trong tổng số 11,6 triệu ca hàng năm trên toàn thế giới.
Cách đây ba năm, vị trí đầu bảng trong ngành này thuộc về Xứ sở Cờ hoa với 1,09 triệu ca phẫu thuật, tiếp đến là đất nước của vũ điệu Samba với 905.000 ca.
Trong tổng số 19 loại hình phẫu thuật thẩm mỹ, Brazil đứng đầu thế giới về 10 thủ thuật với loại hình phổ biến nhất là hút mỡ, nâng ngực bằng phương pháp cấy silicon, nâng mũi và phẫu thuật tai.
Hiện Brazil có hơn 5.400 bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ.
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch đáng sợ hơn cả AIDS
Một bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh sốt Ebola được đưa đến bệnh viện Hồng Kông.Theo tờ "China Daily", người phụ nữ bị cách ly này vừa mới trở về từ châu Phi, nơi mà dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 670 người.
May mắn thay, bà không bị chẩn đoán mắc căn bệnh khủng khiếp đó. Nhưng điều này không có nghĩa là châu Á đã miễn dịch với sự xâm nhập của virus Ebola.
Hình ảnh về một nạn nhân của Ebola |
Châu Âu cũng đang gióng lên hồi chuông báo động. Dịch Ebola bắt đầu khởi phát vào tháng Hai ở Guinea.
Từ đó, virus lây lan sang các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Chỉ riêng giai đoạn đó đã có hơn 1.100 trường hợp lây nhiễm, trong đó gần 700 ca tử vong. Theo ông Mikhail Shchelkanov, tiến sĩ sinh học kiêm trưởng phòng thí nghiệm sinh thái và virus của Viện Virus học Nga, lần đầu tiên trong lịch sử virus Ebola tỏ ra rất "khát máu" như vậy.
Ông nói: “Chưa bao giờ trong điều kiện đô thị lại có dịch lớn như vậy. Tại các khu vực nông thôn của châu Phi dịch bệnh cũng đã nhiều lần xảy ra, nhưng trong môi trường đô thị với thời gian dài và nguy cơ tử vong lớn như vậy thì chưa từng có.
Khi mà Tổ chức Y tế Thế giới không thể ngăn chặn được dịch bệnh thì tất nhiên không phải là trường hợp thông thường".
Mỹ: Vũ khí sinh học vẫn là một lựa chọn của Triều Tiên
Triều Tiên có thể vẫn xem việc sử dụng vũ khí sinh học là một lựa chọn và tiếp tục tăng cường năng lực phát triển, nghiên cứu trong lĩnh vực này, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong báo cáo thường niên đánh giá về giải trừ vũ khí công bố hồi tuần rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào năm 1987 Triều Tiên tham gia Công ước cấm vũ khí sinh học (BWC), theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc).
“Những thông tin có sẵn” cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành nhiều hoạt động phát triển và nghiên cứu vũ khí sinh học, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm một đơn vị quân đội |
“Triều Tiên có thể vẫn đang xem việc sử dụng vũ khí sinh học là một lựa chọn, điều này trái với BWC”, theo Bộ ngoại giao Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo không nêu cụ thể “thông tin có sẵn” là gì, theo Yonhap.
Trước đây, Bình Nhưỡng thường xuyên bác bỏ thông tin cho rằng nước này không tuân thủ các điều khoản trong BWC.
Triều Tiên còn khẳng định nước này phản đối việc phát triển và sử dụng vũ khí sinh học và cũng không sở hữu bất kỳ vũ khí sinh học nào.
400 binh sĩ Ukraine vừa chạy sang Nga
400 binh sĩ Ukraine vừa được cho phép tiến vào Nga đêm 3/8 sau khi đưa ra yêu cầu được tị nạn, lực lượng biên phòng Nga cho hay.
Theo người phát ngôn lực lượng Biên phòng tỉnh Rostov Vasily Malaev, 438 binh sĩ Ukraine bao gồm 164 lính biên phòng Ukraine đã được tiến vào Nga. Trước đó, 12 binh sĩ Ukraine đã xin tị nạn ở Nga.
Cuối tháng 7, 41 binh sĩ Ukraine cũng trốn sang Nga để tránh cuộc chiến ở miền đông Ukraine. Những binh sĩ này đang bị Ukraine truy tố vì tội đào ngũ.
Quân đội Ukraine ở miền Đông |
Tình trạng đào ngũ từ nhiều cấp bậc khác nhau trong Quân đội Ukraine và lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đang ngày càng trầm trọng do tình hình căng thẳng leo thang ở Donetsk và Lugansk.
Nhiều đơn vị của Quân đội Ukraine trước đó đã bị cắt đường hậu cần trong chiến dịch miền đông khiến những đơn vị này đơn độc trong vùng lãnh thổ do ly khai miền đông kiểm soát.
Quân đội Ukraine mặc dù được trang bị vượt trội so với lực lượng ly khai miền đông, nhưng lại gặp tình trạng hậu cần yếu kém. Nhiều binh sĩ Ukraine đã phàn nàn về việc thiếu những nguồn hậu cần cơ bản bao gồm cả thức ăn và nước uống.
Nhiều đơn vị còn gặp tịnh trang bị tấn công nhầm từ đồng minh và bị bỏ lại phía sau sau khi lực lượng ly khai phản công.
Lật phà chở 250 người ở Bangladesh, trên 100 người được cứu
Theo hãng Reuters/AP, ngày 4/8, một con phà chở 250 hành khách đã bị lật trên sông Padma ở phía Tây Nam thủ đô Dhaka của Bangladesh và các đội cứu hộ đã cứu được gần một nửa số nạn nhân.
Thi thể các nạn nhân trong vụ chìm phà ngày 15/5 ở Bangladesh - TTXVN |
'Trả lời báo giới, Phó Quận trưởng quận Munshiganj ở thành phố Dhaka, ông Mohammad Saiful Hasan Badal xác nhận khoảng 100 hành khách đã được cứu trong vụ lật phà MV Pinak-6 và tới nay chưa có thông tin về con số thương vong.
Theo ông, "phần lớn hành khách (trên phà) đang trên đường về thủ đô sau lễ Eid al-Fitr (đánh dấu kết thúc tháng lễ Ramadan)."
Các nhóm cứu hộ của Cơ quan Vận tải đường thủy nội địa Bangladesh, lính cứu hỏa và quân đội đã tham gia hoạt động cứu hộ ở khu vực cách thủ đô Dhaka khoảng 30km về phía Tây Nam.
Brazil là quốc gia đứng đầu thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ
Brazil đã lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ. Thông tin này được đăng tải trên tờ O Estado de Sao Paulo của Brazil số ra ngày 3/8.
Dẫn báo cáo mới nhất của Hội phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế (Isaps), báo trên cho biết trong năm 2013, Brazil đã thực hiện gần 1,5 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều hơn 40.000 ca so với Mỹ.
Brazil là quốc gia đứng đầu thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh minh họa |
Số ca phẫu thuật thẩm mỹ tại quốc gia Nam Mỹ này chiếm gần 13% trong tổng số 11,6 triệu ca hàng năm trên toàn thế giới.
Cách đây ba năm, vị trí đầu bảng trong ngành này thuộc về Xứ sở Cờ hoa với 1,09 triệu ca phẫu thuật, tiếp đến là đất nước của vũ điệu Samba với 905.000 ca.
Trong tổng số 19 loại hình phẫu thuật thẩm mỹ, Brazil đứng đầu thế giới về 10 thủ thuật với loại hình phổ biến nhất là hút mỡ, nâng ngực bằng phương pháp cấy silicon, nâng mũi và phẫu thuật tai.
Hiện Brazil có hơn 5.400 bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ.
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Bình luận