(VTC News) – Bài thuốc trị gút của ông lang Lục Xuân Út gồm các vị: Cơm lênh, bầu khai, nhức xương, dau dáu, huyết đằng…
Kỳ 3 (kỳ cuối): Giải mã những vị thuốc trị gút
Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn làm hoàn toàn thủ công.
Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau.
Mỗi túi thuốc nặng 2kg, đóng trong túi nilon lớn. Mặc dù bốc bằng tay, nhưng túi nào túi nấy đều tăm tắp, đặt lên bàn cân đều chính xác 2kg.
Cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết. Người bệnh tự chia mỗi túi thuốc đó thành 5 thang, sắc uống trong 10 ngày, tức hai ngày uống một thang. Thuốc cứ đóng vào bịch, chẳng có tờ giấy hướng dẫn gì cả.
Tôi hỏi: “Sao anh không bốc thành từng thang như các ông lang khác, và có hướng dẫn sử dụng để người bệnh không phải thắc mắc gì?”.
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thuốc của mình dân dã, chỉ cần đóng thành túi như thế là được rồi. Nhiều người cũng tư vấn cho mình cách đóng gói, bảo quản cho tốt, rồi thì dùng máy xay, nghiền.
Có bệnh nhân còn đòi tặng mình cả máy nghiền, máy trộn, máy đóng túi tự động. Tuy nhiên, mình không làm như vậy, vì sẽ phát sinh thêm chi phí, đội giá thuốc lên, mà công dụng thì vẫn như thế thôi.
Mỗi bọc thuốc của mình chỉ uống trong 10 ngày, nên bảo quản cũng đơn giản. Mà đóng gói đến đâu, bán hết đến đấy, nên đâu có sợ mốc”.
Tôi lại hỏi: “Nếu thái thuốc thô thế này, anh không sợ bị người khác học mất bí quyết à?”. Thầy lang Lục Xuân Út cười nói: “Những cây thuốc của mình đều là thứ chỉ trong dòng họ mình biết thôi, nên có nhìn cây khô cũng không biết được đâu.
Cũng vì không ai biết, mà những cây thuốc này không bị khai thác, còn nhiều trong rừng. Đấy cũng là lý do mình bán thuốc với giá rẻ, người nghèo cũng có thể dùng được”.
Khi tôi hỏi 5 vị trong bài thuốc chữa gút, thì ông thầy lang Lục Xuân Út chẳng giấu giếm gì. Ông Út mở từng bao nguyên liệu, bốc lên và khoe các vị gồm: Cơm lênh, bầu khai, nhức xương, dau dáu, huyết đằng…
Tôi bảo: “Cây cơm lênh, bầu khai, dau dáu thì chưa nghe bao giờ, nhưng dây nhức xương và huyết đằng thì nhiều người biết rồi…”.
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thưa nhà báo, dây nhức xương có mấy chục loại, mình chỉ dùng đúng một loại mà thôi. Huyết đằng là dây leo bổ máu, nhưng có 6 loại khác nhau. Có loại huyết đằng trị ngứa và dị ứng, có loại trị dạ dày, có loại trị về gan.
Loại huyết đằng giải độc gan, điều hòa cơ thể, chính là loại bổ trợ cho các thảo dược trị gút. Loại huyết đằng này dây nhỏ, kỳ quái như con rắn, nó chỉ có ở rừng già.
Mới đây, mình vào rừng hái thuốc, thấy có dây huyết đằng mọc ở lối vào rừng, vắt lên vách đá, mình hỏi ông cụ chăn trâu, thì ông cụ bảo ông đã 80 tuổi, mà hồi 9-10 tuổi đã thấy dây huyết đằng mọc ở đây, to như bắp tay rồi. Tức là, đã 70 năm qua, dây huyết đằng này không hề lớn. Tuổi của nó có lẽ phải trăm năm”.
Nói rồi, thầy lang Lục Xuân Út trèo lên đống thuốc chất trong kho, lôi từ trên mái nhà xuống một đoạn dây leo, to bằng cổ tay, trông như con rắn.
Dây huyết đằng to bằng cái phích, như con trăn, bò loằng ngoằng trong rừng, có tuổi trăm năm thì tôi gặp nhiều trong các chuyến đi rừng, nhưng dây huyết đằng cổ thụ mà rất nhỏ và hình thù quái dị thế này thì chưa gặp.
Theo thầy lang Lục Xuân Út, vị quý nhất, chủ đạo trong bài thuốc trị gút gia truyền của dòng họ, là cây cơm lênh.
Tôi tra một số sách thuốc, thì có thấy nhắc đến thảo dược cơm lênh, còn gọi là: trâu cổ, vảy ốc, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn.
Tuy nhiên, đây lại là tầm gửi, mọc trên thân cây gỗ, lá hình vảy ốc, có quả bằng quả sung… Như vậy, cây cơm lênh mô tả trong sách không phải thảo dược mà ông lang Lục Xuân Út sử dụng. Cây cơm lênh có lá như lá lúa, nhưng ngắn hơn.
Theo thầy lang Út, cơm lênh mà ông sử dụng là một loại lan, mọc hoang dã trên vách đá cao, chứ không mọc trên cây. Loại lan này chỉ sống ở rừng già, trong các khe đá ẩm ướt, tối tăm.
Ông Út đã mang cây lan này cho nhiều thầy lang miền núi, nhưng không ai biết dùng để làm thuốc, chỉ mỗi dòng họ của ông dùng, nên trong rừng vẫn còn nhiều.
Loài lan có tên cơm lênh ra hoa đỏ pha vàng, nhìn không đẹp, lại khó trồng làm cảnh, nên không bị tận diệt.
Ngoài tác dụng trị gút, thì cơm lênh có nhiều kháng sinh tự nhiên. Xưa kia, ông nội, rồi bố ông thường hái cơm lênh tắm cho trẻ mới sinh. Các cụ bảo tắm bằng nước cơm lênh trẻ sẽ khỏe, tăng sức đề kháng, không bị ốm vặt, nhiễm lạnh…
Ngoài ra, trẻ con bí đái, tiểu rắt, chỉ cần ngâm mình trong nước cơm lênh là hết bệnh.
Cùng với cơm lênh, dây dau dáu có tác dụng thẳng vào xương khớp. Dây dau dáu chỉ bằng ngón tay cái, nhưng cực bền. Người miền núi thường lấy dây này làm thừng trâu để cày bừa, thậm chí dùng trâu kéo gỗ. Không ai biết dùng dây dau dáu để làm thuốc ngoài dòng họ của lang y Lục Xuân Út.
Thầy lang người Giáy Lục Xuân Út bảo: “Mình không được học hành đầy đủ, nên không phân tích được hoạt chất từ các cây thuốc các cụ truyền cho. Mình cũng không hiểu rõ lắm cơ chế tác động trị bệnh của nó. Các cụ chỉ cho mình thế nào, thì mình cứ bốc thuốc như thế thôi. Bài thuốc có hiệu quả thì họ mới tìm đến đông thế này chứ.
Mình cũng muốn tiết lộ những cây thuốc này cho một nhà nghiên cứu nào đó để phân tích, rồi nghĩ cách cứu nhiều người, nhưng lại sợ lộ bài thuốc, làm mất nghề gia truyền, rồi người ta vào rừng nhổ hết cây thuốc quý thì gay lắm”.
Phong Nguyệt – Hải Dương
Kỳ 3 (kỳ cuối): Giải mã những vị thuốc trị gút
Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn làm hoàn toàn thủ công.
Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở 5 chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau.
Mỗi túi thuốc nặng 2kg, đóng trong túi nilon lớn. Mặc dù bốc bằng tay, nhưng túi nào túi nấy đều tăm tắp, đặt lên bàn cân đều chính xác 2kg.
Cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết. Người bệnh tự chia mỗi túi thuốc đó thành 5 thang, sắc uống trong 10 ngày, tức hai ngày uống một thang. Thuốc cứ đóng vào bịch, chẳng có tờ giấy hướng dẫn gì cả.
Ông lang Lục Xuân Út chế biến thuốc rất đơn giản, thô mộc. |
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thuốc của mình dân dã, chỉ cần đóng thành túi như thế là được rồi. Nhiều người cũng tư vấn cho mình cách đóng gói, bảo quản cho tốt, rồi thì dùng máy xay, nghiền.
Có bệnh nhân còn đòi tặng mình cả máy nghiền, máy trộn, máy đóng túi tự động. Tuy nhiên, mình không làm như vậy, vì sẽ phát sinh thêm chi phí, đội giá thuốc lên, mà công dụng thì vẫn như thế thôi.
Mỗi bọc thuốc của mình chỉ uống trong 10 ngày, nên bảo quản cũng đơn giản. Mà đóng gói đến đâu, bán hết đến đấy, nên đâu có sợ mốc”.
Một vị thuốc trị gút |
Cũng vì không ai biết, mà những cây thuốc này không bị khai thác, còn nhiều trong rừng. Đấy cũng là lý do mình bán thuốc với giá rẻ, người nghèo cũng có thể dùng được”.
Tôi bảo: “Cây cơm lênh, bầu khai, dau dáu thì chưa nghe bao giờ, nhưng dây nhức xương và huyết đằng thì nhiều người biết rồi…”.
Ông lang Lục Xuân Út bảo: “Thưa nhà báo, dây nhức xương có mấy chục loại, mình chỉ dùng đúng một loại mà thôi. Huyết đằng là dây leo bổ máu, nhưng có 6 loại khác nhau. Có loại huyết đằng trị ngứa và dị ứng, có loại trị dạ dày, có loại trị về gan.
Loại huyết đằng giải độc gan, điều hòa cơ thể, chính là loại bổ trợ cho các thảo dược trị gút. Loại huyết đằng này dây nhỏ, kỳ quái như con rắn, nó chỉ có ở rừng già.
Mới đây, mình vào rừng hái thuốc, thấy có dây huyết đằng mọc ở lối vào rừng, vắt lên vách đá, mình hỏi ông cụ chăn trâu, thì ông cụ bảo ông đã 80 tuổi, mà hồi 9-10 tuổi đã thấy dây huyết đằng mọc ở đây, to như bắp tay rồi. Tức là, đã 70 năm qua, dây huyết đằng này không hề lớn. Tuổi của nó có lẽ phải trăm năm”.
Nói rồi, thầy lang Lục Xuân Út trèo lên đống thuốc chất trong kho, lôi từ trên mái nhà xuống một đoạn dây leo, to bằng cổ tay, trông như con rắn.
Dây huyết đằng trị gút như con rắn, chỉ bằng bắp tay, nhưng có tuổi trăm năm |
Theo thầy lang Lục Xuân Út, vị quý nhất, chủ đạo trong bài thuốc trị gút gia truyền của dòng họ, là cây cơm lênh.
Tôi tra một số sách thuốc, thì có thấy nhắc đến thảo dược cơm lênh, còn gọi là: trâu cổ, vảy ốc, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn.
Tuy nhiên, đây lại là tầm gửi, mọc trên thân cây gỗ, lá hình vảy ốc, có quả bằng quả sung… Như vậy, cây cơm lênh mô tả trong sách không phải thảo dược mà ông lang Lục Xuân Út sử dụng. Cây cơm lênh có lá như lá lúa, nhưng ngắn hơn.
Theo thầy lang Út, cơm lênh mà ông sử dụng là một loại lan, mọc hoang dã trên vách đá cao, chứ không mọc trên cây. Loại lan này chỉ sống ở rừng già, trong các khe đá ẩm ướt, tối tăm.
Những cây thuốc trị gút của ông lang Út đều mọc ở rừng sâu, núi đá |
Loài lan có tên cơm lênh ra hoa đỏ pha vàng, nhìn không đẹp, lại khó trồng làm cảnh, nên không bị tận diệt.
Ngoài tác dụng trị gút, thì cơm lênh có nhiều kháng sinh tự nhiên. Xưa kia, ông nội, rồi bố ông thường hái cơm lênh tắm cho trẻ mới sinh. Các cụ bảo tắm bằng nước cơm lênh trẻ sẽ khỏe, tăng sức đề kháng, không bị ốm vặt, nhiễm lạnh…
Ngoài ra, trẻ con bí đái, tiểu rắt, chỉ cần ngâm mình trong nước cơm lênh là hết bệnh.
Cùng với cơm lênh, dây dau dáu có tác dụng thẳng vào xương khớp. Dây dau dáu chỉ bằng ngón tay cái, nhưng cực bền. Người miền núi thường lấy dây này làm thừng trâu để cày bừa, thậm chí dùng trâu kéo gỗ. Không ai biết dùng dây dau dáu để làm thuốc ngoài dòng họ của lang y Lục Xuân Út.
Thầy lang người Giáy Lục Xuân Út bảo: “Mình không được học hành đầy đủ, nên không phân tích được hoạt chất từ các cây thuốc các cụ truyền cho. Mình cũng không hiểu rõ lắm cơ chế tác động trị bệnh của nó. Các cụ chỉ cho mình thế nào, thì mình cứ bốc thuốc như thế thôi. Bài thuốc có hiệu quả thì họ mới tìm đến đông thế này chứ.
Mình cũng muốn tiết lộ những cây thuốc này cho một nhà nghiên cứu nào đó để phân tích, rồi nghĩ cách cứu nhiều người, nhưng lại sợ lộ bài thuốc, làm mất nghề gia truyền, rồi người ta vào rừng nhổ hết cây thuốc quý thì gay lắm”.
Phong Nguyệt – Hải Dương
Bình luận