• Zalo

Tẩy chay ồ ạt theo cảm hứng và số đông, người Hàn Quốc bài trừ luôn hàng nội địa

Thế giớiThứ Bảy, 27/07/2019 06:49:00 +07:00Google News

Nhầm lẫn trong việc xác định nguồn gốc các thương hiệu khiến nhiều người Hàn Quốc bài trừ nhầm sản phẩm nội địa khi hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay hàng Nhật.

Tẩy chay hàng Nhật hiện vẫn là từ khóa phổ biến nhất trên nhiều trang mạng xã hội của Hàn Quốc. 

Một cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường Realmeter của Hàn Quốc thực hiện hôm 11/7 cho thấy trong số 501 người được hỏi, cứ 7 người thì 10 khẳng định sẽ tham gia tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. 

Nhưng trong kỳ nguyên toàn cầu với các thương hiệu xuyên quốc gia, việc xác định nguồn gốc của sản phẩm không phải là điều dễ dàng, nhiều khi còn dẫn tới những nhầm lẫn về mặt hàng bị bài trừ. 

"Nếu sản phẩm có tên nghe như tiếng Nhật, nó có thể là hàng Nhật", Kim Dae-young, sinh viên đại học 21 tuổi nói. 

han quco

 Một cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc dán thông báo tẩy chay Nhật. (Ảnh: EPA)

Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Ở Hàn Quốc, nhiều thương hiệu tưởng như của nước ngoài thực tế lại thuộc sở hữu và được điều hành bởi các công ty trong nước. 

Tài khoản Twitter Muncan76 khi kêu gọi tẩy chay 187 cửa hàng Uniqlo của Nhật nói rằng đây không phải là thương hiệu nhượng quyền mà được người Nhật quản lý trực tiếp. 

Nhưng Muncan76 và nhiều người không biết rằng tập đoàn Lotte của Hàn Quốc sở hữu tới 49% cổ phẩn của Fast Retailing Korea, công ty mẹ của Uniqlo và 40% cổ phần của thương hiệu Muji đình đám của Nhật Bản. 

Bản thân Lotte cũng nhiều lần bị cuốn vào các cuộc tranh cãi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù tự nhận mình là "công ty" Hàn Quốc nhưng Lotte ra đời ở Tokyo năm 1948 trước khi mở rộng sang Hàn Quốc. Cái tên Lotte cũng không phải là tiếng Nhật hay tiếng Hàn mà bắt nguồn từ tiếng Đức, là tên một nhân vật trong tiểu thuyết của tác gia Johann Wolfgang von Goethe.

"Dù Lotte là thương hiệu đa quốc gia như tên gọi, mọi người vẫn có thói quen quy một doanh nghiệp về quyền quản lý của một quốc gia", Kim cho biết.

Nam sinh viên này nói rằng những tập đoàn có xuất xứ đơn giản hơn như Samsung sẽ được coi doanh nghiệp Hàn "chính cống". 

samsung

 Samsung với xuất xứ đơn giản được mặc định là thương hiệu Hàn "chính cống". (Ảnh: Bloomberg)

Sự đối nghịch giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kéo dài nhiều thập kỷ với những tranh cãi không dứt về cách giải quyết vấn đề sử dụng nô lệ tình dục trong Thế chiến 2 của quân đội Nhật Bản và tranh chấp liên quan tới quyền sở hữu nhóm đảo Dokdo/Takeshima mà 2 nước đều tuyên bố chủ quyền. 

Tuy nhiên, những bất đồng đó không thể phủ nhận hàng nghìn năm qua lại giữa 2 quốc gia với không ít những ví dụ về trao đổi văn hóa hợp tác. 

Đơn cử như trường hợp của chuỗi hàng giảm giá Daiso được truyền thông Hàn Quốc mô tả là thương hiệu bán lẻ số 1 của đất nước. Không nhiều người Hàn Quốc biết rằng Daiso ra đời ở Hàn Quốc vào khoảng những năm 90 dưới cái tên khác trước khi đổi tên sau khi liên doanh với Daiso Nhật Bản.

Ngày nay, tập đoàn Hàn Quốc Asung HMP nắm hơn 50% trong Daiso Hàn Quốc, còn tập đoàn Daiso Industries của Nhật Bản chỉ nắm khoảng 34% cổ phần. 

Daiso kinh doanh các mặt hàng do cả Nhật Bản và Hàn quốc thiết kế. Tuy nhiên Daiso Hàn Quốc có logo đặc trưng của Hàn Quốc và khác biệt đáng kể so với Daiso Nhật Bản.

"Daiso Hàn Quốc độc lập với Daiso Nhật Bản. Một công ty Nhật Bản chiếm 34% cổ phần tại Daiso Hàn Quốc. Hãy chỉ tẩy chay các sản phẩm có logo Daiso Nhật Bản trên mác", một người dùng Twitter kêu gọi. 

Justin Shin, nhiếp ảnh gia tới từ Seoul nói rằng người Hàn Quốc ý thức mạnh mẽ về những gì sản xuất tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng trên thực tế thời trang, xu hướng trang điểm của xứ kim chi bị ảnh hưởng khá nhiều từ xứ sở Mặt trời mọc trong nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, nhiều người Hàn Quốc khó phân biệt được đâu là hàng Nhật, đâu là hàng Hàn. 

Nắm bắt được thực tế này, nhiều tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc phải đóng mác "Hàn Quốc" lên các mặt hàng của mình để người dân trong nước dễ phân biệt. 

Hãng văn phòng phẩm Kyobo Hottracks bắt đầu dán nhãn các biểu tượng quốc kỳ hoặc hoa của Hàn Quốc vào những chiếc bút bi sản xuất trong nước. Các cửa hàng tiện lợi hoặc quán bar cũng triển khai chiến dịch bài trừ các hãng bia của Nhật Bản như Asahi, Kirin, Sapporo và Suntory. 

Trong 2 tuần đầu tháng 7, doanh số của các thương hiệu bia nổi tiếng này tại Hàn Quốc giảm tới 25%. Một hiệp hội các cửa hàng tạp hóa cho biết 3.700 thành viên của họ sẽ ngừng đặt mua các sản phẩm Nhật Bản. 

Tuy nhiên, một vấn đề tương đối phức tạp đặt ra là với nhiều thương hiệu vốn không phải là Hàn Quốc nhưng đôi khi người Hàn lại "nhận vơ" là của mình và tẩy chay nhưng thương hiệu thực tế lại là của Hàn Quốc.  

Theo ông Yves Tiberghien, nhà khoa học chính trị và giám đốc danh dự của Viện nghiên cứu châu Á tại Đại học British Columbia, nhiều người hiện nay không còn quá quan trọng việc nhận dạng thượng hiệu dựa vào nguồn gốc của nó. Vì thế, khi hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay, không ít người chạy theo số đông hoặc tin tưởng vào những đánh giá chủ quan sai lầm của bản thân. 

Ông Tiberghien lấy ví dụ về Line, ứng dụng nhắn tin phổ biến Nhật Bản. Mặc dù được phát triển bởi tập đoàn Line Corporation có trụ sở tại Tokyo nhưng thực chất nó lại thuộc sở hữu của gã khổng lồ Internet Naver của Hàn Quốc.

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn