• Zalo

Tên lửa đạn đạo tàu ngầm lần đầu xuất hiện trong duyệt binh Triều Tiên mạnh cỡ nào?

Thế giớiChủ Nhật, 16/04/2017 11:31:00 +07:00Google News

Ngày 15/4, Triều Tiên lần đầu ra mắt công chúng tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm Pukkuksong-1 hay KN-11 trong cuộc duyệt binh quy mô lớn nhất lịch sử, kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

KN-11 hay Pukkuksong-1 hoặc Bukgeukseong-1 là tên gọi của loại tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên. Lần đầu ra mắt công chúng trong duyệt binh ngày 15/4 vừa qua.

Theo các báo cáo quân sự, tên lửa KN-11 của Triều Tiên được cho là có nhiều điểm tương đồng với loại SLBM R-27/SS-N-6 Serb của Liên Xô trước đây. Ngoài ra, loại tên lửa của Liên Xô này còn có điểm chung với tên lửa tầm trung Musudan của Triều Tiên. Tuy nhiên, điều này không khẳng định KN-11 là bản sao của R-27/SS-N-6 Serb.

Hinh anh

Tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm Pukkuksong-1 hay KN-11 của Triều Tiên trong duyệt binh ngày 15/4.

Tính đến trước khi xuất hiện trong cuộc duyệt binh ngày 15/4 vừa qua, KN-11 đã được Triều Tiên thử nghiệm 5 lần. Ngoài ra, Bình Nhưỡng đã nhiều lần cho thử nghiệm hệ thống phóng của KN-11 và các hệ thống nhỏ liên quan đến tên lửa này.

Theo Trung tâm nghiên cứu và chiến lược toàn cầu - CSIS, KN-11 là tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm, có chiều dài 9 m, đường kính 1,5 m, cấu tạo 2 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách đến 900 km.

Quá trình thử nghiệm KN-11 được bắt đầu từ tháng 12/2014. Hình ảnh đầu tiên về tên lửa này xuất hiện sau vụ phóng thử vào tháng 5/2015, thời điểm Triều Tiên tuyên bố thử thành công KN-11.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích rằng, mặc dù được phóng từ dưới mặt nước nhưng không thể xác định Triều Tiên bắn KN-11 từ tàu ngầm hay từ xà lan ngập nước.

Video: Triều Tiên thử tên lửa

Thành phần nhiên liệu rắn được xuất hiện lần đầu trong hình ảnh sau vụ thử ngày 23/4/2016 với phần khói sinh ra sau khi phóng đặc trưng của loại nhiên liệu này. Việc chuyển từ nhiên liệu lỏng sang rắn được thực hiện sau nhiều lần phóng thất bại và phạm vi tấn công của tên lửa cũng giảm còn 900 km, CSIS cho biết thêm.

Mặc dù tầm bắn bị giảm nhưng 900 km vẫn bao trùm nhiều khu vực quan trọng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong cuộc thử nghiệm ngày 24/8/2016, tên lửa KN-11 đã bay được 500 km trước khi rơi xuống gần Nhật Bản.

Với tiến độ như vậy, các chuyên gia của CSIS cho rằng, đến năm 2020, tên lửa KN-11 của Triều Tiên sẽ hoàn chỉnh các chức năng.

Tùng Đinh (Nguồn: CSIS)
Bình luận
vtcnews.vn