• Zalo

Thành công ban đầu của Biden là nhờ di sản của Trump?

Tư liệuThứ Bảy, 13/03/2021 06:27:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Trong 50 ngày đầu nhậm chức của ông Joe Biden, tình hình đại dịch ở Mỹ được cải thiện nhờ cả những di sản từ chính quyền Trump lẫn nỗ lực của chính quyền mới.

Hôm 10/3, Tổng thống Joe Biden mời các nhà lãnh đạo của hai công ty dược phẩm lớn nhất thế giới đến Nhà Trắng. Chính quyền của ông đã giúp thực hiện một vụ "hợp tác gần như chưa từng có" giữa hai đối thủ cạnh tranh lâu năm là Merck và Johnson & Johnson. Hiện hai công ty này đang hợp tác sản xuất vaccine COVID-19.

Nhưng bước đột phá đầu tiên trong quan hệ giữa Merck và Johnson & Johnson được tạo ra bởi chính quyền Trump vào năm ngoái.

Theo bốn quan chức thuộc chính quyền Donald Trump, cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của Merck và Johnson & Johnson vào ngày 4/1 có vai trò quan trọng giúp hai công ty đi đến hợp tác.

Paul Mango, phó chánh văn phòng phụ trách chính sách y tế của chính quyền ông Trum, cho biết: "Ông Biden có thể ghi công trong việc hoàn thành thỏa thuận, nhưng ý tưởng đó vốn không thuộc về ông ấy".

Giám đốc điều hành công ty dược phẩm cũng thừa nhận các cuộc thảo luận giữa hai bên được bắt đầu từ chính quyền Trump.

Thành công ban đầu của Biden là nhờ di sản của Trump? - 1

Tình hình đại dịch ở Mỹ được cải thiện nhờ cả những di sản từ chính quyền Trump và sự nỗ lực của chính quyền mới.

Di sản từ chính quyền tiền nhiệm

Trong 50 ngày đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, ông Biden đã giám sát nhiều bước tiến đáng kể trong chiến dịch chống COVID-19 của Mỹ. Tiến độ tiêm chủng tăng hơn gấp đôi, lên tới 2,2 triệu liều mỗi ngày; các ca mắc COVID-19 mới giảm hơn 70% so với đợt đỉnh điểm giữa tháng 1; Nhà Trắng nhiều lần thúc đẩy các thỏa thuận mới để đảm bảo bổ sung vaccine.

Các quan chức của chính quyền Biden đang hành động dựa trên một số ý tưởng từ thời Tổng thống Trump, đồng thời đối mặt với những thách thức tồn tại từ nhiệm kỳ trước như cách triển khai chiến dịch tiêm chủng và mở lại trường học. Hình tượng người khởi xướng những nỗ lực phân phối và quản lý vaccine của ông Biden không chính xác,  đó là thông điệp chính được chính quyền Biden quảng bá. Thay vào đó, tân Tổng thống đã cho thấy sự cố gắng trong việc thúc đẩy nỗ lực của các nhà khoa học, công ty dược phẩm, các quan chức y tế và quân sự, trong đó có một số người vẫn làm việc cho chính phủ của ông.

Walid Gellad, chuyên gia dược phẩm tại đại học Pittsburgh, nhận xét về các thách thức của chính quyền Biden: "Đối với tôi, thử thách lớn đầu tiên sẽ liệu họ có thể phân phối tốt vaccine Johnson & Johnson hay không, đây hoàn toàn là nhiệm vụ của họ và không còn gì liên quan từ chính quyền tiền nhiệm".

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, trong số 3,9 triệu liều vaccine Johnson & Johnson bắt đầu được vận chuyển vào đầu tuần trước, mới có khoảng 630.000 liều được đưa vào quản lý. Các quan chức chính quyền Biden cho biết đây là dữ liệu cập nhật chậm.

Thành công ban đầu của Biden là nhờ di sản của Trump? - 2

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hôm 11/3, ông Biden có bài phát biểu về kế hoạch của đất nước, đặc biệt là việc đối phó với COVID-19, đồng thời nêu ra những nỗ lực từ chính quyền của ông và các sáng kiến mới. Trong nhiều tuần trước đó, các quan chức Mỹ đã hạ thấp cơ sở của chiến dịch tiêm chủng mà họ thừa hưởng từ chính quyền trước để làm nổi bật thành quả của chính quyền mới.

Các quan chức thuộc chính quyền Biden nhiều lần nói rằng chính quyền Trump không hề để lại cho họ kế hoạch tiêm chủng và không đảm bảo đủ nguồn cung vaccine.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy tuyên bố này không đúng sự thật. Ông Trump đã có kế hoạch tiêm chủng. Trước khi Biden nhậm chức, kế hoạch này đã được triển khai, tuy nhiên chưa thể nhanh chóng như ông hứa trước đó. Ông Biden giúp cải thiện tốc độ của kế hoạch này.

Tân Tổng thống cam kết sẽ cung cấp 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày nhậm chức đầu tiên, trong khi ông có thể hoàn thành điều này trong vòng chưa đầy 60 ngày. Việc này một lần nữa làm dậy lên những chỉ trích từ tháng 1 rằng mục tiêu ông đề ra không phù hợp với quy mô của cuộc khủng hoảng sức khỏe tại Mỹ.

Trước những tuyên bố nhằm vào mình, cựu Tổng thống Donald Trump lên tiếng đáp trả hôm 10/3: "Nếu tôi không phải là Tổng thống, bạn có thể sẽ không được tiêm 'mũi tiêm đẹp đẽ' đó trong cả 5 năm tới đâu, thậm chí là chẳng bao giờ được tiêm. Mong mọi người hãy ghi nhớ!".

Các quan chức và cố vấn thân cận của chính quyền Biden phản bác lại những lời đó. Họ cho biết việc triển khai tiêm chủng là một trong những bước khó khăn nhất và họ xứng đáng được ghi nhận vì những nỗ lực nhằm đẩy nhanh tốc độ sản xuất và cung cấp vaccine.

Thành công ban đầu của Biden là nhờ di sản của Trump? - 3

Tiến độ tiêm chủng ở Mỹ đầu năm 2021 tăng hơn gấp đôi. (Ảnh: AP)

Phụ thuộc nhà sản xuất

Chính quyền mới của Mỹ đã đạt được một số thành tựu nhất định. Dự luật về gói hỗ trợ mới được ông Biden ký hôm 11/3 cung cấp thêm tài trợ cho việc phân phối vaccine. Các trung tâm tiêm chủng và việc phân phối vaccine đến các cơ sở bán lẻ đang được triển khai.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ nhiều mục tiêu trong công tác phòng chống COVID-19, một phần do các công ty cung cấp vaccine sửa đổi ước tính sản xuất của họ. Điều này khiến các quan chức tiểu bang và địa phương đã mất niềm tin vào các dự báo về tiến độ tiêm chủng của chính phủ.

Dự đoán ban đầu của Tổng thống Biden là Mỹ sẽ có đủ nguồn cung để tiêm chủng cho tất cả người dân đủ điều kiện vào cuối tháng 7, nhưng Tổng thống nhanh chóng thay đổi ý kiến. Ông cho rằng chính quyền của mình có thể đảm bảo đủ số lượng vaccine vào cuối tháng 5.

Mục tiêu tháng 5 chủ yếu là kết quả từ việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng như việc loại vaccine mới của Johnson & Johnson được cấp phép. Trong một hợp đồng được lập bởi chính quyền Trump năm 2020, công ty Johnson & Johnson cam kết cung cấp và 87 triệu liều vaccine vào cuối tháng 5, 100 triệu liều vào cuối tháng 6. Hiện dự kiến về số lượng vaccine có thể cung cấp đã tăng lên.

Tuy nhiên, phần lớn nguồn vaccine của Mỹ vào tháng 5 lại đến từ công ty Pfizer, công ty BioNTech của Đức và từ Moderna. Mục tiêu ban đầu của các công ty này với số vaccine tương đương là tháng 6 và tháng 7.

Các quan chức liên bang Mỹ nói rằng ước tính không thể phản ánh những cải tiến ổn định trong sản xuất. Ví dụ, công ty Pfizer có thể mở rộng sản xuất hơn 13 triệu liều vaccine mỗi tuần. Nếu tỷ lệ này được duy trì, Pfizer sẽ dễ dàng cung cấp 80 triệu liều vaccine vào tháng 4 và tháng 5, sau 120 triệu liều của tháng 3.

"Những gì chúng ta đang thấy về việc sản xuất vaccine, tôi không nghĩ rằng có bất kỳ tác động nào từ chính quyền mới. Đây là những tiến bộ tự nhiên về khả năng mở rộng quy mô sản xuất, khi bạn có thêm kiến thức về quy trình của mình, bạn hiểu chu kỳ nào có thể rút ngắn và bạn trở nên tự tin hơn trong các cam kết công khai”, ông Slaoui, cựu cố vấn khoa học của chính phủ Mỹ, cho biết.

Thành công ban đầu của Biden là nhờ di sản của Trump? - 4

Chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ nhiều mục tiêu trong công tác phòng chống COVID-19.

Thành tựu và thách thức

Các quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói rằng họ đã cải thiện mối quan hệ của chính phủ với công ty Pfizer và giúp Moderna giải quyết thách thức trong quá trình sản xuất vaccine.  

Ông Frazier, giám đốc điều hành công ty Merck, cũng ghi nhận những thành quả của chính quyền Biden trong việc mở rộng và hoàn thiện cuộc đàm phán với các nhà sản xuất vaccine từ thời Trump. Đặc biệt là trong việc Merck đồng ý hợp tác với Johnson & Johnson.

"Họ đã mở rộng các cuộc đàm phán, và họ cũng tập hợp một số hỗ trợ tài chính giúp chúng tôi cân nhắc về việc chuyển đổi các nhà máy của mình để sản xuất (vaccine)”, ông Frazier nói.

Thành công ban đầu của Biden là nhờ di sản của Trump? - 5

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Chính quyền Biden ưu tiên việc quản lý vaccine. Tuy nhiên, những thách thức trong việc triển khai vaccine Johnson & Johnson đã làm chậm tiến độ của chiến dịch tiêm chủng vào cuối năm ngoái.

Tính đến ngày 11/3, dữ liệu của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy chỉ có khoảng 1/6 lượng vaccine Johnson & Johnson được đưa vào quản lý. Sự chậm trễ này càng đáng ngạc nhiên hơn vì vaccine của Johnson & Johnson dễ bảo quản hơn sản phẩm của Pfizer-BioNTech và Moderna, loại vaccine này không cần bảo quản trong nhiệt độ cực thấp.

Dù vậy, một số nhà cung cấp vẫn triển khai vaccine chậm. Đây là dấu hiệu cho thấy Washington không nắm chắc quyền kiểm soát đối với tốc độ tiêm chủng trên cả nước.

Theo các quan chức Mỹ, nguyên nhân của sự chậm trễ là do sự không chắc chắn về nguồn cung, cũng như những thách thức trong việc truyền đạt về hiệu quả của vaccine cho công chúng.

Ban đầu, thống đốc các bang được thông báo nguồn cung vaccine sẽ cạn kiệt trong vài tuần sau đợt triển khai đầu tiên vào tuần trước. Đến ngày 9/3, họ được Nhà Trắng báo lại rằng có thể sẽ có khoảng 400.000 liều vaccine bổ sung 14/3.

Dù công tác triển khai vaccine còn nhiều thách thức, các đồng minh cho biết chính quyền của ông Biden đã thẳng thắn đối mặt với những vấn đề này.

"Họ không che giấu thông tin quan trọng. Họ không cố làm xáo trộn sự việc. Họ không cố gắng che đậy tình hình thực tế. Họ không sợ phải chịu trách nhiệm với công việc của mình”, Celine Gounder, bác sĩ phục vụ trong ban cố vấn COVID-19 của ông Biden, cho biết.

Trần Trang(Nguồn: The Washington Post)
Bình luận
vtcnews.vn