Thái Lan: Tướng đảo chính làm Thủ tướng lâm thời

Thế giớiThứ Sáu, 23/05/2014 10:49:00 +07:00

Trong thông báo số 10 phát 23/5 của Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia lãnh đạo quân đội Prayuth Chan-ocha tự tuyên bố nắm giữ vị trí thủ tướng tạm thời.

Trong thông báo số 10 phát 23/5 của Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia lãnh đạo quân đội Prayuth Chan-ocha tự tuyên bố nắm giữ vị trí thủ tướng tạm thời.

Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia - NPOMC giải thích việc nắm quyền của ông Prayuth vì mục đích hành chính do một số điều luật đòi hỏi sự cho phép của một thủ tướng.

Suốt đêm qua và rạng sáng nay, truyền hình liên tục phát sóng các thông báo của lực lượng đảo chính.
Lãnh đạo quân đội Prayuth Chan-ocha tự tuyên bố nắm giữ vị trí thủ tướng tạm thời 
Vào lúc 1h15 sáng, quân đội ra thông báo số 2, yêu cầu thêm 23 người nữa trình diện lực lượng đảo chính. Danh sách này bổ sung vào danh sách thủ tướng lâm thời và 17 bộ trưởng trước đó phải trình diện quân đội.

Trong danh sách bổ sung được đăng trên truyền hình rạng sáng nay, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ có cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra, bà Yaowapha Wongsawat (chị gái bà Yingluck và ông Thaksin, cựu thủ tướng Somchai Wongsawat (chồng bà Yaowapha) và một số nhân vật khác trong chính phủ cũ.

Theo đó, bà Yingluck cùng các lãnh đạo của đảng Pheu Thai phải ra trình diện hội đồng quân sự NPONC vào 10h sáng 23/5 (giờ Bangkok).

Quân đội cũng ra thông báo vào 1h30 sáng 23/5 yêu cầu các tỉnh trưởng phải trình diện quân đội ở 4 khu vực trên cả nước bao gồm miền bắc (ở tỉnh Phitsanulok), miền đông bắc (ở tỉnh Nakhon Ratchasima), miền trung (Bangkok), miền nam (tỉnh Nakhon Srithamarat).
Binh sĩ Thái Lan đứng gác gần trại của những người ủng hộ chính phủ tại tỉnh Nakhon Pathom 
Lực lượng đảo chính cũng thông báo chánh văn phòng các bộ được chỉ định làm bộ trưởng lâm thời các bộ trong chính phủ lâm thời cho tướng Prayuth làm thủ tướng.

Theo AFP, cho đến sáng nay chưa ai biết thông tin bà Yingluck và những nhân vật thân cận bà đang ở đâu. Việc phó thủ tướng Chalerm cùng các con trai bị bắt giữ dấy lên nghi ngờ bà Yingluck cũng sẽ chịu số phận tương tự.

Cộng đồng thế giới, trong đó có Mỹ, châu Âu và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chính của tư lệnh lục quân Prayuth Chan-O-Cha.

Một số giới phân tích e ngại về tình trạng hỗn loạn sau đảo chính.

“Đảo chính không phải là giải pháp chấm dứt khủng hoảng. Chính đây sẽ là cuộc khủng hoảng mới”, ông Pavin Chachavalpongpun của trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại ĐH Kyoto nói. “Nó cho thấy quân đội Thái chưa bao giờ học được bài học từ năm 2006”.

Hiện một loạt đài truyền hình và radio ở Thái đã bị buộc không cho hoạt động. Hội đồng tướng lĩnh cũng tuyên bố sẽ chặn mạng xã hội nếu các mạng có các nội dung chống đảo chính.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và kêu gọi việc sớm trở lại chính quyền dựa trên “hiến pháp, dân sự và dân chủ”.

Tướng Prayuth đến giờ vẫn không nói hội đồng quân sự sẽ nắm quyền tới khi nào.

Các tướng lĩnh từng nắm quyền hơn một năm sau khi đảo chính hồi năm 2006.

Theo Tuổi Trẻ
Bình luận
vtcnews.vn