(VTC News) – Sau khi đua nhau thay “nồi cơm” – mảng kinh doanh chính, có đại gia Việt nào đen đủi như bầu Đức.
Thay “nồi cơm”, bầu Đức đen đủi
Mấy năm trở lại đây, Hoàng Anh Gia Lai luôn gây sự chú ý với những quyết định táo bạo. Đầu tiên, Hoàng Anh Gia Lai gây sốc khi giảm giá 50% giá căn hộ ở TP.HCM. Đây là bước khởi đầu cho quá trình thay “nồi cơm”. Hoàng Anh Gia Lai giảm dần mảng địa ốc và tấn công sang lĩnh vực kinh doanh mới – nông nghiệp.
Hoàng Anh Gia Lai đã rót hàng ngàn tỷ đồng vào mía đường, cao su, bắp, chăn nuôi bò,... Bầu Đức tin rằng nông nghiệp sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” mới cho Hoàng Anh Gia Lai. Điều đó có vẻ đúng khi tỷ trọng doanh thu từ nông nghiệp trong tổng doanh thu đang tăng dần theo mỗi quý.
Đặc biệt, trong tương lai gần, khi tới thời gian thu hoạch, cao su sẽ trở thành “vàng trắng” và mang lại cho Hoàng Anh Gia Lai nguồn thu khổng lồ. Điều đó đồng nghĩa với việc cổ phiếu HAG có cơ hội tìm lại hào quang trong quá khứ và bầu Đức cũng có cơ hội cạnh tranh ngôi vị đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Thế nhưng, ngạc nhiên ở chỗ, điều ngược lại đang xảy ra. Dù mảng nông nghiệp vẫn giữ trọn vẹn được tiềm năng nhưng cổ phiếu HAG lại lao dốc thảm hại. Trong năm Ất Mùi, HAG giảm 14.500 đồng/CP, tương ứng 65%.
Như vậy, HAG đã “thổi bay” 11.454,54 tỷ đồng vốn hóa thị trường Hoàng Anh Gia Lai. Là cổ đông lớn nhất tại công ty, bầu Đức đã mất tới 5.042,6 tỷ đồng. Đi cùng với việc tài sản sụt giảm, bầu Đức còn liên tục rớt hạng. Hiện tại, bầu Đức đã rơi từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Vận đen của bầu Đức chưa dừng lại ở đó. Trong năm 2015, cổ phiếu HNG - Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, công ty con của Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên HSX từng mang lại cho bầu Đức hy vọng cạnh tranh ngôi vị số 1 trên sàn chứng khoán.
Thế nhưng, HNG đã có màn trình diễn tệ hại. Trong những ngày cuối năm Ất Mùi, HNG gây thất vọng khi có chuỗi giảm sàn 10 phiên liên tiếp. Kể từ ngày niêm yết (20/7/2015), HNG đã giảm 22.600 đồng/CP, tương ứng 67,46%.
HNG khiến vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai mất 16.004 tỷ đồng. Sở hữu tới 79,52% vốn HNG nên Hoàng Anh Gia Lai đã mất 12.726,21 tỷ đồng.
Không ai đen đủi như bầu Đức
Trong thời gian qua, bầu Đức không phải đại gia duy nhất thay “nồi cơm” cho “con đẻ” của mình. Danh sách các doanh nghiệp thay nồi cơm được kéo dài, bao gồm những cái tên Kinh Đô, Masan, Hòa Phát. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (nay đổi tên thành Kido) – KDC gây chú ý với thương vụ khủng.
Trong quý 2/2015, KDC gây chấn động khi tuyên bố bán 80% mảng bánh kẹo cho đối tác Mỹ Mondelēz International, Inc và thu về 7.846 tỷ đồng tương đương 370 triệu USD. Như vậy, với việc chỉ nắm giữ 20% mảng bánh kẹo, KDC không còn là “Vua bánh kẹo”. “Nồi cơm” mới của KDC là hàng tiêu dùng, bao gồm mì ăn liền, dầu ăn, gia vị,...
Để làm đẹp lòng cổ đông, ngay sau khi thông tin quan trọng đươc đưa ra, KDC tuyên bố sẽ trả cổ tức khủng lên tới 200%. Tuy nhiên, thông tin này chỉ hỗ trợ cho KDC trong thời gian rất ngắn. Sau đó, cổ đông đua nhau bán tháo KDC vì tin rằng KDC sẽ gặp khó khi không còn bánh kẹo.
Không chỉ cổ đông nhỏ lẻ, nhiều tổ chức lớn cũng đồng loạt bán ra KDC khiến cổ phiếu KDC có một năm Ất Mùi khá chật vật. Đóng cửa năm Ất Mùi, KDC giảm 3.400 đồng/CP, tương ứng 13,08%. Đà giảm của KDC khiến vốn hóa thị trường công ty hao hụt 872,62 tỷ đồng. Như vậy, so với mức mất mát 11.454,54 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai, có thể thấy Kinh Đô vẫn thua Hoàng Anh Gia Lai về mức độ đen đủi.
Không rẽ ngang như Hoàng Anh Gia Lai và Kinh Đô nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan cũng có chuyển biến lớn về ngành nghề kinh doanh. Thay vì chỉ tập trung vào hàng tiêu dùng, sau khi thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm lớn, Masan đã bước chân vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và hứa hẹn đứng ở vị trí số 1 trong mảng kinh doanh mới này.
Rất nhanh chóng, thức ăn chăn nuôi trở thành mảng mang về nhiều doanh thu nhất cho Masan. Mới đây, Masan cho biết công ty đạt doanh thu kỷ lục trên 30.000 tỷ đồng nhơ mảng kinh doanh mới. Có thể thấy, bước chuyển mình của Masan đang dần được chứng minh là đúng đắn.
Cũng đầu tư sang nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi nhưng công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vẫn chưa ghi nhận nhiều doanh thu từ hai mảng mới này. Hòa Phát vẫn cần nhiều thời gian để chứng minh nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi là những mảng quan trọng khi chỉ là “làm thêm”.
Bảo Linh
Thay “nồi cơm”, bầu Đức đen đủi
Mấy năm trở lại đây, Hoàng Anh Gia Lai luôn gây sự chú ý với những quyết định táo bạo. Đầu tiên, Hoàng Anh Gia Lai gây sốc khi giảm giá 50% giá căn hộ ở TP.HCM. Đây là bước khởi đầu cho quá trình thay “nồi cơm”. Hoàng Anh Gia Lai giảm dần mảng địa ốc và tấn công sang lĩnh vực kinh doanh mới – nông nghiệp.
Hoàng Anh Gia Lai đã rót hàng ngàn tỷ đồng vào mía đường, cao su, bắp, chăn nuôi bò,... Bầu Đức tin rằng nông nghiệp sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” mới cho Hoàng Anh Gia Lai. Điều đó có vẻ đúng khi tỷ trọng doanh thu từ nông nghiệp trong tổng doanh thu đang tăng dần theo mỗi quý.
Đặc biệt, trong tương lai gần, khi tới thời gian thu hoạch, cao su sẽ trở thành “vàng trắng” và mang lại cho Hoàng Anh Gia Lai nguồn thu khổng lồ. Điều đó đồng nghĩa với việc cổ phiếu HAG có cơ hội tìm lại hào quang trong quá khứ và bầu Đức cũng có cơ hội cạnh tranh ngôi vị đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, HAG đã “thổi bay” 11.454,54 tỷ đồng vốn hóa thị trường Hoàng Anh Gia Lai. Là cổ đông lớn nhất tại công ty, bầu Đức đã mất tới 5.042,6 tỷ đồng. Đi cùng với việc tài sản sụt giảm, bầu Đức còn liên tục rớt hạng. Hiện tại, bầu Đức đã rơi từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Vận đen của bầu Đức chưa dừng lại ở đó. Trong năm 2015, cổ phiếu HNG - Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, công ty con của Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên HSX từng mang lại cho bầu Đức hy vọng cạnh tranh ngôi vị số 1 trên sàn chứng khoán.
Thế nhưng, HNG đã có màn trình diễn tệ hại. Trong những ngày cuối năm Ất Mùi, HNG gây thất vọng khi có chuỗi giảm sàn 10 phiên liên tiếp. Kể từ ngày niêm yết (20/7/2015), HNG đã giảm 22.600 đồng/CP, tương ứng 67,46%.
HNG khiến vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai mất 16.004 tỷ đồng. Sở hữu tới 79,52% vốn HNG nên Hoàng Anh Gia Lai đã mất 12.726,21 tỷ đồng.
Không ai đen đủi như bầu Đức
Trong thời gian qua, bầu Đức không phải đại gia duy nhất thay “nồi cơm” cho “con đẻ” của mình. Danh sách các doanh nghiệp thay nồi cơm được kéo dài, bao gồm những cái tên Kinh Đô, Masan, Hòa Phát. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (nay đổi tên thành Kido) – KDC gây chú ý với thương vụ khủng.
Trong quý 2/2015, KDC gây chấn động khi tuyên bố bán 80% mảng bánh kẹo cho đối tác Mỹ Mondelēz International, Inc và thu về 7.846 tỷ đồng tương đương 370 triệu USD. Như vậy, với việc chỉ nắm giữ 20% mảng bánh kẹo, KDC không còn là “Vua bánh kẹo”. “Nồi cơm” mới của KDC là hàng tiêu dùng, bao gồm mì ăn liền, dầu ăn, gia vị,...
Để làm đẹp lòng cổ đông, ngay sau khi thông tin quan trọng đươc đưa ra, KDC tuyên bố sẽ trả cổ tức khủng lên tới 200%. Tuy nhiên, thông tin này chỉ hỗ trợ cho KDC trong thời gian rất ngắn. Sau đó, cổ đông đua nhau bán tháo KDC vì tin rằng KDC sẽ gặp khó khi không còn bánh kẹo.
Không chỉ cổ đông nhỏ lẻ, nhiều tổ chức lớn cũng đồng loạt bán ra KDC khiến cổ phiếu KDC có một năm Ất Mùi khá chật vật. Đóng cửa năm Ất Mùi, KDC giảm 3.400 đồng/CP, tương ứng 13,08%. Đà giảm của KDC khiến vốn hóa thị trường công ty hao hụt 872,62 tỷ đồng. Như vậy, so với mức mất mát 11.454,54 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai, có thể thấy Kinh Đô vẫn thua Hoàng Anh Gia Lai về mức độ đen đủi.
Không rẽ ngang như Hoàng Anh Gia Lai và Kinh Đô nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan cũng có chuyển biến lớn về ngành nghề kinh doanh. Thay vì chỉ tập trung vào hàng tiêu dùng, sau khi thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm lớn, Masan đã bước chân vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và hứa hẹn đứng ở vị trí số 1 trong mảng kinh doanh mới này.
Rất nhanh chóng, thức ăn chăn nuôi trở thành mảng mang về nhiều doanh thu nhất cho Masan. Mới đây, Masan cho biết công ty đạt doanh thu kỷ lục trên 30.000 tỷ đồng nhơ mảng kinh doanh mới. Có thể thấy, bước chuyển mình của Masan đang dần được chứng minh là đúng đắn.
Cũng đầu tư sang nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi nhưng công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vẫn chưa ghi nhận nhiều doanh thu từ hai mảng mới này. Hòa Phát vẫn cần nhiều thời gian để chứng minh nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi là những mảng quan trọng khi chỉ là “làm thêm”.
Bảo Linh
Bình luận