1. Vị thái tử duy nhất nhà Lý được nhường ngôi dù không phải con ruột của vua?
- A
Lý Thần Tông
Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, lên ngôi tháng 12, năm Đinh Mùi (tức 15/1/1128). Ông là vua duy nhất nhà Lý được kế vị ngai vàng không phải do vua cha truyền lại.
Là con trai của Sùng Hiền hầu và bà phu nhân họ Đỗ (không rõ tên), Lý Thần Tông được sinh vào tháng 6 năm Bính Thân (1116) tại hầu phủ ở kinh đô Thăng Long. Dân gian truyền tụng ông là "kiếp sau" của nhà sư Từ Đạo Hạnh. Vì vua Lý Nhân Tông không có con trai nên đã lập Dương Hoán làm hoàng thái tử và truyền ngôi cho.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết Lý Thần Tông là “cháu gọi Thánh Tông bằng ông, gọi Nhân Tông bằng bác, con của Sùng Hiền hầu, do phu nhân họ Đỗ sinh ra. Khi mới lên 2 tuổi, được nuôi trong cung, lập làm hoàng thái tử. Nhân Tông băng hà, bèn lên ngôi báu”. - B
Lý Anh Tông
- C
Lý Huệ Tông
- D
Lý Chiêu Hoàng
2. Dưới thời vua Lý Thần Tông, có bao nhiêu khoa thi được tổ chức?
- A
0
Khoa thi đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tổ chức dưới thời vua Lý Nhân Tông vào năm 1075. Vào mùa xuân, tháng 2 năm 1077, triều đình tổ chức khoa thi thứ hai gọi là thi Lại viện.
Đến thời vua Lý Thần Tông, trong suốt 10 năm trị, nhà Lý không tổ chức khoa thi nào.
Từ lần thi đầu tiên đến 66 năm sau, vào năm 1152, thời vua Lý Anh Tông, nhà Lý mới lại cho mở khoa thi điện. Tiếp đến năm 1165, triều đình mới mở một khoa thi nữa gọi là thi học sinh. - B
5
- C
10
- D
15
3. Năm 1130, vua Lý Thần Tông đã xuống chiếu gì khiến sử sách chê trách?
- A
Con gái nhà quan không lấy chồng trước 20 tuổi
- B
Con gái nhà quan phải lấy chồng trước 20 tuổi
- C
Con gái nhà quan phải tham gia xét tuyển làm phi tần, ai trượt mới được lấy chồng
Vua Lý Thần Tông được sử sách ghi nhận là người có “tư chất thông tuệ, độ lượng rộng rãi, sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung điều chính, nhiệm nhặt khúc nôi, không gì sai lệch”. Tuy nhiên, vua từng ra một chiếu về vấn đề hôn nhân bị sử sách chê trách.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết vào mùa xuân, tháng giêng, năm Canh Tuất (1130), vua “xuống chiếu cho con gái các quan không được lấy chồng trước, đợi sau khi chọn sung vào hậu cung, người nào không trúng tuyển mới được lấy chồng”.
Sách Đại Việt sử ký tiền biên chép: “Sau cung của vua Thiên tử thiếu gì cung tần, nếu có kén chọn thì cũng chỉ cần người hiền lành, đức hạnh. Là người ở trên dân, há lại tham sắc đẹp mà cứ muốn chọn khắp con gái của bách quan… Tờ chiếu này của Thần Tông có sự ham mê sắc đẹp, thật không hẹn mà giống nhau”. - D
Con gái nhà quan không được nhập cung làm phi tần
4. Vua Lý Thần Tông cùng quan binh chiến đấu với quan xâm lược nào?
- A
Chiêm
- B
Ai Lao
- C
Chân Lạp
Năm 1128, Chân Lạp xua hơn 2 vạn quân tấn công bến Ba Đầu (Nghệ An). Thần Tông sai Thái phó Lý Công Bình chỉ huy quân chính quy liên kết với dân Nghệ An chống trả. Quân Đại Việt đã đánh tan quân Chân Lạp, bắt được chủ tướng cùng 169 binh sĩ. Vua Thần Tông đến các cung Thái Thanh, Cảnh Linh và các chùa quán ở Thăng Long để làm lễ tạ ơn Thần, Phật phù hộ cho người Việt giữ nước. Đến tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp hợp sức với Chiêm Thành cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống.
Tháng 9 năm 1137, tướng nước Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp. Thần Tông đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất mà đã tịch thu của quân dân trước đó.
Ông cũng thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay phiên nhau cứ sáu lần một tháng được về làm ruộng. Vì thế, việc sản xuất nông nghiệp của Đại Việt phát triển. - D
Tống
5. Vua Lý Thần Tông có bao nhiều người con?
- A
4
- B
5
- C
6
Vua Lý Thần Tông có 6 người con (3 hoàng tử, 3 công chúa). Trong đó, hoàng thử thứ hai Lý Thiên Lộ sau này được lập làm vua thứ sáu nhà Lý - Lý Anh Tông.
- D
7
6. Sử truyền vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ. Đó là bệnh gì?
- A
Bệnh hủi
- B
Bệnh phong
- C
Hoá cọp
Vua Lý Thần Tông từng mắc căn bệnh kỳ lạ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: Tháng 3 năm Bính Thìn (1136), vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ. (Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này).
Nói về căn bệnh không thuốc nào trị được của vua Lý Thần Tông, có giai thoại dân gian nói vua hóa cọp, mình mẩy mọc đầy lông lá, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn nghe như tiếng cọp gầm rú, ai nấy đều khiếp sợ. Để tránh vua đánh người nên đã bị nhốt vào trong cũi sắt mà chữa bệnh.
Theo y học ngày nay, bệnh của vua Lý Thần Tông được lý giải là căn bệnh hoá sói, người mọc đầy lông lá. - D
Hoá vượn
7. Vua Lý Thần Tông mất năm nào?
- A
1135
- B
1136
- C
1137
- D
1138
26 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138), thọ 22 tuổi, vua Lý Thần Tông băng hà. Ông là vua Lý mất sớm nhất, có tuổi thọ ngắn nhất.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua mất ở điện Vĩnh Quang. Các quan dâng tôn hiệu là Quảng Nhân Sùng Hiếu Văn Vũ Hoàng Đế, miến hiệu là Thần Tông. Sau khi vua mất, hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi ở trước linh cữu, bấy giờ mới lên 3 tuổi.
Vua Lý Thần Tông rất chú trọng phát triển nông nghiệp. (Nguồn: VTV.VN)
Bình luận