Dự tính, sức mạnh của cơn bão số 12 này sẽ ngang bằng cơn bão Linda đã đổ bộ vào Cà Mau cách đây 20 năm. Chính vì vậy, việc chống bão được Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương rất quyết liệt, khẩn trương.
Một trong những ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng lớn vì cơn bão này là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Cơn bão Damrey sẽ làm ảnh hưởng tới tất cả các giàn khoan ngoài biển Đông.
Khi thiết kế, các giàn khoan sẽ chịu được gió bão cấp 12, 14; thậm chí có giàn như Biển Đông 01 chịu được gió bão cấp 17.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều giàn nhẹ (giàn BK) và giàn siêu nhẹ (giàn BS) thì không thể chịu được gió bão đến cấp 11, 12. Chính vì vậy, ngay từ chiều hôm nay, Ban ứng phó với các tình huống khẩn cấp của PVN đã triển khai công tác phòng chống bão.
Các đơn vị hiện có giàn khoan và tàu dịch vụ ngoài biển như Vietsopetro, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP); Tổng công ty dịch vụ và kỹ thuật dầu khí (PTSC); Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVDriling)…
Đối với Vietsopetro, sẽ phải đưa công nhân rời giàn nhiều nhất, từ 10 đến 12 giàn.
Các đơn vị trên hiện nay đã và đang khẩn trương thực hiện việc phòng chống bão theo kịch bản ứng phó với thảm hoạ, thiên tai theo từng cấp độ đã được các cơ quan chức năng của Bộ Công thương và Nhà nước phê duyệt.
Theo kịch bản này, nếu bão đổ vào đến cấp 12 thì tất cả các giàn khoan BK và BS đều sẽ phải ngừng khai thác và công nhân sẽ phải rời giàn về đất liền. Mỗi giàn chỉ để lại từ 5 đến 10 công nhân trông coi.
Video: Bão số 12 có thể có gió giật cấp 11, vận tốc hơn 100km/h sắp đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Tây Nam
Nhưng, tại khu vực các giàn khoan có một lực lượng không được nghỉ ngơi, đó là các tàu dịch vụ của PTSC. Các tàu này phải túc trực tại các giàn khoan, phòng khi sự cố xảy ra.
Mặc dù, theo thông tin dự báo thời tiết chiều tối ngày 2/10 thì, các giàn khoan không nằm trong vùng tâm bão. Tuy nhiên, các đơn vị có giàn khoan và tàu dịch vụ đang chuẩn bị phòng chống đến mức tối đa để tránh thiệt hại dù nhỏ nhất.
Bình luận