Đó là ý kiến của ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tại hội thảo “Ổn định vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế - Tìm hướng đi cho doanh nghiệp” do Trường Doanh nhân PTI tổ chức chiều 22/4 tại Hà Nội.
Xăng tăng, CPI vẫn giảm
Theo ông Tuyển, lạm phát là do tổng cầu lớn chứ không phải tăng giá xăng. Bằng chứng là quý I/2012, giá xăng tăng tới 10%, nhưng CPI vẫn giảm. CPI 4 tháng đạt mức rất thấp, khoảng hơn 2,6%.
Xăng tăng, CPI vẫn giảm
Theo ông Tuyển, lạm phát là do tổng cầu lớn chứ không phải tăng giá xăng. Bằng chứng là quý I/2012, giá xăng tăng tới 10%, nhưng CPI vẫn giảm. CPI 4 tháng đạt mức rất thấp, khoảng hơn 2,6%.
“Do đó, việc tăng giá xăng, dầu không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát mà lạm phát do tổng cầu”, ông Tuyển khẳng định.
Một nghịch lý hiện nay là khi giá dầu thế giới giảm nhưng giá bán lẻ trong nước lại không hề giảm. Trong khi đó, các nhà bán buôn lại đua nhau hạ giá, tăng chiết khấu để kéo đại lý về mình.
“Như vậy thì cả người tiêu dùng và nhà nước đều không được lợi gì. Khi giá thế giới tăng, các đầu mối bị co lại % “hoa hồng”, thì ngay lập tức nhiều cửa hàng đại lý đóng cửa. Đây là điểm rất bất cập”, ông Tuyển nhấn mạnh.
Để giải quyết vấn đề lạm phát do tổng cầu, ông Tuyển cho rằng, phải kết hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ. Hiện cầu nội địa rất yếu, nên nhiều doanh nghiệp vay không biết để làm gì?
Tăng giá xăng không ảnh hưởng tới lạm phát? Ảnh: Internet |
Cụ thể, với chính sách tiền tệ, phải nhanh chóng đưa lãi suất cho vay thấp xuống, khi trần huy động giảm. Việc quy định trần lãi suất huy động là không hợp lý, thực tế hiện nay nhiều ngân hàng vẫn huy động lãi suất cao hơn trần.
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đang đề xuất, bỏ trần lãi suất huy động, mà chỉ áp trần cho vay vì trần lãi suất huy động thì không ai giám sát, vì người gửi tiền được hưởng lợi thì chắc chắn sẽ im lặng. Nhưng trần cho vay thì sẽ có nhiều người giám sát vì cái này ngân hàng hưởng lợi.
Còn về chính sách tài khóa có thể hỗ trợ là có thể làm là giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai là làm thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn, khối doanh nghiệp này tuy yếu nhưng có khả năng phục hồi nhanh. Làm sao để hướng dòng tín dụng vào khối doanh nghiệp này.
Ngoài ra, phải có 1 quỹ bảo hiểm doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao cho ngân hàng phát triển quản lý, bảo lãnh tạo vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đang đề xuất, bỏ trần lãi suất huy động, mà chỉ áp trần cho vay vì trần lãi suất huy động thì không ai giám sát, vì người gửi tiền được hưởng lợi thì chắc chắn sẽ im lặng. Nhưng trần cho vay thì sẽ có nhiều người giám sát vì cái này ngân hàng hưởng lợi.
Còn về chính sách tài khóa có thể hỗ trợ là có thể làm là giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai là làm thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn, khối doanh nghiệp này tuy yếu nhưng có khả năng phục hồi nhanh. Làm sao để hướng dòng tín dụng vào khối doanh nghiệp này.
Ngoài ra, phải có 1 quỹ bảo hiểm doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao cho ngân hàng phát triển quản lý, bảo lãnh tạo vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, phải nhanh chóng thành lập công ty mua bán nợ và có chính sách tài khóa cho công ty này hoạt động.
GDP 6 – 6,5% là khó đạt
Ông Trương Đình Tuyển cho biết, mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% khó có thể đạt được trong năm nay.
Mặc dầu kinh tế toàn cầu có tín hiệu tích cực hơn năm 2011, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Làm thế nào để tái lập cân bằng như cách đây 10 năm là điều rất khó.
Năm 2012, Chính phủ đặt ra chỉ tiêu lạm phát, tăng trưởng và việc làm. Chúng ta đang phải xử lý mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Mức tăng trưởng 6 – 6,5% là rất khó thực hiện.
So sánh 2 năm 2009 và 2012, giống nhau ở chỗ: Trước các năm này đều là các năm bất an (lạm phát tăng cao), đều phải thực thiện thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công. Hệ quả là lạm phát giảm nhưng tăng trưởng thấp.
Khác ở chỗ, năm 2009 thị trường thế giới ảm đạm hơn vì vẫn suy thoái, thị trường tăng trưởng thấp. Nhưng năm 2012, thị trường thế giới tốt hơn năm 2009, nhưng doanh nghiệp trong nước lại khó khăn hơn rất nhiều, gần như cạn sạch năng lượng dự trữ như 2009, chưa kể 2009 còn có gói kích cầu được thực hiện hồi tháng 4/2010.
Vì thế, nếu để CPI ở mức 6 – 7% thì nền kinh tế cực khó khăn. “Không nên hăng hái đưa lạm phát về thấp, như vậy tăng trưởng kinh tế sẽ rất thấp. Tăng trưởng thấp thì không tạo được việc làm, dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội”, ông Tuyển nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận