Trên kết quả kiểm tra, test nhanh này, Viện sức khỏe nghề nghiệp chọn ra 60 cháu có những biểu hiện ngộ độc chì và lấy máu làm xét nghiệm chuyên sâu nhằm đánh giá biến đổi vật chất di truyền, tình trạng oxy hóa, chống oxi hóa ở trẻ em nhiễm chì.
Trước đó, cuối tháng 12/2016 - đầu năm 2017, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã tiến hành triển khai can thiệp đợt 1 tại Xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Viện đã cấp phát sản phẩm dành cho trẻ em có nồng độ chì máu ≥ 7 µg/dL để hạn chế hấp thu và tăng đào thải chì.
Ngoài ra, Viện phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái nguyên, Ủy Ban nhân dân phường Phú Xá tỉnh Thái Nguyên, Trạm y tế phường tuyên truyền, chia sẻ các kiến thức về nhiễm độc chì cho bà con để nhằm chia sẻ và nâng cao nhận thức để có thêm kiến thức về ô nhiễm chì; giúp bà con tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của chì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do độc tính của chì và có thể gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài tới sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.
Video: Xem cảnh này ở làng nghề sản xuất mứt, ai cũng phải rùng mình kinh hãi
Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho biết, nếu không tách nguồn chì khỏi môi trường sống, can thiệp, giải độc chì trong môi trường, trẻ em, người lao động sẽ vẫn tiếp tục tái nhiễm chì.
Trước đó, từ ngày 24 đến 25/09/2016, tại địa phương này đã diễn ra đợt 1 can thiệp, giải độc chì. Viện đã tiến hành lấy mẫu máu, tóc và làm một số test nhanh để kiểm tra cũng như thực hiện thải độc chì trong máu.
Bình luận