(VTC News)- Nếu chỉ xem xét, kết luận một bản hợp đồng sai luật hay không, thì thời gian không cần dài, nếu không muốn nói là rất ngắn.
* LTS: Chỉ còn ít ngày nữa, đoàn thanh tra của Bộ VH-TT và DL sẽ công bố kết luận thanh tra hợp đồng bản quyền truyền hình 20 năm mà VFF kí với AVG. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin được đăng tải bức thư đầy tâm huyết mà độc giả Đào Văn Thận gửi đến cho tòa soạn, trong đó nêu ra những suy nghĩ và lập luận rất logic về vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người hâm mộ Việt Nam.
-----------------------------------------------------------------------------
>>>> VFF-AVG: Sai ngay ở chỗ họ bảo đúng
Gần đây tôi đã đọc kỹ nhiều ý kiến trao đổi trên báo mạng xoay quanh bản hợp đồng về bản quyền truyền hình mà VFF đã ký với AVG và thấy cần trao đổi thêm một số ý kiến về vấn đề này.
Trước tiên tôi muốn nói ngoài lề một chút về câu chuyện bản quyền truyền hình. Mới đây, trên mạng có ý kiến phê phán khá gay gắt với VPF và đặt câu hỏi: “VPF đã làm gì cho bóng đá Việt Nam?”, cực đoan hơn, tác giả lại đòi xóa bỏ luôn tổ chức này?!
Quá bất ngờ, bởi câu hỏi trên lẽ ra phải được đặt ra cho VFF chứ sao lại là VPF? Đơn giản, VPF mới ra đời được hơn ba tháng trong khi đó, VFF ra đời đã hơn hai chục năm. Một tổ chức dù có mạnh đến đâu thì với 3 tháng làm sao đã có thể tạo ra sự chuyển biến cơ bản cho bóng đá nước nhà? Vì vậy tôi tự hỏi, sự ra đời của VPF là đáp ứng thực tiễn khách quan của nền bóng đá nước ta, lại có sự đồng thuận, ủng hộ từ những người làm bóng đá (các CLB, HLV, cầu thủ) đến các cấp có thẩm quyền về quản lý bóng đá thì tại sao và động cơ nào khiến có người đòi giải tán nó?
Trở lại vấn đề xoay quanh hợp đồng AVG ký với VFF diễn ra có đúng luật để các bên cần tôn trọng hợp đồng đã ký kết, có mấy vấn đề cốt lõi chúng ta cần trao đổi lại để làm rõ như sau:
Thứ nhất, về ý kiến dựa trên Luật thể dục thể thao và Điều lệ của VFF thì VFF là cơ quan tổ chức, quản lý Giải vô địch bóng đá Quốc gia, giải bóng đá chuyên nghiệp khác. Như vậy, VPF chỉ là đơn vị được VFF ủy quyền tổ chức, điều hành, khai thác quyền thương mại của giải đấu chuyên nghiệp, chứ không phải là chủ sở hữu giải VĐQG vừa được đổi tên thành Super League. Với tư cách là đơn vị được VFF ủy quyền, đồng nghĩa VPF phải tiếp nhận và kế thừa các hợp đồng mà VFF ký trước đó, bao gồm cả hợp đồng bản quyền truyền hình các giải đấu. Điều này hoàn toàn đúng.
Nhưng theo tôi, vấn đề lại nằm ở chỗ, bản hợp đồng mà VPF có trách nhiệm tiếp nhận và kế thừa ấy phải là một hợp đồng tuân thủ đúng pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam. Thực ra, không chỉ VPF, mà VFF và cả AVG cũng phải có đồng quan điểm như thế, vì đó là quan điểm duy nhất đúng cho vấn đề tiếp nhận và kế thừa bất kỳ một bản hợp đồng nào chứ không riêng gì bản hợp đồng VFF ký với AVG mà chúng ta đang nói. Luật của Nhà nước là trên hết.
Thứ hai, về ý kiến điều lệ của VFF đã được các thành viên trong đó có các CLBCN thông qua, được xây dựng theo hướng dẫn của FIFA, được Bộ Nội vụ Việt Nam phê duyệt ngày 19/3/2010 cho nên điều lệ này có giá trị như một thỏa thuận giữa VFF và các thành viên, được FIFA và Pháp luật Việt Nam bảo hộ. Đây cũng là lập luận đúng. Nhưng đó là một thỏa thuận (tức là sự đồng ý về mặt nguyên tắc) trong điều lệ VFF là một chuyện, còn điều ấy có giá trị như một giấy ủy quyền theo qui định của pháp luật hay không lại là một chuyện khác hẳn. Do vậy, việc suy diễn rằng, qua điều lệ VFF, VFF đã được các CLB ủy quyền để thương thảo và ký hợp đồng là không có cơ sở pháp lý.
Thêm nữa, tại sao nói hợp đồng giữa VFF và AVG vẫn là sai luật, mặc dù có sự thỏa thuận trong điều lệ VFF mà các CLB đã thông qua? Nguyên nhân chính vì VFF thiếu thủ tục pháp lý để được luật pháp công nhận là đủ tư cách đại diện làm một bên để ký hợp đồng. Về mặt pháp lý, muốn đủ tư cách đại diện cho VFF và 28 CLB để ký hợp đồng, VFF nhất thiết phải trình ra được văn bản ủy quyền có chữ ký, đóng dấu của VFF và đại diện các CLB.
Văn bản này phải tuân thủ đúng hình thức, nội dung của loại văn bản ủy quyền được nhà nước ban hành. Một hợp đồng mà một bên có nhiều đồng sở hữu thì văn bản ủy quyền là văn bản pháp lý duy nhất không thể thay thế, đảm bảo tư cách pháp nhân cho một chủ sở nào đó thay thế cho các đồng sở hữu còn lại ký hợp đồng. Mặt khác, về khía cạnh nội dung và qui cách pháp lý, điều lệ VFF và văn bản ủy quyền cũng rất khác nhau và không thể thay thế được cho nhau.
Cần nói thêm là có thể có những CLB không hề có ý kiến phản đối ngay tại hội nghị và cũng không cần phải làm đơn khiếu nại ngay sau hội nghị vì họ biết chỉ cần tỏ thái độ khi pháp lý yêu cầu ký văn bản ủy quyền thì họ sẽ không ký, thế là đủ! Đó là cách tỏ thái độ một cách đàng hoàng, đúng pháp luật và khôn khéo trong ứng xử và tất nhiên cũng là quyền của họ.
Ở đây cũng xin được hỏi, hợp đồng mà VFF ký với AVG, về nguyên tắc, các CLB được quyền đọc và cho ý kiến để thương thảo đã đành (thực tế quyền này đã không được VFF và AVG thực hiện) nhưng khi ký hợp đồng xong, văn bản hợp đồng tại sao không được gửi đến từng CLB để cùng thực hiện?
Nếu để nhằm bảo mật thì trong hợp đồng đã có hẳn một điều khoản về trách nhiệm của từng bên cho vấn đề này (nội dung bảo mật hợp đồng? Cấp độ mật? cấp nào được phép tiếp cận hợp đồng? mức độ tiếp cận là được đọc hay ghi chép hoặc được sao chụp?...). Đến lúc này, khi “cơm đã chẳng lành, canh đã chẳng ngọt” mà 28 CLB vẫn không được biết mặt mũi bản hợp đồng mà mình là đồng sở hữu và có trách nhiệm cùng thực hiện ra sao cho nên ai cũng có quyền hỏi rằng việc làm ấy của VFF có sai luật hay không?
Thứ ba, ý kiến cho rằng, trong thực tế các qui định của FIFA, AFC đều giao cho BCH các Liên đoàn này quyết định các vấn đề liên quan để trao quyền thương mại, mà không cần hỏi ý kiến các thành viên (Liên đoàn Bóng đá từng quốc gia). Do vậy, VFF không thể nại ra rằng do chưa được hỏi ý kiến để hủy các hợp đồng do FIFA hoặc AFC đã ký với các đối tác hợp đồng. Từ đó suy diễn VFF có thể không cần xin ý kiến các thành viên của mình để quyết định ký hợp đồng với AVG. Suy diễn này cũng không đúng và thiếu tính thực tế.
Chúng ta cần biết rằng, trên AFC chỉ có FIFA, nên họ chỉ cần tuân thủ đúng qui định của FIFA là được. FIFA lại còn quyền hành hơn vì trên họ không có nhà nước nào quản lý họ cả (nhưng ngay luật của FIFA khi đi vào từng quốc gia nếu trái pháp luật của nước đó thì luật của FIFA cũng có thể bị vô hiệu hóa và đôi khi còn bị kiện ngược). Ở Việt Nam, trên VFF, AVG và VPF còn có Nhà nước, Chính phủ và các Bộ có liên quan … với đầy đủ hệ thống pháp luật rõ ràng, trong đó cao nhất không phải là qui định của Bộ hay điều lệ của một tổ chức nào mà phải là các luật và các qui định của Nhà nước.
Trong trường hợp này, dù VFF có làm đúng qui định của FIFA, của AFC và được sự đồng ý của các cấp quản lý họ thì vẫn phải lấy luật của nhà nước làm căn cứ tiên quyết mang tính quyết định đến sự đúng hay sai về mặt pháp lý của hợp đồng mà mình sẽ ký với AVG.
Xin được nói thêm rằng, để xem xét chi tiết mọi vấn đề của một hợp đồng như hợp đồng VFF ký với AVG, cần có các chuyên gia chuyên ngành đủ năng lực và cần nhiều thời gian. Nhưng nếu chỉ xem xét, kết luận một bản hợp đồng sai luật hay không, thì thời gian không cần dài, nếu không muốn nói là rất ngắn. Vì trong trường hợp ấy, điều quan trọng là rà soát các văn bản của hồ sơ hợp đồng, nếu chỉ cần thiếu một văn bản pháp lý hay chỉ cần một văn bản của hồ sơ hợp đồng không đảm bảo tính pháp lý là đã có thể kết luận hợp đồng đó là sai luật và không có giá trị.
* LTS: Chỉ còn ít ngày nữa, đoàn thanh tra của Bộ VH-TT và DL sẽ công bố kết luận thanh tra hợp đồng bản quyền truyền hình 20 năm mà VFF kí với AVG. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin được đăng tải bức thư đầy tâm huyết mà độc giả Đào Văn Thận gửi đến cho tòa soạn, trong đó nêu ra những suy nghĩ và lập luận rất logic về vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người hâm mộ Việt Nam.
-----------------------------------------------------------------------------
>>>> VFF-AVG: Sai ngay ở chỗ họ bảo đúng
Gần đây tôi đã đọc kỹ nhiều ý kiến trao đổi trên báo mạng xoay quanh bản hợp đồng về bản quyền truyền hình mà VFF đã ký với AVG và thấy cần trao đổi thêm một số ý kiến về vấn đề này.
Trước tiên tôi muốn nói ngoài lề một chút về câu chuyện bản quyền truyền hình. Mới đây, trên mạng có ý kiến phê phán khá gay gắt với VPF và đặt câu hỏi: “VPF đã làm gì cho bóng đá Việt Nam?”, cực đoan hơn, tác giả lại đòi xóa bỏ luôn tổ chức này?!
Quá bất ngờ, bởi câu hỏi trên lẽ ra phải được đặt ra cho VFF chứ sao lại là VPF? Đơn giản, VPF mới ra đời được hơn ba tháng trong khi đó, VFF ra đời đã hơn hai chục năm. Một tổ chức dù có mạnh đến đâu thì với 3 tháng làm sao đã có thể tạo ra sự chuyển biến cơ bản cho bóng đá nước nhà? Vì vậy tôi tự hỏi, sự ra đời của VPF là đáp ứng thực tiễn khách quan của nền bóng đá nước ta, lại có sự đồng thuận, ủng hộ từ những người làm bóng đá (các CLB, HLV, cầu thủ) đến các cấp có thẩm quyền về quản lý bóng đá thì tại sao và động cơ nào khiến có người đòi giải tán nó?
Đề nghị xóa bỏ VPF quả là nực cười (Ảnh: Quang Minh) |
Trở lại vấn đề xoay quanh hợp đồng AVG ký với VFF diễn ra có đúng luật để các bên cần tôn trọng hợp đồng đã ký kết, có mấy vấn đề cốt lõi chúng ta cần trao đổi lại để làm rõ như sau:
Thứ nhất, về ý kiến dựa trên Luật thể dục thể thao và Điều lệ của VFF thì VFF là cơ quan tổ chức, quản lý Giải vô địch bóng đá Quốc gia, giải bóng đá chuyên nghiệp khác. Như vậy, VPF chỉ là đơn vị được VFF ủy quyền tổ chức, điều hành, khai thác quyền thương mại của giải đấu chuyên nghiệp, chứ không phải là chủ sở hữu giải VĐQG vừa được đổi tên thành Super League. Với tư cách là đơn vị được VFF ủy quyền, đồng nghĩa VPF phải tiếp nhận và kế thừa các hợp đồng mà VFF ký trước đó, bao gồm cả hợp đồng bản quyền truyền hình các giải đấu. Điều này hoàn toàn đúng.
Nhưng theo tôi, vấn đề lại nằm ở chỗ, bản hợp đồng mà VPF có trách nhiệm tiếp nhận và kế thừa ấy phải là một hợp đồng tuân thủ đúng pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam. Thực ra, không chỉ VPF, mà VFF và cả AVG cũng phải có đồng quan điểm như thế, vì đó là quan điểm duy nhất đúng cho vấn đề tiếp nhận và kế thừa bất kỳ một bản hợp đồng nào chứ không riêng gì bản hợp đồng VFF ký với AVG mà chúng ta đang nói. Luật của Nhà nước là trên hết.
VFF mất cả chục năm cũng đâu có làm bóng đá Việt Nam tiến thêm được bước nào (Ảnh: Quang Minh) |
Thứ hai, về ý kiến điều lệ của VFF đã được các thành viên trong đó có các CLBCN thông qua, được xây dựng theo hướng dẫn của FIFA, được Bộ Nội vụ Việt Nam phê duyệt ngày 19/3/2010 cho nên điều lệ này có giá trị như một thỏa thuận giữa VFF và các thành viên, được FIFA và Pháp luật Việt Nam bảo hộ. Đây cũng là lập luận đúng. Nhưng đó là một thỏa thuận (tức là sự đồng ý về mặt nguyên tắc) trong điều lệ VFF là một chuyện, còn điều ấy có giá trị như một giấy ủy quyền theo qui định của pháp luật hay không lại là một chuyện khác hẳn. Do vậy, việc suy diễn rằng, qua điều lệ VFF, VFF đã được các CLB ủy quyền để thương thảo và ký hợp đồng là không có cơ sở pháp lý.
Thêm nữa, tại sao nói hợp đồng giữa VFF và AVG vẫn là sai luật, mặc dù có sự thỏa thuận trong điều lệ VFF mà các CLB đã thông qua? Nguyên nhân chính vì VFF thiếu thủ tục pháp lý để được luật pháp công nhận là đủ tư cách đại diện làm một bên để ký hợp đồng. Về mặt pháp lý, muốn đủ tư cách đại diện cho VFF và 28 CLB để ký hợp đồng, VFF nhất thiết phải trình ra được văn bản ủy quyền có chữ ký, đóng dấu của VFF và đại diện các CLB.
Văn bản này phải tuân thủ đúng hình thức, nội dung của loại văn bản ủy quyền được nhà nước ban hành. Một hợp đồng mà một bên có nhiều đồng sở hữu thì văn bản ủy quyền là văn bản pháp lý duy nhất không thể thay thế, đảm bảo tư cách pháp nhân cho một chủ sở nào đó thay thế cho các đồng sở hữu còn lại ký hợp đồng. Mặt khác, về khía cạnh nội dung và qui cách pháp lý, điều lệ VFF và văn bản ủy quyền cũng rất khác nhau và không thể thay thế được cho nhau.
Cần nói thêm là có thể có những CLB không hề có ý kiến phản đối ngay tại hội nghị và cũng không cần phải làm đơn khiếu nại ngay sau hội nghị vì họ biết chỉ cần tỏ thái độ khi pháp lý yêu cầu ký văn bản ủy quyền thì họ sẽ không ký, thế là đủ! Đó là cách tỏ thái độ một cách đàng hoàng, đúng pháp luật và khôn khéo trong ứng xử và tất nhiên cũng là quyền của họ.
Ở đây cũng xin được hỏi, hợp đồng mà VFF ký với AVG, về nguyên tắc, các CLB được quyền đọc và cho ý kiến để thương thảo đã đành (thực tế quyền này đã không được VFF và AVG thực hiện) nhưng khi ký hợp đồng xong, văn bản hợp đồng tại sao không được gửi đến từng CLB để cùng thực hiện?
Nếu để nhằm bảo mật thì trong hợp đồng đã có hẳn một điều khoản về trách nhiệm của từng bên cho vấn đề này (nội dung bảo mật hợp đồng? Cấp độ mật? cấp nào được phép tiếp cận hợp đồng? mức độ tiếp cận là được đọc hay ghi chép hoặc được sao chụp?...). Đến lúc này, khi “cơm đã chẳng lành, canh đã chẳng ngọt” mà 28 CLB vẫn không được biết mặt mũi bản hợp đồng mà mình là đồng sở hữu và có trách nhiệm cùng thực hiện ra sao cho nên ai cũng có quyền hỏi rằng việc làm ấy của VFF có sai luật hay không?
Những rắc rối mà VFF mang lại làm ảnh hưởng rất xấu đến nền thể thao nước nhà (Ảnh: Quang Minh) |
Thứ ba, ý kiến cho rằng, trong thực tế các qui định của FIFA, AFC đều giao cho BCH các Liên đoàn này quyết định các vấn đề liên quan để trao quyền thương mại, mà không cần hỏi ý kiến các thành viên (Liên đoàn Bóng đá từng quốc gia). Do vậy, VFF không thể nại ra rằng do chưa được hỏi ý kiến để hủy các hợp đồng do FIFA hoặc AFC đã ký với các đối tác hợp đồng. Từ đó suy diễn VFF có thể không cần xin ý kiến các thành viên của mình để quyết định ký hợp đồng với AVG. Suy diễn này cũng không đúng và thiếu tính thực tế.
Chúng ta cần biết rằng, trên AFC chỉ có FIFA, nên họ chỉ cần tuân thủ đúng qui định của FIFA là được. FIFA lại còn quyền hành hơn vì trên họ không có nhà nước nào quản lý họ cả (nhưng ngay luật của FIFA khi đi vào từng quốc gia nếu trái pháp luật của nước đó thì luật của FIFA cũng có thể bị vô hiệu hóa và đôi khi còn bị kiện ngược). Ở Việt Nam, trên VFF, AVG và VPF còn có Nhà nước, Chính phủ và các Bộ có liên quan … với đầy đủ hệ thống pháp luật rõ ràng, trong đó cao nhất không phải là qui định của Bộ hay điều lệ của một tổ chức nào mà phải là các luật và các qui định của Nhà nước.
Trong trường hợp này, dù VFF có làm đúng qui định của FIFA, của AFC và được sự đồng ý của các cấp quản lý họ thì vẫn phải lấy luật của nhà nước làm căn cứ tiên quyết mang tính quyết định đến sự đúng hay sai về mặt pháp lý của hợp đồng mà mình sẽ ký với AVG.
Xin được nói thêm rằng, để xem xét chi tiết mọi vấn đề của một hợp đồng như hợp đồng VFF ký với AVG, cần có các chuyên gia chuyên ngành đủ năng lực và cần nhiều thời gian. Nhưng nếu chỉ xem xét, kết luận một bản hợp đồng sai luật hay không, thì thời gian không cần dài, nếu không muốn nói là rất ngắn. Vì trong trường hợp ấy, điều quan trọng là rà soát các văn bản của hồ sơ hợp đồng, nếu chỉ cần thiếu một văn bản pháp lý hay chỉ cần một văn bản của hồ sơ hợp đồng không đảm bảo tính pháp lý là đã có thể kết luận hợp đồng đó là sai luật và không có giá trị.
Đào Văn Thận
Bình luận