(VTC News) – Nghệ sĩ Chí Trung từ sân khấu nhảy sang sân cỏ và đang phải chịu tiếng thời gian qua là kẻ “già rồi còn cuồng”. Hỏi “Táo Điện lực” vì sao anh lại để mang tiếng thế, anh cười bảo có nhiều nguyên do lắm. Muốn tìm hiểu thì gặp anh.
Thế là tôi chủ động đến tìm anh ở Nhà hát Tuổi trẻ vào một ngày nghỉ. Trong phòng làm việc của mình, anh đang “mắng yêu” cậu nhân viên, sao ngày nghỉ lại học cái thói của anh đến cơ quan làm việc. Thấy vậy, tôi cũng vào chuyện luôn.
CHIẾN ĐẤU VỚI KẺ THÙ
PV - Hai trận làm “mõ” ở Hàng Đẫy, anh đã thu về được gì?
Nghệ sĩ Chí Trung: Chưa có gì đáng nói, tất cả mới chỉ là lửa rơm. Mới được 5, 7 nghìn người tới sân và vẫn phải dùng các biện pháp kích cầu. Cái chúng tôi cần là những thanh củi gộc có sức tỏa nhiệt lớn hơn và là cốt lõi của một đám cháy lâu bền. Để làm được điều này, rõ ràng phải cần thời gian.
- Có người bảo, ông nghệ sĩ Chí Trung già rồi còn cuồng. Anh nghĩ sao?
Nghệ sĩ Chí Trung: Một hành động nhiều góc nhìn. Người ủng hộ thì cho rằng tôi nhiệt tình, người không ưa thì lại bảo, ông Trung già rồi còn cuồng như bạn nói, người không quan tâm thì cho là bình thường… Nhưng thực sự tôi chẳng điên đến ngưỡng ấy. Tôi đang chiến đấu vì một kẻ thù chung của cả sân khấu lẫn sân cỏ và của nhiều nghành hàng khác. Đó là Công nghệ.
Ngày xưa, có phải ai cũng có tivi, máy tính để xem phim, bóng đá…và điều ấy khiến mọi người phải vận động, phải tới những nơi như sân bóng, sân khấu để thỏa mãn nhu cầu giải trí. Bây giờ, công nghệ đã làm mọi người lười nhác hơn rồi.
Người ta bảo, Hà Nội 12 tháng, 4 mùa, 8 mùa còn lại ngồi bẹp dí trong nhà. Nay công nghệ lên ngôi, càng ngại ra khỏi nhà hơn.
Công nghệ là xu thế tất yếu của sự phát triển và nói nó là “kẻ thù” không có nghĩa là trách móc nó, bài xích nó mà là thừa nhận nó để từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu với nó.
Để làm được điều ấy phải nhìn thấy bóng đá hay sân khấu có sức mạnh riêng mà công nghệ không thể có.
- Sức mạnh riêng đó là gì?
Nghệ sĩ Chí Trung: Đó là sức mạnh cộng đồng. Bóng đá và sân cỏ đều có sức mạnh này. Nhu cầu thưởng thức trong một cộng đồng là một luồng điện mạnh hơn với luồng điện trên tivi, trên máy tính cá nhân rất nhiều.
Tôi biết, Hà Nội còn nhiều những người già ưa hòa niệm và bền bỉ với tình yêu của mình nên vẫn thường đến sân bóng. Tôi cũng thấy trong ánh mắt của thế hệ trẻ hôm nay sự cuồng nhiệt luôn dâng lên khi đứng trong một đám đông cổ vũ.
Và tôi cũng thấy trong ánh mắt một cô gái xinh đẹp xem bóng đá có gì đó lạ lẫm, khác thường… Nếu tập hợp được những nguồn sức mạnh ấy, thì tự thân mỗi người sẽ cảm thấy buổi ra sân là một ngày hội.
- Anh nói thế thôi, chứ dưới sân cầu thủ không đá đẹp thì chán ngay!
Nghệ sĩ Chí Trung: Tất nhiên rồi, đó là một sự tương hỗ, cộng hưởng. Vài trận gần đây, trước giờ đấu, tôi vào phòng thay đồ của các cầu thủ Hà Nội T&T và nói vui với họ rằng, này Dương Hồng Sơn, Thành Lương, Văn Quyết… hôm nay anh kêu gọi được 2000, 5000… CĐV tới sân đấy nhé, đá cho ngon lành vào nhé kẻo chết anh. Các cầu thủ đồng tính, bảo anh Trung cứ yên tâm.
Tôi không phủ nhận sức hấp dẫn từ dưới sân có ảnh hưởng tới nhu cầu của người xem. Nhưng lâu nay, chính người hâm mộ đang hưởng thụ bóng đá một cách thụ động. Tức cầu thủ cho xem thế nào thì ào lên thế đấy, không thì ngồi im, thậm chí chửi bới… Rồi chúng ta lại có thói quen gọi cầu thủ là thằng, diễn viên là con.
Bây giờ ngược lại, chúng ta chủ động cổ vũ, coi trọng họ là nghệ sĩ thực thụ thì chỉ cần những người đứng trên khán đài nếu cùng vỗ tay tán thưởng một pha đi bóng đẹp, cùng hô tên một cầu thủ ghi bàn hay có bất cứ hành động nào đó kích thích sự hưng phấn, cầu thủ sẽ thấy như được tiếp sức mạnh để cống hiến hơn.
Theo tôi, mỗi CĐV nên thay đổi thói quen, đến sân với một trái tim chứa xăng, luôn trực chờ để bùng cháy trên khán đài rồi cháy lan xuống sân. Chứ cứ mang vào sân mỗi người chai nước lọc và chờ ném thì… toi.
VÌ MỘT HÀ NỘI CHUYỂN ĐỘNG
- Nói thật, tôi vẫn chẳng tin anh đang làm tất cả vì bóng đá Hà Nội (!?)
Nghệ sĩ Chí Trung: Tôi và anh Đỗ Quang Hiển (Chủ tịch Tập đoàn T&T) từng là bạn học ở gần nhà nhau, sau này có chung tình yêu với bóng đá Hà Nội. Một ngày, anh Hiểu ngỏ ý mời tôi làm Chủ tịch Hội CĐV Hà Nội T&T. Tôi không nhận lời luôn. Tôi bảo, cho Trung 2 tuần suy nghĩ. Cuối cùng tôi nhận lời. Tôi cũng thuyết phục anh Hiển hướng đến xây dựng một đội bóng của người Hà Nội, vì người Hà Nội, để có thể kêu gọi được đông đảo tầng lớp tham gia cổ vũ.
Bên cạnh đó là kế hoạch xây dựng một văn hóa cổ động của riêng người Hà Nội. Trước mắt chúng tôi dự định phát động thành lập các đội cổ động thể thao trong các trường học và hàng năm có những cuộc thi cổ động chuyên nghiệp như các nước phương Tây đã làm.
Tất cả còn là kế hoạch nhưng hơi buồn vì thời gian qua có một tờ báo lại cho rằng Chí Trung đang tìm cách đưa các chân dài, váy ngắn tới sân bóng để gây chú ý. Điều này có thể khiến nhiều người hiểm nhầm về mục đích, ý nghĩa của chúng tôi.
Và tôi cũng khẳng định, chúng tôi đang nỗ lực cho một Hà Nội chuyển động không chỉ trong bóng đá, mà còn trong cả nghệ thuật, trong nhiều ngành hàng nữa sao cho người Hà Nội yêu thêm những giá trị của người Hà Nội hoặc ít ra nếu không phải là người Hà Nội thì yêu những gì mình đang được hưởng lợi từ Hà Nội.
Đó cũng là lý do tôi đã đưa Nhà hát của mình trở thành thành viên thứ 151 trong Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghĩa là cũng coi nghệ thuật như một mặt hàng mang ra bán cho người có nhu cầu thưởng thức.
Tới đây, chúng tôi sẽ cho phát hành thẻ CĐV Hà Nội T&T. Những người có nhu cầu sử dụng thẻ này sẽ được làm thẻ miễn phí. Và với tấm thẻ trong tay, họ có thể vào sân xem bóng đá cả mùa, có thể đến Nhà hát Tuổi trẻ xem biểu diễn với giá ưu đãi, sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng SHB, hoặc mua các mặt hàng khác của các doanh nghiệp nằm trong Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… Đây chính là một trong những biện pháp kích cầu của chúng tôi.
- Tạo ra được chuyển động này không phải chuyện dễ, anh có sợ mình nản không?
Nghệ sĩ Chí Trung: Tôi chẳng phải cái anh thích một em gái đẹp, nổi hứng lên tặng luôn một con xe vài tỷ, xong tối về vò đầu bứt tai… Tôi đã dám lao ra khỏi hầm rồi đấy. Bây giờ ai có nhu cầu thì tới đây. Tôi muốn dùng ảnh hưởng của mình để kéo mọi người ra khỏi nhà. Và tất nhiên, mọi người đến sân không phải vì tôi, vì cái ông Chí Trung nghệ sĩ mà vì chính nhu cầu, lợi ích của họ.
Sắp tới, chúng tôi sẽ liên hệ với 42 trường Đại học, các đội bóng đá phủi… trên địa bàn Hà Nội để kêu gọi. Tôi tin những hoạt động cộng đồng này sẽ gây nghiện và chúng tôi sẽ tạo ra một Hà Nội chuyển động!
- Xin cảm ơn anh!
Hà Thành
Thế là tôi chủ động đến tìm anh ở Nhà hát Tuổi trẻ vào một ngày nghỉ. Trong phòng làm việc của mình, anh đang “mắng yêu” cậu nhân viên, sao ngày nghỉ lại học cái thói của anh đến cơ quan làm việc. Thấy vậy, tôi cũng vào chuyện luôn.
CHIẾN ĐẤU VỚI KẺ THÙ
PV - Hai trận làm “mõ” ở Hàng Đẫy, anh đã thu về được gì?
Nghệ sĩ Chí Trung: Chưa có gì đáng nói, tất cả mới chỉ là lửa rơm. Mới được 5, 7 nghìn người tới sân và vẫn phải dùng các biện pháp kích cầu. Cái chúng tôi cần là những thanh củi gộc có sức tỏa nhiệt lớn hơn và là cốt lõi của một đám cháy lâu bền. Để làm được điều này, rõ ràng phải cần thời gian.
Nghệ sĩ Chí Trung làm người truyền lửa ở Hàng Đẫy (Ảnh: Quang Minh) |
- Có người bảo, ông nghệ sĩ Chí Trung già rồi còn cuồng. Anh nghĩ sao?
Nghệ sĩ Chí Trung: Một hành động nhiều góc nhìn. Người ủng hộ thì cho rằng tôi nhiệt tình, người không ưa thì lại bảo, ông Trung già rồi còn cuồng như bạn nói, người không quan tâm thì cho là bình thường… Nhưng thực sự tôi chẳng điên đến ngưỡng ấy. Tôi đang chiến đấu vì một kẻ thù chung của cả sân khấu lẫn sân cỏ và của nhiều nghành hàng khác. Đó là Công nghệ.
|
Người ta bảo, Hà Nội 12 tháng, 4 mùa, 8 mùa còn lại ngồi bẹp dí trong nhà. Nay công nghệ lên ngôi, càng ngại ra khỏi nhà hơn.
Công nghệ là xu thế tất yếu của sự phát triển và nói nó là “kẻ thù” không có nghĩa là trách móc nó, bài xích nó mà là thừa nhận nó để từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu với nó.
Để làm được điều ấy phải nhìn thấy bóng đá hay sân khấu có sức mạnh riêng mà công nghệ không thể có.
- Sức mạnh riêng đó là gì?
Nghệ sĩ Chí Trung: Đó là sức mạnh cộng đồng. Bóng đá và sân cỏ đều có sức mạnh này. Nhu cầu thưởng thức trong một cộng đồng là một luồng điện mạnh hơn với luồng điện trên tivi, trên máy tính cá nhân rất nhiều.
Tôi biết, Hà Nội còn nhiều những người già ưa hòa niệm và bền bỉ với tình yêu của mình nên vẫn thường đến sân bóng. Tôi cũng thấy trong ánh mắt của thế hệ trẻ hôm nay sự cuồng nhiệt luôn dâng lên khi đứng trong một đám đông cổ vũ.
Và tôi cũng thấy trong ánh mắt một cô gái xinh đẹp xem bóng đá có gì đó lạ lẫm, khác thường… Nếu tập hợp được những nguồn sức mạnh ấy, thì tự thân mỗi người sẽ cảm thấy buổi ra sân là một ngày hội.
Nghệ sĩ Chí Trung hy vọng tự mỗi người cảm thấy ra sân là một ngày hội (Ảnh: Quang Minh) |
- Anh nói thế thôi, chứ dưới sân cầu thủ không đá đẹp thì chán ngay!
Nghệ sĩ Chí Trung: Tất nhiên rồi, đó là một sự tương hỗ, cộng hưởng. Vài trận gần đây, trước giờ đấu, tôi vào phòng thay đồ của các cầu thủ Hà Nội T&T và nói vui với họ rằng, này Dương Hồng Sơn, Thành Lương, Văn Quyết… hôm nay anh kêu gọi được 2000, 5000… CĐV tới sân đấy nhé, đá cho ngon lành vào nhé kẻo chết anh. Các cầu thủ đồng tính, bảo anh Trung cứ yên tâm.
Tôi không phủ nhận sức hấp dẫn từ dưới sân có ảnh hưởng tới nhu cầu của người xem. Nhưng lâu nay, chính người hâm mộ đang hưởng thụ bóng đá một cách thụ động. Tức cầu thủ cho xem thế nào thì ào lên thế đấy, không thì ngồi im, thậm chí chửi bới… Rồi chúng ta lại có thói quen gọi cầu thủ là thằng, diễn viên là con.
Bây giờ ngược lại, chúng ta chủ động cổ vũ, coi trọng họ là nghệ sĩ thực thụ thì chỉ cần những người đứng trên khán đài nếu cùng vỗ tay tán thưởng một pha đi bóng đẹp, cùng hô tên một cầu thủ ghi bàn hay có bất cứ hành động nào đó kích thích sự hưng phấn, cầu thủ sẽ thấy như được tiếp sức mạnh để cống hiến hơn.
Theo tôi, mỗi CĐV nên thay đổi thói quen, đến sân với một trái tim chứa xăng, luôn trực chờ để bùng cháy trên khán đài rồi cháy lan xuống sân. Chứ cứ mang vào sân mỗi người chai nước lọc và chờ ném thì… toi.
VÌ MỘT HÀ NỘI CHUYỂN ĐỘNG
(Ảnh: Quang Minh) |
- Nói thật, tôi vẫn chẳng tin anh đang làm tất cả vì bóng đá Hà Nội (!?)
Nghệ sĩ Chí Trung: Tôi và anh Đỗ Quang Hiển (Chủ tịch Tập đoàn T&T) từng là bạn học ở gần nhà nhau, sau này có chung tình yêu với bóng đá Hà Nội. Một ngày, anh Hiểu ngỏ ý mời tôi làm Chủ tịch Hội CĐV Hà Nội T&T. Tôi không nhận lời luôn. Tôi bảo, cho Trung 2 tuần suy nghĩ. Cuối cùng tôi nhận lời. Tôi cũng thuyết phục anh Hiển hướng đến xây dựng một đội bóng của người Hà Nội, vì người Hà Nội, để có thể kêu gọi được đông đảo tầng lớp tham gia cổ vũ.
|
Tất cả còn là kế hoạch nhưng hơi buồn vì thời gian qua có một tờ báo lại cho rằng Chí Trung đang tìm cách đưa các chân dài, váy ngắn tới sân bóng để gây chú ý. Điều này có thể khiến nhiều người hiểm nhầm về mục đích, ý nghĩa của chúng tôi.
Và tôi cũng khẳng định, chúng tôi đang nỗ lực cho một Hà Nội chuyển động không chỉ trong bóng đá, mà còn trong cả nghệ thuật, trong nhiều ngành hàng nữa sao cho người Hà Nội yêu thêm những giá trị của người Hà Nội hoặc ít ra nếu không phải là người Hà Nội thì yêu những gì mình đang được hưởng lợi từ Hà Nội.
Đó cũng là lý do tôi đã đưa Nhà hát của mình trở thành thành viên thứ 151 trong Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghĩa là cũng coi nghệ thuật như một mặt hàng mang ra bán cho người có nhu cầu thưởng thức.
Tới đây, chúng tôi sẽ cho phát hành thẻ CĐV Hà Nội T&T. Những người có nhu cầu sử dụng thẻ này sẽ được làm thẻ miễn phí. Và với tấm thẻ trong tay, họ có thể vào sân xem bóng đá cả mùa, có thể đến Nhà hát Tuổi trẻ xem biểu diễn với giá ưu đãi, sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng SHB, hoặc mua các mặt hàng khác của các doanh nghiệp nằm trong Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… Đây chính là một trong những biện pháp kích cầu của chúng tôi.
- Tạo ra được chuyển động này không phải chuyện dễ, anh có sợ mình nản không?
Nghệ sĩ Chí Trung: Tôi chẳng phải cái anh thích một em gái đẹp, nổi hứng lên tặng luôn một con xe vài tỷ, xong tối về vò đầu bứt tai… Tôi đã dám lao ra khỏi hầm rồi đấy. Bây giờ ai có nhu cầu thì tới đây. Tôi muốn dùng ảnh hưởng của mình để kéo mọi người ra khỏi nhà. Và tất nhiên, mọi người đến sân không phải vì tôi, vì cái ông Chí Trung nghệ sĩ mà vì chính nhu cầu, lợi ích của họ.
Sắp tới, chúng tôi sẽ liên hệ với 42 trường Đại học, các đội bóng đá phủi… trên địa bàn Hà Nội để kêu gọi. Tôi tin những hoạt động cộng đồng này sẽ gây nghiện và chúng tôi sẽ tạo ra một Hà Nội chuyển động!
- Xin cảm ơn anh!
Hà Thành
Bình luận