(VTC News) - Mặc dù người Trung Quốc hiểu biết rất sâu về con cóc, nhưng luyện đan từ cóc là bài thuốc bí truyền, chỉ có người Việt biết dùng, người Hán hoàn toàn không biết.
Kỳ 2: (Kỳ cuối): 'Lò bát quái' luyện cóc
Sau vài năm lang thang khắp các ngả rừng Trường Sơn, hoàn thành cuộc điều tra thảo dược trên dãy Trường Sơn, dược sĩ Đào Kim Long quay ra Hà Nội. Đây là dịp ông tiếp tục nghiên cứu về con cóc. Dược sĩ Long đi sâu nghiên cứu phương pháp luyện linh đan từ con cóc, là phương pháp cổ của người Việt.
Mặc dù người Trung Quốc biết sử dụng cóc, đặc biệt là họ hiểu biết rất sâu về con cóc, nhưng luyện đan từ cóc là bài thuốc bí truyền, chỉ có người Việt biết dùng, người Hán hoàn toàn không biết.
Phương pháp luyện đan có từ cổ xưa, được các thầy lang truyền lại cho thế hệ sau, như một bài thuốc bí truyền. Phương pháp luyện đan không quá phức tạp, nhưng chứng minh linh đan từ con cóc có tác dụng trị bệnh thì là cả một công trình lớn, mà theo dược sĩ Long, dù cả đời ông nghiên cứu cũng không khám phá hết được.
Thời xưa, các cụ luyện đan từ cóc theo phương pháp thủ công. Phương pháp thủ công khá đơn giản, nhưng năng suất rất thấp.
Lò luyện linh đan còn được gọi là lò bát quái, gồm 6 cửa điều nhiệt, một cửa nhập khí, một cửa thoát khí, tổng cộng là 8 cửa.
Để luyện được linh đan, phải có 6 tiểu đồng phục vụ, ngồi quanh 6 cửa điều nhiệt và một người chỉ huy, chả khác gì luyện đan trên thiên đình trong phim Tây Du Ký.
Trước khi luyện đan, người chỉ huy phải khấn vái con cóc. Trong bài khấn, người chủ trì cuộc luyện đan phải thề chỉ dùng cóc để chữa bệnh, không được tàn sát cóc hàng loạt, gây tuyệt chủng cho loài cóc.
Cách luyện đan này, có thể luyện cùng lúc vài chục con cóc, thậm chí cả trăm con, cho ra cả ngàn viên linh đan. Tuy nhiên, để luyện được ngàn viên linh đan, thì rất vất vả, khổ sở, năng suất không cao. Các cụ gọi phương pháp luyện đan này là "đại tiên luyện".
Còn phương pháp nữa, gọi là "tiểu tiên luyện", cũng được người xưa sử dụng. Phương pháp "tiểu tiên luyện", tức là chỉ luyện mỗi con cóc cho một lần.
Người xưa dùng đất và nước nhào trộn với nhau, luyện cho thật dẻo, rồi nặn thành hình cái nồi to bằng bát ăn cơm, dày khoảng 2cm. Bắt một con cóc đang sống, đập chết, rồi bỏ vào nồi, dùng đất nặn bịt kín toàn bộ, trông như quả bóng nhỏ.
Quả bóng đất được đốt trong than cho đến khi đỏ rực. Khi toàn bộ quả bóng đỏ rực khoảng 5-7 phút là được. Để hòn đất khoảng 4-5 tiếng cho nguội hẳn, đập vỡ, lấy cục bột than bên trong để làm thuốc.
Dân gian thì thường tán mịn thứ bột ấy đựng trọng lọ kín để dùng dần. Bột than cóc chủ yếu dùng để chữa bệnh ngoài da vì có độc. Phương pháp này gọi là đốt tồn tính.
Theo lời dược sĩ Đào Kim Long, từ năm 2005, ông bắt đầu "đại tiên luyện" cóc, sau khi đã mất 40 năm nghiên cứu về loài cóc, cũng như các phương pháp luyện cóc, dùng linh đan cóc trị bệnh.
Dược sĩ Long đã đặt một lò bát quái bằng gốm để tiến hành luyện đan. Ông vẫn sử dụng nghi lễ của người xưa, dùng 6 tiểu đồng phục vụ lò luyện linh đan.
Tuy nhiên, điều cốt yếu quan trọng để mẻ linh đan thành công, là phối hợp lửa, điều lửa. Người chỉ huy liên tục nhìn màu khói bốc ra, để chỉ đạo các tiểu đồng.
Cóc là loài chứa rất nhiều độc tố. Các nhà khoa học đã chứng minh, nọc độc của 1 con cóc có thể giết 4 người trưởng thành. Vì thế, nếu điều lửa không đủ, không loại được nọc độc từ cóc, thì có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, còn nếu quá lửa, thì hết chất, linh đan sẽ không còn tác dụng nữa.
Sau một hồi thuyết phục, dược sĩ Đào Kim Long đã dẫn tôi lên tầng áp mái của căn nhà cao tầng, nơi chỉ có vợ chồng ông ở.
Ông mở cửa gian phòng nhỏ bên hông nhà, chỉ vào những bao tải lớn. Ông mở miệng bao, thì vãi ra một đống cóc. Những con cóc vẫn giữ nguyên màu vàng, nhưng teo tóp, cứng queo vì đã bị sấy khô. Có lẽ phải đến hàng vạn con cóc chứa trong những bao tải này.
Dược sĩ Long bảo, ông chỉ thu mua cóc vào một mùa duy nhất trong năm và chỉ mua khoảng 50 tấn cóc. Ngoài thời điểm đó, ông sẽ không thu mua nữa, bởi để chúng tiếp tục sinh sản. Nếu khai thác nhiều quá, thì nhiều vùng sẽ bị tận diệt.
Mặc dù số lượng cóc ông luyện đan lớn như vậy, nhưng không ăn thua gì so với những ngôi làng nuôi rắn. Mỗi gia đình nuôi rắn cũng tiêu thụ cả chục tấn cóc mỗi năm.
Dược sĩ Long mở cửa tầng tum rộng mấy chục mét vuông. Trong căn phòng ấy là một hệ thống máy móc phức tạp, với những ống dẫn chạy khắp nơi.
Theo dược sĩ Đào Kim Long, trước đây, một nhà khoa học nữ, đã thiết kế cho ông một chiếc lò luyện đan, để ông và học trò không phải vất vả ngồi quạt, khiến khói bốc nghi ngút, độc tố nhả khắp môi trường nữa.
Luyện cóc bằng phương pháp "tiểu tiên luyện" thì có thể làm thủ công, chứ "đại tiên luyện" thì rất vất vả, đặc biệt, để luyện cả triệu viên linh đan, mà vẫn dùng thủ công, thì thực là một cực hình, chưa kể chỉ cần sai sót nhỏ, là mẻ linh đan đổ đi cả.
Dược sĩ Đào Kim Long mô tả cho tôi hiểu về hệ thống lò luyện đan khá phức tạp này. Bộ phận quan trọng nhất là lò luyện bằng thép không gỉ cực tốt, được thiết kế y như lò bát quái.
Lò luyện này sử dụng điện, có máy điều nhiệt, hẹn giờ tự động, nên không cần người túc trực thường xuyên khi luyện đan nữa.
Hệ thống nước làm mát cũng tự vận hành, rồi hệ thống hút khí độc cũng xử lý hết độc chất trước khi thải ra môi trường, nên chiếc lò luyện đan này đáp ứng mọi tiêu chuẩn về khí thải, độ an toàn.
Mỗi đợt luyện đan, cho ra cả vạn viên linh đan. Cũng theo dược sĩ Long, mỗi mẻ tiên luyện, ông đều mang đến Viện Kiểm nghiệm của Bộ Y tế phân tích, tìm các hoạt chất có độc tính. Tuy nhiên, chưa bao giờ Viện Kiểm nghiệm tìm được độc tính trong linh đan, điều đó có nghĩa sử dụng nó an toàn.
Sau khi giới thiệu về chiếc máy luyện tiên đan từ cóc, thì dược sĩ Long cười lớn, vuốt chòm râu trắng bảo: "Giờ lò luyện này không sử dụng nữa, chỉ để đây làm mô hình để tớ dạy học trò thôi.
Lò luyện đan lớn hơn nữa tớ để ở Hưng Yên, là trụ sở của Nam Y Đạo Pháp. Khi lò luyện đan vận hành, thì nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tớ đã truyền bí kíp luyện đan cho các đệ tử. Chỉ đệ tử nào đã bái sư thì mới được truyền nghề. Khôi phục các bài thuốc Nam cổ, trong đó có phép luyện đan từ cóc, cũng chính là khôi phục nền Nam y nước nhà".
Dương Phạm Ngọc
Kỳ 2: (Kỳ cuối): 'Lò bát quái' luyện cóc
Sau vài năm lang thang khắp các ngả rừng Trường Sơn, hoàn thành cuộc điều tra thảo dược trên dãy Trường Sơn, dược sĩ Đào Kim Long quay ra Hà Nội. Đây là dịp ông tiếp tục nghiên cứu về con cóc. Dược sĩ Long đi sâu nghiên cứu phương pháp luyện linh đan từ con cóc, là phương pháp cổ của người Việt.
Mặc dù người Trung Quốc biết sử dụng cóc, đặc biệt là họ hiểu biết rất sâu về con cóc, nhưng luyện đan từ cóc là bài thuốc bí truyền, chỉ có người Việt biết dùng, người Hán hoàn toàn không biết.
Phương pháp luyện đan có từ cổ xưa, được các thầy lang truyền lại cho thế hệ sau, như một bài thuốc bí truyền. Phương pháp luyện đan không quá phức tạp, nhưng chứng minh linh đan từ con cóc có tác dụng trị bệnh thì là cả một công trình lớn, mà theo dược sĩ Long, dù cả đời ông nghiên cứu cũng không khám phá hết được.
Thời xưa, các cụ luyện đan từ cóc theo phương pháp thủ công. Phương pháp thủ công khá đơn giản, nhưng năng suất rất thấp.
Lò luyện linh đan còn được gọi là lò bát quái, gồm 6 cửa điều nhiệt, một cửa nhập khí, một cửa thoát khí, tổng cộng là 8 cửa.
Hệ thống luyện cóc thành linh đan của dược sĩ Long |
Để luyện được linh đan, phải có 6 tiểu đồng phục vụ, ngồi quanh 6 cửa điều nhiệt và một người chỉ huy, chả khác gì luyện đan trên thiên đình trong phim Tây Du Ký.
Trước khi luyện đan, người chỉ huy phải khấn vái con cóc. Trong bài khấn, người chủ trì cuộc luyện đan phải thề chỉ dùng cóc để chữa bệnh, không được tàn sát cóc hàng loạt, gây tuyệt chủng cho loài cóc.
Cách luyện đan này, có thể luyện cùng lúc vài chục con cóc, thậm chí cả trăm con, cho ra cả ngàn viên linh đan. Tuy nhiên, để luyện được ngàn viên linh đan, thì rất vất vả, khổ sở, năng suất không cao. Các cụ gọi phương pháp luyện đan này là "đại tiên luyện".
Còn phương pháp nữa, gọi là "tiểu tiên luyện", cũng được người xưa sử dụng. Phương pháp "tiểu tiên luyện", tức là chỉ luyện mỗi con cóc cho một lần.
Người xưa dùng đất và nước nhào trộn với nhau, luyện cho thật dẻo, rồi nặn thành hình cái nồi to bằng bát ăn cơm, dày khoảng 2cm. Bắt một con cóc đang sống, đập chết, rồi bỏ vào nồi, dùng đất nặn bịt kín toàn bộ, trông như quả bóng nhỏ.
Quả bóng đất được đốt trong than cho đến khi đỏ rực. Khi toàn bộ quả bóng đỏ rực khoảng 5-7 phút là được. Để hòn đất khoảng 4-5 tiếng cho nguội hẳn, đập vỡ, lấy cục bột than bên trong để làm thuốc.
Lò luyện cóc hoàn toàn tự động |
Dân gian thì thường tán mịn thứ bột ấy đựng trọng lọ kín để dùng dần. Bột than cóc chủ yếu dùng để chữa bệnh ngoài da vì có độc. Phương pháp này gọi là đốt tồn tính.
Theo lời dược sĩ Đào Kim Long, từ năm 2005, ông bắt đầu "đại tiên luyện" cóc, sau khi đã mất 40 năm nghiên cứu về loài cóc, cũng như các phương pháp luyện cóc, dùng linh đan cóc trị bệnh.
Dược sĩ Long đã đặt một lò bát quái bằng gốm để tiến hành luyện đan. Ông vẫn sử dụng nghi lễ của người xưa, dùng 6 tiểu đồng phục vụ lò luyện linh đan.
Tuy nhiên, điều cốt yếu quan trọng để mẻ linh đan thành công, là phối hợp lửa, điều lửa. Người chỉ huy liên tục nhìn màu khói bốc ra, để chỉ đạo các tiểu đồng.
Cóc là loài chứa rất nhiều độc tố. Các nhà khoa học đã chứng minh, nọc độc của 1 con cóc có thể giết 4 người trưởng thành. Vì thế, nếu điều lửa không đủ, không loại được nọc độc từ cóc, thì có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, còn nếu quá lửa, thì hết chất, linh đan sẽ không còn tác dụng nữa.
Sau một hồi thuyết phục, dược sĩ Đào Kim Long đã dẫn tôi lên tầng áp mái của căn nhà cao tầng, nơi chỉ có vợ chồng ông ở.
Ông mở cửa gian phòng nhỏ bên hông nhà, chỉ vào những bao tải lớn. Ông mở miệng bao, thì vãi ra một đống cóc. Những con cóc vẫn giữ nguyên màu vàng, nhưng teo tóp, cứng queo vì đã bị sấy khô. Có lẽ phải đến hàng vạn con cóc chứa trong những bao tải này.
Dược sĩ Long bảo, ông chỉ thu mua cóc vào một mùa duy nhất trong năm và chỉ mua khoảng 50 tấn cóc. Ngoài thời điểm đó, ông sẽ không thu mua nữa, bởi để chúng tiếp tục sinh sản. Nếu khai thác nhiều quá, thì nhiều vùng sẽ bị tận diệt.
Mặc dù số lượng cóc ông luyện đan lớn như vậy, nhưng không ăn thua gì so với những ngôi làng nuôi rắn. Mỗi gia đình nuôi rắn cũng tiêu thụ cả chục tấn cóc mỗi năm.
Cóc sấy khô để đưa vào lò luyện đan |
Dược sĩ Long mở cửa tầng tum rộng mấy chục mét vuông. Trong căn phòng ấy là một hệ thống máy móc phức tạp, với những ống dẫn chạy khắp nơi.
Theo dược sĩ Đào Kim Long, trước đây, một nhà khoa học nữ, đã thiết kế cho ông một chiếc lò luyện đan, để ông và học trò không phải vất vả ngồi quạt, khiến khói bốc nghi ngút, độc tố nhả khắp môi trường nữa.
Luyện cóc bằng phương pháp "tiểu tiên luyện" thì có thể làm thủ công, chứ "đại tiên luyện" thì rất vất vả, đặc biệt, để luyện cả triệu viên linh đan, mà vẫn dùng thủ công, thì thực là một cực hình, chưa kể chỉ cần sai sót nhỏ, là mẻ linh đan đổ đi cả.
Dược sĩ Đào Kim Long mô tả cho tôi hiểu về hệ thống lò luyện đan khá phức tạp này. Bộ phận quan trọng nhất là lò luyện bằng thép không gỉ cực tốt, được thiết kế y như lò bát quái.
Lò luyện này sử dụng điện, có máy điều nhiệt, hẹn giờ tự động, nên không cần người túc trực thường xuyên khi luyện đan nữa.
Hệ thống nước làm mát cũng tự vận hành, rồi hệ thống hút khí độc cũng xử lý hết độc chất trước khi thải ra môi trường, nên chiếc lò luyện đan này đáp ứng mọi tiêu chuẩn về khí thải, độ an toàn.
Mỗi đợt luyện đan, cho ra cả vạn viên linh đan. Cũng theo dược sĩ Long, mỗi mẻ tiên luyện, ông đều mang đến Viện Kiểm nghiệm của Bộ Y tế phân tích, tìm các hoạt chất có độc tính. Tuy nhiên, chưa bao giờ Viện Kiểm nghiệm tìm được độc tính trong linh đan, điều đó có nghĩa sử dụng nó an toàn.
Sau khi giới thiệu về chiếc máy luyện tiên đan từ cóc, thì dược sĩ Long cười lớn, vuốt chòm râu trắng bảo: "Giờ lò luyện này không sử dụng nữa, chỉ để đây làm mô hình để tớ dạy học trò thôi.
Lò luyện đan lớn hơn nữa tớ để ở Hưng Yên, là trụ sở của Nam Y Đạo Pháp. Khi lò luyện đan vận hành, thì nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tớ đã truyền bí kíp luyện đan cho các đệ tử. Chỉ đệ tử nào đã bái sư thì mới được truyền nghề. Khôi phục các bài thuốc Nam cổ, trong đó có phép luyện đan từ cóc, cũng chính là khôi phục nền Nam y nước nhà".
Dương Phạm Ngọc
Bình luận