Hình ảnh chuyển động được tạo ra từ những bức ảnh chụp sự kiện thú vị này cho thấy hai lần mặt trăng trực tiếp đi qua giữa trạm quan sát Solar Dynamics Observatory (SDO) và mặt trời.
Tàu vũ trụ NASA ghi lại được chuyển động này của mặt trăng vào ngày 9/9. Lần đầu tiên diễn ra lúc 4h30 EDT (15h30 Việt Nam), mặt trăng che phần lớn mặt trời. Chỉ vài tiếng sau, lúc 9h52 EDT (20h52 Việt Nam), mặt trăng lại “cản trở” trước mặt trời lần nữa nhưng chỉ che khoảng 34%.
Tàu vũ trụ ghi lại được hình ảnh này trong môi trường tia cực tím mà con người không thể quan sát được bằng mắt thường.
Theo Daily Mail, SDO có nhiệm vụ quan sát mặt trời, nghiên cứu khí quyển và những tác động của mặt trời lên môi trường gần Trái Đất. Tháng 9/2017, tàu đã phát hiện bão mặt trời lớn nhất trong vòng 12 năm. Cơn bão mặt trời làm đình trệ hệ thống liên lạc radio trong một giờ trên phía Trái Đất đối diện với mặt trời, bên cạnh đó làm ảnh hưởng đến các sóng định vị.
Với tàu vũ trụ Parker Solar Probe được phóng vào tháng 8/2018, các nhà khoa học hứa hẹn có cơ hội nghiên cứu mặt trời một cách chi tiết chưa từng có khi nó tiếp cận mặt trời ở khoảng cách gần.
Video: NASA phóng thành công tàu vũ trụ tiếp cận mặt trời ở vị trí gần chưa từng có
Bình luận