(VTC News) – Là doanh nghiệp ngàn tỷ, thậm chí tỷ đô nhưng một số đại gia đang rơi vào thảm cảnh cạn kiệt túi tiền.
Lững lẫy một thời
Có thời Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là giấc mơ lớn với người lao động vì Vietsovpetro luôn chi trả mức lương cao gấp hàng chục lần so với mặt bằng chung. Vietsovpetro có thể đưa ra chính sách ưu đãi như vậy vì đặc thù công việc và vì Vietsovpetro có kết quả kinh doanh ấn tượng.
Vietsovpetro thường xuyên góp mặt trong Top 10 của bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo doanh thu. Trong bảng xếp hạng mới nhất (căn cứ theo doanh thu 2014), Vietsovpetro đứng ở vị trí thứ 8.
Doanh thu cả năm 2015 của Vietsovpetro ước đạt 2,19 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước 998,4 triệu USD, lợi nhuận phía Nga đạt 208,1 triệu USD, phía Việt Nam là 216,6 triệu USD. Sang năm 2016, doanh thu dự kiến của Vietsovpetro là 2,1 tỷ USD.
Trong lĩnh vực bất động sản, công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cũng được xem là đại gia ngàn tỷ. Khi niêm yết trên sàn chứng khoán, cổ phiếu QCG lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư một phần vì nhà đầu tư tò mò với Cường đô la, con trai của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc QCG, một phần bản thân Quốc Cường Gia Lai có doanh thu ngàn tỷ.
Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 2013 là 1,015 tỷ đồng, năm 2014 là 916 tỷ đồng. Với doanh thu ngàn tỷ như vậy, Quốc Cường Gia Lai có nhiều tiềm năng bứt phá trong lĩnh vực “hái ra tiền” bất động sản.
Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt cũng được chú ý khi ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đông quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty đứng ở vị trí rất cao trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Với khối tài sản lên đến 1.716 tỷ đồng, ông Đạt đứng ở vị trí 8 ngay trên ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Cần phải nhấn mạnh, ông Hưng là đại gia ngàn tỷ lớn nhất trong lĩnh vực chứng khoán.
Ông Đạt lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán khi công ty Phát Đạt bán hàng khá tốt. Năm 2010, doanh thu của công ty này đạt 1.576 tỷ đồng.
Trong năm 2015, vượt qua tất cả các ngành nóng, cổ phiếu ô tô có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. TMT của Công ty cổ phần ô tô TMT là một trong số đó. TMT tăng phi mã giúp ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty vươn lên vị trí thứ 44 với 394 tỷ đồng.
Cổ phiếu TMT được nhà đầu tư săn mua khi hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng tốt. TMT lọt vào danh sách các công ty ngàn tỷ khi doanh thu TMT có nhiều đột phá. Năm 2014 chỉ tiêu này đạt 1.378 tỷ đồng nhưng vọt lên 3.373 tỷ đồng trong năm 2015.
Cạn kiệt tiền mặt
Dù là doanh nghiệp ngàn tỷ, thậm chí tỷ đô nhưng những đại gia này đang dần cạn tiền. Trong đó, Vietsovpetro lao đao nhất vì giá dầu giảm thê thảm. Vietsovpetro thiếu tiền để trả lương và đầu tư. Hiện công ty có khoản tiền gửi hơn 70 triệu USD tại một ngân hàng nhưng chưa thể giải ngân được. Điều đó có thể khiến hoạt động của doanh nghiệp này bị đình trệ.
Vneconomy từng trích dẫn phát biểu của ông Từ Thành Nghĩa trên báo Năng lượng mới là “nếu không giải ngân được số tiền này thì đến tháng 4 là Vietsovpetro không còn tiền tiêu”. Trong trường hợp các nguồn quỹ của Vietsovpetro không bù đắp đủ kinh phí, Vietsovpetro sẽ nghiên cứu các giải pháp về các nguồn vốn khác như vay các tổ chức tín dụng, quỹ thu dọn mỏ... để bù đắp thiếu hụt.
Kết quả là Vietsovpetro phải cắt giảm nhân sự. Đến hết tháng 12/2015, Vietsovpetro cắt giảm 400 chức danh, trong đó có 46 chức danh phía Nga và 354 chức danh phía Việt Nam do sáp nhập các bộ phận. Nhưng đó chưa phải thảm cảnh cuối cùng.
Nhằm cắt giảm chi phí, từ 1/4/2016, Vietsov sẽ giảm phụ cấp làm việc ngoài biển từ 40 USD/ngày/người xuống 30 USD/ngày/người; không chi trả một số khoản như trợ cấp thuê nhà (25 USD/tháng/người), tiền mua sắm trang phục công sở… Đồng thời giảm 109 lao động và hạch toán chi phí nhân viên của 165 lao động sang chi phí dịch vụ ngoài.
Trong khi đó, Quốc Cường Gia Lai gặp khó triền miên. Doanh thu, lợi nhuận liên tục đứng ở mức thấp nên tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 của công ty chỉ là 17 tỷ đồng, giảm mạnh so với 106,4 tỷ đồng cuối năm 2014.
Để có thể trang trải, Quốc Cường Gia Lai đẩy mạnh vay nợ. Cụ thể, chỉ tiêu vay ngắn hạn đạt 589,83 tỷ đồng, tăng 474,53 tỷ đồng, tương ứng 411,56% so với số đầu năm 2015. Trong những khoản vay này, có khoản vay bà Loan phải thế chấp bằng tài sản cá nhân.
Không gặp nhiều khó khăn như Quốc Cường Gia Lai nhưng Phát Đạt cũng đang cạn kiệt tiền. Tại thời điểm cuối năm 2015, chỉ tiêu tiền của công ty dù tăng mạnh so với con số đầu năm nhưng vẫn chỉ là 31 tỷ đồng. 31 tỷ đồng là con số vô cùng khiêm tốn so với tổng tài sản lên tới 7.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận của TMT tăng vọt nhưng tiền mặt lại rất eo hẹp. Tại thời điểm cuối năm 2015, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 26 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 41,6 tỷ đồng đầu năm 2015 và nhỏ bé so với tổng tài sản 1.996 tỷ đồng.
Bảo Linh
Lững lẫy một thời
Có thời Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là giấc mơ lớn với người lao động vì Vietsovpetro luôn chi trả mức lương cao gấp hàng chục lần so với mặt bằng chung. Vietsovpetro có thể đưa ra chính sách ưu đãi như vậy vì đặc thù công việc và vì Vietsovpetro có kết quả kinh doanh ấn tượng.
Vietsovpetro thường xuyên góp mặt trong Top 10 của bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo doanh thu. Trong bảng xếp hạng mới nhất (căn cứ theo doanh thu 2014), Vietsovpetro đứng ở vị trí thứ 8.
Doanh thu cả năm 2015 của Vietsovpetro ước đạt 2,19 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước 998,4 triệu USD, lợi nhuận phía Nga đạt 208,1 triệu USD, phía Việt Nam là 216,6 triệu USD. Sang năm 2016, doanh thu dự kiến của Vietsovpetro là 2,1 tỷ USD.
Vietsovpetro đang thiếu tiền trầm trọng |
Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 2013 là 1,015 tỷ đồng, năm 2014 là 916 tỷ đồng. Với doanh thu ngàn tỷ như vậy, Quốc Cường Gia Lai có nhiều tiềm năng bứt phá trong lĩnh vực “hái ra tiền” bất động sản.
Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt cũng được chú ý khi ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đông quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty đứng ở vị trí rất cao trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Với khối tài sản lên đến 1.716 tỷ đồng, ông Đạt đứng ở vị trí 8 ngay trên ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Cần phải nhấn mạnh, ông Hưng là đại gia ngàn tỷ lớn nhất trong lĩnh vực chứng khoán.
Ông Đạt lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán khi công ty Phát Đạt bán hàng khá tốt. Năm 2010, doanh thu của công ty này đạt 1.576 tỷ đồng.
Trong năm 2015, vượt qua tất cả các ngành nóng, cổ phiếu ô tô có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. TMT của Công ty cổ phần ô tô TMT là một trong số đó. TMT tăng phi mã giúp ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty vươn lên vị trí thứ 44 với 394 tỷ đồng.
Cổ phiếu TMT được nhà đầu tư săn mua khi hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng tốt. TMT lọt vào danh sách các công ty ngàn tỷ khi doanh thu TMT có nhiều đột phá. Năm 2014 chỉ tiêu này đạt 1.378 tỷ đồng nhưng vọt lên 3.373 tỷ đồng trong năm 2015.
Cạn kiệt tiền mặt
Dù là doanh nghiệp ngàn tỷ, thậm chí tỷ đô nhưng những đại gia này đang dần cạn tiền. Trong đó, Vietsovpetro lao đao nhất vì giá dầu giảm thê thảm. Vietsovpetro thiếu tiền để trả lương và đầu tư. Hiện công ty có khoản tiền gửi hơn 70 triệu USD tại một ngân hàng nhưng chưa thể giải ngân được. Điều đó có thể khiến hoạt động của doanh nghiệp này bị đình trệ.
Vneconomy từng trích dẫn phát biểu của ông Từ Thành Nghĩa trên báo Năng lượng mới là “nếu không giải ngân được số tiền này thì đến tháng 4 là Vietsovpetro không còn tiền tiêu”. Trong trường hợp các nguồn quỹ của Vietsovpetro không bù đắp đủ kinh phí, Vietsovpetro sẽ nghiên cứu các giải pháp về các nguồn vốn khác như vay các tổ chức tín dụng, quỹ thu dọn mỏ... để bù đắp thiếu hụt.
Công ty nhà Cường đô la cũng eo hẹp tiền mặt |
Nhằm cắt giảm chi phí, từ 1/4/2016, Vietsov sẽ giảm phụ cấp làm việc ngoài biển từ 40 USD/ngày/người xuống 30 USD/ngày/người; không chi trả một số khoản như trợ cấp thuê nhà (25 USD/tháng/người), tiền mua sắm trang phục công sở… Đồng thời giảm 109 lao động và hạch toán chi phí nhân viên của 165 lao động sang chi phí dịch vụ ngoài.
Trong khi đó, Quốc Cường Gia Lai gặp khó triền miên. Doanh thu, lợi nhuận liên tục đứng ở mức thấp nên tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 của công ty chỉ là 17 tỷ đồng, giảm mạnh so với 106,4 tỷ đồng cuối năm 2014.
Để có thể trang trải, Quốc Cường Gia Lai đẩy mạnh vay nợ. Cụ thể, chỉ tiêu vay ngắn hạn đạt 589,83 tỷ đồng, tăng 474,53 tỷ đồng, tương ứng 411,56% so với số đầu năm 2015. Trong những khoản vay này, có khoản vay bà Loan phải thế chấp bằng tài sản cá nhân.
Không gặp nhiều khó khăn như Quốc Cường Gia Lai nhưng Phát Đạt cũng đang cạn kiệt tiền. Tại thời điểm cuối năm 2015, chỉ tiêu tiền của công ty dù tăng mạnh so với con số đầu năm nhưng vẫn chỉ là 31 tỷ đồng. 31 tỷ đồng là con số vô cùng khiêm tốn so với tổng tài sản lên tới 7.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận của TMT tăng vọt nhưng tiền mặt lại rất eo hẹp. Tại thời điểm cuối năm 2015, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 26 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 41,6 tỷ đồng đầu năm 2015 và nhỏ bé so với tổng tài sản 1.996 tỷ đồng.
Bảo Linh
Bình luận