(VTC News)- GS Ngô Bảo Châu đã có những chia sẻ rất thú vị về “thần tượng” - người luôn được ông kính trọng, biết ơn.
Chiều qua 12/3, trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á, GS Ngô Bảo Châu đã có những chia sẻ thú vị với báo chí.
Khi được hỏi về người khiến ông ngưỡng mộ trong suốt cuộc đời làm khoa học của mình, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ đó chính là người thầy giáo nổi tiếng của mình.
GS Châu cho biết người ảnh hưởng nhất với tư cách nhà khoa học chính là người thầy giáo người Pháp - Giáo sư Gerard Laumon, người đã hướng dẫn luận văn tiến sĩ của ông
“Thầy Laumon không có nhiều học sinh lắm, số lượng học sinh cũ của ông dưới 10 người, nhưng trong số nhóm học sinh của ông có một chị bây giờ trên 30 tuổi, lúc bạn ấy được nhận chức Giáo sư của ĐH Havard khi chưa ba mươi tuổi. Có lẽ, đó là một trong những giáo sư trẻ nhất của trường đó từ trước đến nay”, GS Ngô Bảo Châu kể.
Đến bây giờ, ngay cả bản thân GS Ngô Bảo Châu cũng không thể biết người thầy của mình sắp xếp thời gian như thế nào để có thể hoàn thành một khối lượng công việc lớn đến thế.
Mỗi lần GS Ngô Bảo Châu có việc gì gọi điện cho ông Gerard Laumon để hỏi chuyện, ông nói chuyện quá hai tiếng đồng hồ, mà không bao giờ cảm thấy thiếu thời gian.
“Ngay đến bây giờ, tôi và các bạn bè đã trưởng thành, ông vẫn thường xuyên, cứ một tháng gọi điện thoại một lần cho từng người một, hỏi xem có việc gì không, có chuyện gì buồn không? Đó là một con người tuyệt vời”. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với báo chí trong sự cảm phục trước chính tài năng và nhân cách người thầy của mình.
Bên cạnh đó, GS Ngô Bảo Châu cũng bật mí trước đây thực sự không thích thú lắm với môn Toán, cũng thích nhưng không phải thích thú vì học ở trường thực nghiệm vui lắm.
Lúc đó, ông thích học vẽ hơn, học mỹ thuật, học vẽ bánh xe, về cơ chế chuyển lực. Đối với GS Châu, đó mới chính là những điều thú vị.
Vị giáo sư này kể lại: “Sau lên cấp 2, cụ thân sinh đi Liên Xô về không muốn tôi tiếp tục học ở trường thực nghiệm. Khi thi sang trường chuyên Toán tôi bị trượt. Lúc đấy tôi khó chịu lắm, nghĩ lúc đó mình học rất giỏi lại thi trượt.
Cũng nhờ một số thầy cô giáo bạn thân, bạn bè, học trò của bố tôi dạy thêm về Toán, lúc đó tôi mới bắt đầu tiếp xúc bài Toán khó. Đặc điểm, đó là một trong những đặc điểm của các em học sinh thích môn Toán, càng làm những bài toán khó càng thích. Vì nó khó nên càng thích Toán hơn”.
Nói đến niềm đam mê về Toán, GS Ngô Bảo Châu cũng rất vui mừng khi Viện Cao cấp về Toán được nhà nước thành lập từ năm 2011 nhưng thực sự đi vào hoạt động từ năm 2012 tuy còn non trẻ nhưng cũng đã cho thấy những thành công bước đầu.
Ông cho rằng ở Viện Cao cấp về Toán có điều rất may mắn là đội ngũ anh chị em làm việc ở Viện nghiêm túc, chuyên nghiệp và trơn tru. Khách ở trong nước và ngoài nước đến tham dự ở Viện đều tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng về cách làm việc ở đây.
GS Châu cũng chia sẻ: “Bản thân tôi rất là vui vì các bạn trẻ đang làm việc ở Viện rất hăng say, đang làm khoa học thực sự. Đối với chúng tôi đây là phần thưởng lớn cho những cố gắng trước đây của mình”.
Chiều qua 12/3, trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á, GS Ngô Bảo Châu đã có những chia sẻ thú vị với báo chí.
Chiều qua 12/3, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ rằng người ông luôn ngưỡng mộ đó chính là người thầy người Pháp - GS Gerard Laumon (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Khi được hỏi về người khiến ông ngưỡng mộ trong suốt cuộc đời làm khoa học của mình, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ đó chính là người thầy giáo nổi tiếng của mình.
GS Châu cho biết người ảnh hưởng nhất với tư cách nhà khoa học chính là người thầy giáo người Pháp - Giáo sư Gerard Laumon, người đã hướng dẫn luận văn tiến sĩ của ông
“Thầy Laumon không có nhiều học sinh lắm, số lượng học sinh cũ của ông dưới 10 người, nhưng trong số nhóm học sinh của ông có một chị bây giờ trên 30 tuổi, lúc bạn ấy được nhận chức Giáo sư của ĐH Havard khi chưa ba mươi tuổi. Có lẽ, đó là một trong những giáo sư trẻ nhất của trường đó từ trước đến nay”, GS Ngô Bảo Châu kể.
|
Mỗi lần GS Ngô Bảo Châu có việc gì gọi điện cho ông Gerard Laumon để hỏi chuyện, ông nói chuyện quá hai tiếng đồng hồ, mà không bao giờ cảm thấy thiếu thời gian.
“Ngay đến bây giờ, tôi và các bạn bè đã trưởng thành, ông vẫn thường xuyên, cứ một tháng gọi điện thoại một lần cho từng người một, hỏi xem có việc gì không, có chuyện gì buồn không? Đó là một con người tuyệt vời”. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với báo chí trong sự cảm phục trước chính tài năng và nhân cách người thầy của mình.
Bên cạnh đó, GS Ngô Bảo Châu cũng bật mí trước đây thực sự không thích thú lắm với môn Toán, cũng thích nhưng không phải thích thú vì học ở trường thực nghiệm vui lắm.
Lúc đó, ông thích học vẽ hơn, học mỹ thuật, học vẽ bánh xe, về cơ chế chuyển lực. Đối với GS Châu, đó mới chính là những điều thú vị.
Vị giáo sư này kể lại: “Sau lên cấp 2, cụ thân sinh đi Liên Xô về không muốn tôi tiếp tục học ở trường thực nghiệm. Khi thi sang trường chuyên Toán tôi bị trượt. Lúc đấy tôi khó chịu lắm, nghĩ lúc đó mình học rất giỏi lại thi trượt.
Cũng nhờ một số thầy cô giáo bạn thân, bạn bè, học trò của bố tôi dạy thêm về Toán, lúc đó tôi mới bắt đầu tiếp xúc bài Toán khó. Đặc điểm, đó là một trong những đặc điểm của các em học sinh thích môn Toán, càng làm những bài toán khó càng thích. Vì nó khó nên càng thích Toán hơn”.
Nói đến niềm đam mê về Toán, GS Ngô Bảo Châu cũng rất vui mừng khi Viện Cao cấp về Toán được nhà nước thành lập từ năm 2011 nhưng thực sự đi vào hoạt động từ năm 2012 tuy còn non trẻ nhưng cũng đã cho thấy những thành công bước đầu.
Ông cho rằng ở Viện Cao cấp về Toán có điều rất may mắn là đội ngũ anh chị em làm việc ở Viện nghiêm túc, chuyên nghiệp và trơn tru. Khách ở trong nước và ngoài nước đến tham dự ở Viện đều tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng về cách làm việc ở đây.
GS Châu cũng chia sẻ: “Bản thân tôi rất là vui vì các bạn trẻ đang làm việc ở Viện rất hăng say, đang làm khoa học thực sự. Đối với chúng tôi đây là phần thưởng lớn cho những cố gắng trước đây của mình”.
Phạm Thịnh
Bình luận