“CĐV có lãnh đạo liên đoàn không? Họ cần xem báo cáo tài chính của liên đoàn để làm gì?” – câu trả lời của chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Worawi Makudi khi dư luận nước này đòi ông phải minh bạch tài chính là đủ để nói về cách lãnh đạo độc đoán của ông. Và bây giờ thì bóng đá nước này chuẩn bị đối mặt với một cơn địa chấn lớn ngay trước thềm AFF Cup.
Những câu hỏi không lời đáp
Năm 2011, các lãnh đạo FIFA giật mình khi nhận được tin tố giác: trung tâm huấn luyện mà họ mới tài trợ cho Thái Lan xây dựng được đặt trên khu đất do... chủ tịch LĐBĐ Thái Lan sở hữu. Mà chủ tịch FAT thì chẳng phải ai xa lạ, chính là Worawi Makudi, một thành viên gạo cội BCH FIFA từ năm 1997.
Khi ấy, ông Makudi thanh minh rằng mình đã chuyển quyền sở hữu khu đất đó cho FAT. FIFA quyết định không truy cứu nữa, cho dù vụ việc thoáng nghe vẫn có chút gì bất ổn. Tóm lại, ông Makudi đã bán khu đất ấy cho FAT với giá nào? Giá để phát triển bóng đá hay giá để phát triển tài sản cá nhân?
Đó là chưa kể tớiviệc các khu đất xung quanh trung tâm mới được xây dựng kia, cũng đứng tên Makudi. Chúng có tăng giá hay không?
Sau toàn bộ vụ lùm xùm này, Makudi chỉ kết luận một câu trước công luận: “FIFA yêu cầu tôi trả lời và tôi đã trình bày quan điểm của mình. Câu chuyện chấm dứt”.
Đó không phải là sự tố giác đầu tiên mà FIFA nhận được về ông Worawi Makudi. Chỉ vài tháng trước đó, chủ tịch LĐBĐ Anh David Triesman đã đứng trước Hạ viện nước này và tuyên bố: Makudi, cùng một vài thành viên khác của BCH FIFA, đã tìm cách bán phiếu bầu chọn quốc gia đăng cai World Cup của mình.
Triesman kể rằng, Makudi “bày tỏ khát khao muốn thấy Anh và Thái Lan đá giao hữu nhân ngày kỷ niệm 50 hoặc 60 năm trị vì của nhà Vua”, để đổi lấy một phiếu bầu cho Anh đăng cai World Cup 2018. Vị chủ tịch LĐBĐ Anh còn cho rằng “bằng cách này hay cách khác”, tiền bản quyền truyền hình của trận đấu này sẽ chui thẳng vào túi của ông đồng nhiệm người Thái, và đó là lý do tại sao Makudi khao khát muốn thấy Tam Sư tại Bangkok đến vậy. Nhưng những cáo buộc của David Triesman cũng bị FIFA gạt bỏ.
FIFA có thể làm ngơ trước vị trọng thần người Thái Lan. Nhưng chính phủ nước này thì không chấp nhận một liên đoàn thiếu minh bạch.
Và thế là chỉ hơn 1 tháng trước khi AFF Cup, giải đấu lớn nhất khu vực Đông Nam Á diễn ra, FAT đứng trước nguy cơ... bị giải thể. Một cuộc điều tra đã được chính phủ Thái Lan thực hiện để nhắm vào các hoạt động sai trái của Makudi, và có thể dẫn tới việc “thay máu” hoàn toàn bộ máy lãnh đạo nền bóng đá này.
Rất kỳ lạ, mọi chuyện lại được phanh phui bởi một nhà báo đến từ Australia, Jesse Fink. Ông là một tay viết thể thao hàng đầu của khu vực châu Á, được mô tả là “tạo ra kẻ thù nhanh như Bill Gates kiếm tiền”.
Cuộc chiến với báo chí
Tại văn phòng của mình tại Australia, Jesse Fink nhận được một lá thư tố giác từ một nguồn tin riêng ở Thái Lan. Nhân vật giấu mặt này muốn Jesse Fink dùng uy tín của mình để cho cả thế giới biết những việc làm sai trái của Worawi Makudi. Bởi ở Thái Lan, báo chí không còn dám động đến ông ta nữa.
Tờ báo duy nhất từng dám nói xấu Worawi Makudi đã vướng vào một vụ kiện tụng rắc rối. Tháng 6/2011, tờ Hot Score của Thái đưa tin ông chủ tịch đáng kính của FAT đã bán những chiếc vé dành cho ngoại giao của World Cup 2010 ra chợ đen để kiếm lời. Tờ báo này thậm chí còn đăng một bức ảnh chụp tấm vé World Cup với tên của chính Makudi trên đó.
Mọi chuyển tưởng như hai năm rõ mười. Nhưng FAT vẫn kiện các chủ sở hữu và biên tập của tờ báo này, đòi một khoản bồi thường lên tới 10 triệu bath (khoảng 300.000 USD). Người ta có quyền tự hỏi tại sao FAT lại đứng ra kiện, trong khi đây là vấn đề cá nhân của ông chủ tịch?
Trước đó, Hot Score cũng đã phanh phui ra một sự kiện bí ẩn. Tháng 5/2011, trong ngày bầu cử chủ tịch FAT, một cuộc bầu cử được dự đoán là sẽ đem lại phần thua cho Worawi Makudi, trụ sở của liên đoàn tại Bangkok mất điện đột ngột, trong khi toàn bộ khu vực vẫn có điện! Cuộc bầu cử bị hoãn lại.
Ngay sau đó, ông Makudi bay thẳng sang Trinidad để gặp gỡ với 2 thành viên cộm cán khác của FIFA là chủ tịch LĐBĐ châu Á Mohamed Bin Hammam (người sau này mất chức vì mua bán phiếu bầu World Cup 2018) và PCT FIFA Jack Warner (người cũng vướng vào nghi án này, nhưng trắng án như Makudi). Cuộc gặp này hoàn toàn bí mật, bởi Worawi nói với báo chí trong nước rằng ông đi công tác tại Qatar. Sau cuộc “vận động hành lang” bí mật ấy, Makudi thắng cử trong cuộc bầu cử lại.
Jesse Fink đã tới Thái Lan. Và ở đây, ông phát hiện ra một câu chuyện động trời, làm tiền đề cho cuộc điều tra mà chính phủ nước này đang thực hiện.
Vừa đá bóng, vừa thổi còi
Hiện quyền tổ chức giải VĐQG Thái Lan – Thai Premier League – được FAT trao cho một công ty cổ phần. Công ty này mang tên Thai Premier League Ltd (TPL). Và “choáng” nhất, là ông chủ tịch FAT sở hữu hơn 50% cổ phần tại TPL. Với tư cách là một công ty tư nhân, toàn bộ quyền điều khiển và tình trạng tài chính của TPL, hay nói cách khác, là lợi nhuận từ giải VĐQG, đều ở trong tay Worawi Makudi.
Ngay cả báo cáo tài chính của FAT cũng không bao giờ được đưa ra trước công luận. Đã từng có một nhóm CĐV yêu cầu Worawi Makudi làm việc này. Nhưng trước báo chí, ông trả lời: “CĐV có lãnh đạo liên đoàn không? Họ cần xem báo cáo tài chính của liên đoàn làm gì?”.
Còn rất nhiều những “nghi án” khác bủa vây ông chủ tịch. Người ta chưa bao giờ được thấy hợp đồng của FAT với Bobby Robson (cựu HLV ĐTQG Thái Lan). Ông cũng được biết đến với chính sách xây dựng vây cánh chặt chẽ: tổng thư ký FAT Ong-Arj Kosinkha là bạn học từ tiểu học với Makudi, em họ ông là người quản lý công nghệ thông tin cho liên đoàn. Những đối thủ “không cùng máu” cũng bị loại không thương tiếc. Nổi tiếng nhất trong số đó là người lãnh đạo bộ môn futsal Thái, ông Asidak Benjasiriwan.
Ông Benjasiriwan rất được lòng CĐV Thái Lan, khi đã làm việc không mệt mỏi để đưa VCK World Cup Futsal 2012 về nước này, và có công lớn trong việc đưa đội tuyển futsal Thái đến 3 VCK World Cup liên tiếp. Nhưng ông chủ tịch Makudi lại nói thẳng với báo chí: “Việc ông ấy ủng hộ Virach Charnpanich (đối thủ trong cuộc bầu cử chủ tịch) khiến tôi không cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng”.
Người Thái đã chịu đựng quá đủ những hoài nghi. Và bây giờ, khi chính phủ đã vào cuộc, dư luận nước này sôi sục: đã đến lúc Worawi tự phanh phui ra chân tướng của mọi việc.
Nói như nhà báo Jesse Fink trong bài mới nhất của ông trên ESPN: “Có gì thì đặt lên bàn đi, Worawi. Đừng để có thêm trát”.
Những câu hỏi không lời đáp
Năm 2011, các lãnh đạo FIFA giật mình khi nhận được tin tố giác: trung tâm huấn luyện mà họ mới tài trợ cho Thái Lan xây dựng được đặt trên khu đất do... chủ tịch LĐBĐ Thái Lan sở hữu. Mà chủ tịch FAT thì chẳng phải ai xa lạ, chính là Worawi Makudi, một thành viên gạo cội BCH FIFA từ năm 1997.
Khi ấy, ông Makudi thanh minh rằng mình đã chuyển quyền sở hữu khu đất đó cho FAT. FIFA quyết định không truy cứu nữa, cho dù vụ việc thoáng nghe vẫn có chút gì bất ổn. Tóm lại, ông Makudi đã bán khu đất ấy cho FAT với giá nào? Giá để phát triển bóng đá hay giá để phát triển tài sản cá nhân?
Đó là chưa kể tớiviệc các khu đất xung quanh trung tâm mới được xây dựng kia, cũng đứng tên Makudi. Chúng có tăng giá hay không?
FIFA cũng làm ngơ với Makudi? |
Sau toàn bộ vụ lùm xùm này, Makudi chỉ kết luận một câu trước công luận: “FIFA yêu cầu tôi trả lời và tôi đã trình bày quan điểm của mình. Câu chuyện chấm dứt”.
Đó không phải là sự tố giác đầu tiên mà FIFA nhận được về ông Worawi Makudi. Chỉ vài tháng trước đó, chủ tịch LĐBĐ Anh David Triesman đã đứng trước Hạ viện nước này và tuyên bố: Makudi, cùng một vài thành viên khác của BCH FIFA, đã tìm cách bán phiếu bầu chọn quốc gia đăng cai World Cup của mình.
Triesman kể rằng, Makudi “bày tỏ khát khao muốn thấy Anh và Thái Lan đá giao hữu nhân ngày kỷ niệm 50 hoặc 60 năm trị vì của nhà Vua”, để đổi lấy một phiếu bầu cho Anh đăng cai World Cup 2018. Vị chủ tịch LĐBĐ Anh còn cho rằng “bằng cách này hay cách khác”, tiền bản quyền truyền hình của trận đấu này sẽ chui thẳng vào túi của ông đồng nhiệm người Thái, và đó là lý do tại sao Makudi khao khát muốn thấy Tam Sư tại Bangkok đến vậy. Nhưng những cáo buộc của David Triesman cũng bị FIFA gạt bỏ.
FIFA có thể làm ngơ trước vị trọng thần người Thái Lan. Nhưng chính phủ nước này thì không chấp nhận một liên đoàn thiếu minh bạch.
Cổ động viên Thái Lan bức xúc |
Và thế là chỉ hơn 1 tháng trước khi AFF Cup, giải đấu lớn nhất khu vực Đông Nam Á diễn ra, FAT đứng trước nguy cơ... bị giải thể. Một cuộc điều tra đã được chính phủ Thái Lan thực hiện để nhắm vào các hoạt động sai trái của Makudi, và có thể dẫn tới việc “thay máu” hoàn toàn bộ máy lãnh đạo nền bóng đá này.
Rất kỳ lạ, mọi chuyện lại được phanh phui bởi một nhà báo đến từ Australia, Jesse Fink. Ông là một tay viết thể thao hàng đầu của khu vực châu Á, được mô tả là “tạo ra kẻ thù nhanh như Bill Gates kiếm tiền”.
Cuộc chiến với báo chí
Tại văn phòng của mình tại Australia, Jesse Fink nhận được một lá thư tố giác từ một nguồn tin riêng ở Thái Lan. Nhân vật giấu mặt này muốn Jesse Fink dùng uy tín của mình để cho cả thế giới biết những việc làm sai trái của Worawi Makudi. Bởi ở Thái Lan, báo chí không còn dám động đến ông ta nữa.
Tờ báo duy nhất từng dám nói xấu Worawi Makudi đã vướng vào một vụ kiện tụng rắc rối. Tháng 6/2011, tờ Hot Score của Thái đưa tin ông chủ tịch đáng kính của FAT đã bán những chiếc vé dành cho ngoại giao của World Cup 2010 ra chợ đen để kiếm lời. Tờ báo này thậm chí còn đăng một bức ảnh chụp tấm vé World Cup với tên của chính Makudi trên đó.
Thái Lan sẽ đá thế nào sau scandal này |
Mọi chuyển tưởng như hai năm rõ mười. Nhưng FAT vẫn kiện các chủ sở hữu và biên tập của tờ báo này, đòi một khoản bồi thường lên tới 10 triệu bath (khoảng 300.000 USD). Người ta có quyền tự hỏi tại sao FAT lại đứng ra kiện, trong khi đây là vấn đề cá nhân của ông chủ tịch?
Trước đó, Hot Score cũng đã phanh phui ra một sự kiện bí ẩn. Tháng 5/2011, trong ngày bầu cử chủ tịch FAT, một cuộc bầu cử được dự đoán là sẽ đem lại phần thua cho Worawi Makudi, trụ sở của liên đoàn tại Bangkok mất điện đột ngột, trong khi toàn bộ khu vực vẫn có điện! Cuộc bầu cử bị hoãn lại.
Ngay sau đó, ông Makudi bay thẳng sang Trinidad để gặp gỡ với 2 thành viên cộm cán khác của FIFA là chủ tịch LĐBĐ châu Á Mohamed Bin Hammam (người sau này mất chức vì mua bán phiếu bầu World Cup 2018) và PCT FIFA Jack Warner (người cũng vướng vào nghi án này, nhưng trắng án như Makudi). Cuộc gặp này hoàn toàn bí mật, bởi Worawi nói với báo chí trong nước rằng ông đi công tác tại Qatar. Sau cuộc “vận động hành lang” bí mật ấy, Makudi thắng cử trong cuộc bầu cử lại.
Jesse Fink đã tới Thái Lan. Và ở đây, ông phát hiện ra một câu chuyện động trời, làm tiền đề cho cuộc điều tra mà chính phủ nước này đang thực hiện.
Vừa đá bóng, vừa thổi còi
Hiện quyền tổ chức giải VĐQG Thái Lan – Thai Premier League – được FAT trao cho một công ty cổ phần. Công ty này mang tên Thai Premier League Ltd (TPL). Và “choáng” nhất, là ông chủ tịch FAT sở hữu hơn 50% cổ phần tại TPL. Với tư cách là một công ty tư nhân, toàn bộ quyền điều khiển và tình trạng tài chính của TPL, hay nói cách khác, là lợi nhuận từ giải VĐQG, đều ở trong tay Worawi Makudi.
CĐV có lãnh đạo liên đoàn không? Họ cần xem báo cáo tài chính của liên đoàn làm gì? |
Ngay cả báo cáo tài chính của FAT cũng không bao giờ được đưa ra trước công luận. Đã từng có một nhóm CĐV yêu cầu Worawi Makudi làm việc này. Nhưng trước báo chí, ông trả lời: “CĐV có lãnh đạo liên đoàn không? Họ cần xem báo cáo tài chính của liên đoàn làm gì?”.
Còn rất nhiều những “nghi án” khác bủa vây ông chủ tịch. Người ta chưa bao giờ được thấy hợp đồng của FAT với Bobby Robson (cựu HLV ĐTQG Thái Lan). Ông cũng được biết đến với chính sách xây dựng vây cánh chặt chẽ: tổng thư ký FAT Ong-Arj Kosinkha là bạn học từ tiểu học với Makudi, em họ ông là người quản lý công nghệ thông tin cho liên đoàn. Những đối thủ “không cùng máu” cũng bị loại không thương tiếc. Nổi tiếng nhất trong số đó là người lãnh đạo bộ môn futsal Thái, ông Asidak Benjasiriwan.
Ông Benjasiriwan rất được lòng CĐV Thái Lan, khi đã làm việc không mệt mỏi để đưa VCK World Cup Futsal 2012 về nước này, và có công lớn trong việc đưa đội tuyển futsal Thái đến 3 VCK World Cup liên tiếp. Nhưng ông chủ tịch Makudi lại nói thẳng với báo chí: “Việc ông ấy ủng hộ Virach Charnpanich (đối thủ trong cuộc bầu cử chủ tịch) khiến tôi không cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng”.
Người Thái đã chịu đựng quá đủ những hoài nghi. Và bây giờ, khi chính phủ đã vào cuộc, dư luận nước này sôi sục: đã đến lúc Worawi tự phanh phui ra chân tướng của mọi việc.
Nói như nhà báo Jesse Fink trong bài mới nhất của ông trên ESPN: “Có gì thì đặt lên bàn đi, Worawi. Đừng để có thêm trát”.
Theo BĐCS
Bình luận