Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện (ra mắt tại các rạp Việt từ ngày 22/2) đã giúp nhiều khán giả và đạo diễn Việt hiểu thế nào là phim hài “nhảm” đỉnh cao đúng nghĩa.
Trong vài năm gần đây, khán giả Việt đã dần quen với các bộ phim hài nhảm theo môtip Hồng Kông ngày trước do “công sức” của một vài đạo diễn. Thế nhưng, sự thiếu tinh tế đã khiến chúng trở thành thảm họa và bị dư luận lên tiếng vì sự thô tục, thiếu văn hóa của chúng.
Sự xuất hiện của Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện đã giúp nhiều khán giả và đạo diễn Việt hiểu thế nào là phim hài “nhảm” đỉnh cao đúng nghĩa.
Dựa theo nguyên tác văn học của Ngô Thừa Ân vốn đã quá quen thuộc với khán giả châu Á, bộ phim Tây Du Ký do “ông vua hài Châu Á” Châu Tinh Trì sản xuất vẫn tạo được nhiều sự mong ngóng và cảm tình từ phía khán giả bởi nó đánh dấu sự trở lại của anh sau 4 năm xa rời màn ảnh.
Thực ra, duyên nợ của Châu Tinh Trì và Tây Du Ký đã bắt đầu từ cách đây 18 năm, khi khán giả nghiêng ngả cười với những màn chọc phá của anh trong hai phần phim gắn liền với thương hiệu của anh - A Chinese Odyssey.
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện được cải biên từ cốt truyện Tây Du Ký để trở thành một nội dung độc lập, trong đó các nhân vật chính vẫn bao gồm thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng.
Là phần đầu tiên trong bộ ba phim Tây Du Ký, phần phim này mở ra lý do Đường Tam Tạng lên đường lấy Kinh cũng như cách thu phục 3 đệ tử. Trái với thông thường, nhân vật chính của phim này không phải Tôn Ngộ Không (Hoàng Bột đóng), mà lại là Trần Huyền Trang (Văn Chương đóng), vị pháp sư trẻ tuổi muốn làm điều tốt cho bách tính.
Trước khi trở thành Đường Tăng, anh đi khắp nơi tiêu trừ yêu quái bằng cuốn sách “300 ca khúc thiếu nhi” và được tiểu thư họ Đoạn (Thư Kỳ đóng) hết lòng yêu mến.
Trái với cô Đoạn luôn nặng tay với yêu quái, Huyền Trang chỉ muốn sử dụng các ca khúc thiếu nhi để khơi dậy bản năng tốt đẹp trong con người chúng, giúp chúng cải tà quy chánh. Tuy vậy, sau nhiều lần không thành công, anh đã nghe theo lời sư phụ và quyết định đến nơi phong ấn Tôn Ngộ Không để cố ngộ ra điều mình còn chưa hiểu về cuộc đời. Trên đường đi, anh gặp phải nhiều người trừ yêu khác, nhưng không ai yêu anh hết mình như tiểu thư Đoạn.
Lấy một tác phẩm quen thuộc rồi cải biên đi, chế tác lại theo phong cách hài hước, kỳ dị là một trong những cách làm phim “chế” thông thường. Thế nhưng, với tài năng của mình, Châu Tinh Trì đã biến bộ phim chế ấy trở nên hấp dẫn nhờ áp dụng những cảnh phim hài hước “tới bến” mà không hề tục tĩu, khiến khán giả cười nghiêng ngả với tạo hình và hành động không thể ngờ tới của 4 thầy trò Đường Tam Tạng nổi danh.
Khó mà có thể tưởng tượng được việc Đường Tăng, Tôn Ngộ Không ăn mặc rách rưới lại có thể phù hợp với tinh thần phim như thế.
Bộ phim mang đậm phong cách của Châu Tinh Trì với những cảnh chọc cười liên tục đầy thông minh và mới lạ. Tương tự như các bộ phim hài trước đây của anh như Đội bóng thiếu lâm, Tuyệt đỉnh Kungfu, các nhân vật trong Tây Du Ký có những hành động phi logic, thậm chí còn hơi... điên khùng nhằm gây hài tuyệt đối.
Nhân vật chính Huyền Trang vừa là một anh hùng, vừa là một kẻ hề gây cười với những hành động rất đỗi hài hước và các câu thoại đậm chất sách vở. Tất cả tạo ra một bộ phim hài hước cực độ, làm khán giả có những tràng cười không dứt nổi.
Tuy vậy, điều khiến bộ phim này nổi lên trong một rừng phim hài đặc sắc là cái tình của nó. Mọi cung bậc cảm xúc của phim đều được thực hiện tốt và đan xen vào nhau hợp lý. Trong trường đoạn Huyền Trang nói chuyện với sư phụ, khán giả vừa cười xong đã phải bùi ngùi khi thấy diễn xuất truyền cảm của anh lúc kể về thất bại ở khu làng ven sông, rồi lại cười ngay lập tức sau đó với các tình huống hài hước. Chỉ có Châu Tinh Trì mới có khả năng chuyển đổi cảm xúc khán giả nhanh chóng mà vẫn tâm lí, xúc động, đầy thỏa mãn.
Bộ phim có cấu trúc kịch bản trơn tru và đơn giản, diễn tiến tăng mạnh theo thời lượng phim cùng nhiều tình tiết gây bất ngờ. Câu chuyện tình trong phim ban đầu gây hài hước vì độ “sét đánh” quá nhanh, nhưng càng về sau càng được củng cố sức nặng bằng những tình huống tâm lí sâu sắc, không hề xem nhẹ độ nghiêm túc của nó, khiến khán giả cảm thông cho kết cục của mối tình này.
Đầy hài hước, nhưng cũng không thiếu tình cảm và độ sâu lắng, Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện là sự trở lại sáng chói của Châu Tinh Trì sau bộ phim không gây được ấn tượng CJ7 (2008).
Trong vài năm gần đây, khán giả Việt đã dần quen với các bộ phim hài nhảm theo môtip Hồng Kông ngày trước do “công sức” của một vài đạo diễn. Thế nhưng, sự thiếu tinh tế đã khiến chúng trở thành thảm họa và bị dư luận lên tiếng vì sự thô tục, thiếu văn hóa của chúng.
Sự xuất hiện của Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện đã giúp nhiều khán giả và đạo diễn Việt hiểu thế nào là phim hài “nhảm” đỉnh cao đúng nghĩa.
Dựa theo nguyên tác văn học của Ngô Thừa Ân vốn đã quá quen thuộc với khán giả châu Á, bộ phim Tây Du Ký do “ông vua hài Châu Á” Châu Tinh Trì sản xuất vẫn tạo được nhiều sự mong ngóng và cảm tình từ phía khán giả bởi nó đánh dấu sự trở lại của anh sau 4 năm xa rời màn ảnh.
Thực ra, duyên nợ của Châu Tinh Trì và Tây Du Ký đã bắt đầu từ cách đây 18 năm, khi khán giả nghiêng ngả cười với những màn chọc phá của anh trong hai phần phim gắn liền với thương hiệu của anh - A Chinese Odyssey.
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện được cải biên từ cốt truyện Tây Du Ký để trở thành một nội dung độc lập, trong đó các nhân vật chính vẫn bao gồm thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng.
Cảnh Đường Tăng vạch áo thử làm một cô nương xinh đẹp, quyến rũ cho Tôn Ngộ Không xem. |
Trước khi trở thành Đường Tăng, anh đi khắp nơi tiêu trừ yêu quái bằng cuốn sách “300 ca khúc thiếu nhi” và được tiểu thư họ Đoạn (Thư Kỳ đóng) hết lòng yêu mến.
Trái với cô Đoạn luôn nặng tay với yêu quái, Huyền Trang chỉ muốn sử dụng các ca khúc thiếu nhi để khơi dậy bản năng tốt đẹp trong con người chúng, giúp chúng cải tà quy chánh. Tuy vậy, sau nhiều lần không thành công, anh đã nghe theo lời sư phụ và quyết định đến nơi phong ấn Tôn Ngộ Không để cố ngộ ra điều mình còn chưa hiểu về cuộc đời. Trên đường đi, anh gặp phải nhiều người trừ yêu khác, nhưng không ai yêu anh hết mình như tiểu thư Đoạn.
Thư Kỳ vào vai pháp sư trừ yêu yêu say đắm Huyền Trang. |
Khó mà có thể tưởng tượng được việc Đường Tăng, Tôn Ngộ Không ăn mặc rách rưới lại có thể phù hợp với tinh thần phim như thế.
Bộ phim mang đậm phong cách của Châu Tinh Trì với những cảnh chọc cười liên tục đầy thông minh và mới lạ. Tương tự như các bộ phim hài trước đây của anh như Đội bóng thiếu lâm, Tuyệt đỉnh Kungfu, các nhân vật trong Tây Du Ký có những hành động phi logic, thậm chí còn hơi... điên khùng nhằm gây hài tuyệt đối.
Nhân vật chính Huyền Trang vừa là một anh hùng, vừa là một kẻ hề gây cười với những hành động rất đỗi hài hước và các câu thoại đậm chất sách vở. Tất cả tạo ra một bộ phim hài hước cực độ, làm khán giả có những tràng cười không dứt nổi.
Tuy vậy, điều khiến bộ phim này nổi lên trong một rừng phim hài đặc sắc là cái tình của nó. Mọi cung bậc cảm xúc của phim đều được thực hiện tốt và đan xen vào nhau hợp lý. Trong trường đoạn Huyền Trang nói chuyện với sư phụ, khán giả vừa cười xong đã phải bùi ngùi khi thấy diễn xuất truyền cảm của anh lúc kể về thất bại ở khu làng ven sông, rồi lại cười ngay lập tức sau đó với các tình huống hài hước. Chỉ có Châu Tinh Trì mới có khả năng chuyển đổi cảm xúc khán giả nhanh chóng mà vẫn tâm lí, xúc động, đầy thỏa mãn.
Câu chuyện phim có thể coi chính là quá trình đi đến giác ngộ tuyệt đối của Huyền Trang. |
Đầy hài hước, nhưng cũng không thiếu tình cảm và độ sâu lắng, Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện là sự trở lại sáng chói của Châu Tinh Trì sau bộ phim không gây được ấn tượng CJ7 (2008).
Mời độc giả xem thêm loạt hình ảnh về bộ phim:
Tạo hình cá khổng lồ của Sa Tăng |
Hai hình ảnh trái ngược nhau của Trư Bát Giới đẹp trai nhất lịch sử. Tạo hình của Tôn Ngộ Không dưới hình hài của khỉ. Hình ảnh Tôn Ngộ Không dưới hình hài con người là một ông lão xấu xí, gầy gò và ốm yếu nhưng có thể nhảy những điệu sexy như đang ở... vũ trường! Huyền Trang với mái tóc rối tung
Theo Khampha
Bình luận