Ý kiến đề nghị Bộ Y tế cần sửa quy chuẩn về khái niệm sữa, do Bộ này ban hành đã áp dụng 5 năm qua, được đưa ra tại phiên họp giám sát mới đây của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về vấn đề quản lý sữa tươi nguyên liệu và sản phẩm sữa dạng lỏng đang gây nhiều tranh cãi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức tiêu thụ sữa tươi, sữa dạng lỏng ở Việt Nam đã đạt trung bình 18 lít/người/năm nhưng còn thấp xa so với nhiều nước như Singapore (45 lít/người/năm), Ấn Độ (46 lít/người/năm)... Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng sữa dạng lỏng ở Việt Nam ngày càng tăng và đây là một xu hướng mà các doanh nghiệp (DN) đã và đang tập trung đầu tư, khai thác.
Vấn đề là làm thế nào để giúp người tiêu dùng phân biệt được sữa tiệt trùng và sữa tươi. Theo Bộ Y tế, “sữa tiệt trùng” để chỉ các loại sữa làm chủ yếu từ sữa bột (hoặc sữa bột pha với một phần sữa tươi hoặc bổ sung các vi chất cho các đối tượng tiêu dùng khác nhau).
Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Lê Văn Giang cho biết “sữa tiệt trùng” được sử dụng do đặc thù sản xuất trong nước; thành phần cấu tạo nên sữa tiệt trùng đã được nói rõ trong quy chuẩn và các nhà sản xuất phải ghi rõ trong thành phần, không gây nhầm lẫn được.
“Quy chuẩn VN QCVN 5-1:2010 của Bộ Y tế ban hành (đưa ra khái niệm sữa tiệt trùng) còn chi tiết hơn tiêu chuẩn của Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà Việt Nam là thành viên cấp Chính phủ). Quy chuẩn này dễ hiểu, phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Giang nhận xét tại một cuộc họp về chủ đề này mới đây tại Hà Nội.
Trước một số ý kiến đề nghị sửa quy chuẩn sữa nói trên, ông Trần Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, kiến nghị Bộ Y tế nên cân nhắc. Bởi quy chuẩn đó ban hành năm 2010, lúc đó cũng không phải do một mình Bộ Y tế ban hành mà nó được xây dựng, tiếp thu từ nhiều bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của nhiều doanh nghiệp. Theo ông Trung, ngành sữa Việt Nam có những bước phát triển “ngoạn mục” trong những năm qua là có cơ sở từ việc áp dụng quy chuẩn sữa mà hiện đang còn áp dụng.
“Chúng ta cũng phải căn cứ trên yêu cầu hội nhập vì có những tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm, trong đó có ngành sữa cũng phải đáp ứng, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn SPS, PPP. Vì các nước xuất khẩu sữa sang Việt Nam, họ đã đầu tư lớn nên không đúng tiêu chuẩn quốc tế họ cũng phản ứng.
Chứ không phải Việt Nam muốn làm gì thì làm. Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), hay Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham),... cũng có ý kiến”, ông Trung nói. Chuyên gia này cho rằng: “Nếu sửa quy chuẩn cũng phải cân nhắc, dựa trên lợi ích của số đông”.
Để ngành sữa Việt Nam tiếp tục phát triển, theo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các bộ, ngành cần nghiên cứu giải pháp tổng thể về phát triển, quy hoạch, chính sách hỗ trợ... nhất là ngành sản xuất sữa dạng lỏng, sữa tươi.
Nhưng với đề nghị sửa đổi quy chuẩn sữa, phần lớn các chuyên gia cho rằng cần có đánh giá, nghiên cứu thận trọng. Bởi có những quy chuẩn đã được nghiên cứu công phu, khoa học, phù hợp với hội nhập, với tiêu chuẩn sữa quốc tế để xuất khẩu thì không nên một chốc, một lát thay đổi, dễ dẫn tới những lệch lạc trong chính sách.
Theo Hà Anh/ Thanhnien
Quy chuẩn sữa hiện hành giúp thị trường sữa phát triển ngoạn mục - Ảnh: Ngọc Thắng |
|
Vấn đề là làm thế nào để giúp người tiêu dùng phân biệt được sữa tiệt trùng và sữa tươi. Theo Bộ Y tế, “sữa tiệt trùng” để chỉ các loại sữa làm chủ yếu từ sữa bột (hoặc sữa bột pha với một phần sữa tươi hoặc bổ sung các vi chất cho các đối tượng tiêu dùng khác nhau).
Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Lê Văn Giang cho biết “sữa tiệt trùng” được sử dụng do đặc thù sản xuất trong nước; thành phần cấu tạo nên sữa tiệt trùng đã được nói rõ trong quy chuẩn và các nhà sản xuất phải ghi rõ trong thành phần, không gây nhầm lẫn được.
“Quy chuẩn VN QCVN 5-1:2010 của Bộ Y tế ban hành (đưa ra khái niệm sữa tiệt trùng) còn chi tiết hơn tiêu chuẩn của Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà Việt Nam là thành viên cấp Chính phủ). Quy chuẩn này dễ hiểu, phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Giang nhận xét tại một cuộc họp về chủ đề này mới đây tại Hà Nội.
Trước một số ý kiến đề nghị sửa quy chuẩn sữa nói trên, ông Trần Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, kiến nghị Bộ Y tế nên cân nhắc. Bởi quy chuẩn đó ban hành năm 2010, lúc đó cũng không phải do một mình Bộ Y tế ban hành mà nó được xây dựng, tiếp thu từ nhiều bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của nhiều doanh nghiệp. Theo ông Trung, ngành sữa Việt Nam có những bước phát triển “ngoạn mục” trong những năm qua là có cơ sở từ việc áp dụng quy chuẩn sữa mà hiện đang còn áp dụng.
“Chúng ta cũng phải căn cứ trên yêu cầu hội nhập vì có những tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm, trong đó có ngành sữa cũng phải đáp ứng, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn SPS, PPP. Vì các nước xuất khẩu sữa sang Việt Nam, họ đã đầu tư lớn nên không đúng tiêu chuẩn quốc tế họ cũng phản ứng.
Chứ không phải Việt Nam muốn làm gì thì làm. Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), hay Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham),... cũng có ý kiến”, ông Trung nói. Chuyên gia này cho rằng: “Nếu sửa quy chuẩn cũng phải cân nhắc, dựa trên lợi ích của số đông”.
Để ngành sữa Việt Nam tiếp tục phát triển, theo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các bộ, ngành cần nghiên cứu giải pháp tổng thể về phát triển, quy hoạch, chính sách hỗ trợ... nhất là ngành sản xuất sữa dạng lỏng, sữa tươi.
Nhưng với đề nghị sửa đổi quy chuẩn sữa, phần lớn các chuyên gia cho rằng cần có đánh giá, nghiên cứu thận trọng. Bởi có những quy chuẩn đã được nghiên cứu công phu, khoa học, phù hợp với hội nhập, với tiêu chuẩn sữa quốc tế để xuất khẩu thì không nên một chốc, một lát thay đổi, dễ dẫn tới những lệch lạc trong chính sách.
Theo Hà Anh/ Thanhnien
Bình luận