(VTC News) - Nhìn cảnh xương cốt trắng hếu, ông Dương Đình Thanh chắp tay khấn vái. Ông cầu xin cụ tổ tha thứ cho sự xâm phạm của chúng tôi.
Chúng tôi bật đèn pin, soi từng góc gách hang Mòi, nhưng tuyệt nhiệt không thấy mẩu xương người nào. Chẳng lẽ các nhà khảo cổ đã đưa bộ xương này đi một cách bí mật.
Ông Thanh bảo rằng, mặc dù ông là người chỉ dẫn các nhà khảo cổ vào hang đào bới, song khi q uá trình khai quật diễn ra, thì ông không được phép vào. Ông chỉ có nhiệm vụ canh gác, không cho người lạ xâm phạm vào hang mà thôi.
Tìm mãi không thấy xương cốt đâu, ông Thanh liên lạc với nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn, là người trực tiếp đào bới và phát hiện bộ xương này. Sau khi trình bày đầu đuôi sự việc, nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn mới tiết lộ rằng, bộ xương vẫn ở trong hố thám sát.
Tôi liền nhảy xuống hố sâu ngót 1m và lần tìm. Ở góc hang có một lớp đất vụn. Tôi dùng tay nhẹ nhàng gạt lớp đất vụn, thì đến lớp nilon. Nhấc tấm nilon thì hiện ra một đống xương trắng hếu, vỡ vụn, lẫn lộn với nhau.
Nhìn cảnh xương cốt trắng hếu, ông Dương Đình Thanh chắp tay khấn vái. Ông cầu xin cụ tổ tha thứ cho sự xâm phạm của chúng tôi.
Tôi nhẹ nhàng nhặt từng mẩu xương lên quan sát, thì thấy có khá nhiều xương thể hiện rõ ràng là xương người, gồm xương sườn, xương ngón tay, ngón chân, xương đốt sống, xương ống tay, ống chân… Tuy nhiên, những xương dài như xương ống, xương sườn đều đã gãy thành những mẩu nhỏ.
Một đốt xương sống đã gắn chặt vào vỏ ốc núi. Các nhà khoa học đặt mẫu vật này trong một túi nilon và buộc chặt lại.
Tôi tìm kiếm kỹ lưỡng nhưng không thấy mảnh xương sọ nào, cũng không thấy xương hàm, răng, đốt sống cổ, xương bánh chè, là loại xương rất bền. Sau này tôi mới biết, các nhà khoa học vừa phát hiện bộ xương thì dừng lại.
Xương người ở trong môi trường tự nhiên, chỉ độ vài trăm năm, sẽ mủn, hoặc nhẹ bẫng. Nếu bóp nhẹ, có thể vỡ vụn. Tuy nhiên, những mẩu xương này đều khá nặng, không kém đá là mấy. Như vậy, có thể tin rằng, bộ xương cụ tổ này đang trong quá trình hóa thạch.
Theo ông Dương Đình Thanh, các nhà khảo cổ Anh quốc đã đào bới ở nhiều hang động trong Tràng An từ mấy năm nay, song họ chỉ phát hiện được vỏ ốc, vỏ sò. Khi phát hiện được công cụ lao động, hay món đồ trang sức bằng vỏ sò, đá, họ đã sung sướng lắm, hò hét ầm ĩ, tổ chức tiệc mừng. Ông bảo: “Không ngờ các nhà khảo cổ của nước ta, chỉ đào bới có vài hôm mà phát hiện được xương người, thứ mà mấy nhà khoa học quốc tế kia tìm kiếm bao năm nay. Công nhận nhà khảo cổ của ta giỏi thật”.
Chúng tôi tìm vào xóm 8, xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), thì gặp các nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ Việt Nam đang đào bới mấy hang động ở đây. Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử, qua việc thám sát hàng chục hang động, có thể khẳng định chắc chắn rằng, vùng Tràng An là nơi cư trú liên tiếp của người tiền sử.
TS. Sử cho biết, việc phát hiện hài cốt người tiền sử trong hang Mòi là phát hiện quan trọng. TS. Sử đoán rằng, qua việc xếp đá quanh bộ hài cốt, có thể đặt nghi vấn rằng, đây là mộ táng của người xưa. Nghiên cứu mộ táng, có thể biết được nhiều thông tin liên quan đến văn hóa, đời sống, tập quán của người xưa.
“Nguyên tắc của khảo cổ học là phải đào đến tận cùng. Tuy nhiên, không hiểu sao các nhà khảo cổ Anh đào chỉ được 40cm thì dừng lại. Chúng tôi đã tiếp tục công việc của các nhà khảo cổ Anh, đào sâu xuống lòng hang. Hố khai quật đã làm phát lộ 2 tầng văn hóa, gồm trước và sau biển tiến. Bộ xương này xuất hiện ở giai đoạn trước biển tiến. Như vậy, có thể tin rằng, bộ hài cốt này có tuổi cách ngày nay từ 7 đến 10 ngàn năm” – TS. Nguyễn Khắc Sử cho biết.
Hai nhà khảo cổ trực tiếp đào hố thám sát và phát hiện bộ hài cốt, gồm Phan Thanh Toàn và Nguyễn Gia Đối, cho rằng, đây là phát hiện rất quan trọng với khảo cổ học thời kỳ đồ đá. Các nhà khảo cổ đào bới cả trăm hang động có người tiền sử sinh sống, may ra mới có một hang động phát hiện có xương cốt.
Ngay khi phát hiện bộ xương, các nhà khoa học của Viện Khảo cổ đã tạm dừng công việc khai quật. Sắp tới, Viện Khảo cổ sẽ mời chuyên gia nước ngoài tham gia cùng khai quật hang động này. Khi tiếp tục công việc, sẽ mở rộng hố khai quật thêm 4m2.
Cũng theo nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn, qua việc phát hiện lớp đá rải dưới bộ xương, có thể tạm tin đây là mộ táng. Các nhà khảo cổ cũng đã từng phát hiện mộ táng kiểu này tại hang Con Moong (Thanh Hóa). Sắp tới, khi khai quật làm phát lộ hoàn toàn bộ xương, sẽ nghiên cứu nguồn gen, để biết người trong mộ này từ đâu đến, và họ di cư đi đâu.
Chúng tôi sẽ chuyển đến bạn đọc cuộc khai quật bộ xương người tiền sử 1 vạn tuổi ở Ninh Bình khi có thông tin mới nhất.
Theo đo đạc của các nhà khoa học, Hang Mòi (Quần thể di tích danh thắng Tràng An, xã Trường Yên, Gia Viễn, Ninh Bình) rộng khoảng 200m2, cửa hang rộng 9,5m, sâu 21m. Chỗ cao nhất của trần hang là 10m.
Theo ông Dương Đình Thanh, hang Mòi được các nhà khảo cổ Trường đại học Cambridge đào thám sát 2 hố vào năm 2011. Tuy nhiên, đang đào bới thì họ rút đi. Hiện trong hang vẫn còn hố đào dở dang. Góc hang có một đống vỏ sò và các loại nhuyễn thể khác.
Ông Dương Đình Thanh chỉ đường vào hang Mòi. |
Chúng tôi bật đèn pin, soi từng góc gách hang Mòi, nhưng tuyệt nhiệt không thấy mẩu xương người nào. Chẳng lẽ các nhà khảo cổ đã đưa bộ xương này đi một cách bí mật.
Ông Thanh bảo rằng, mặc dù ông là người chỉ dẫn các nhà khảo cổ vào hang đào bới, song khi q uá trình khai quật diễn ra, thì ông không được phép vào. Ông chỉ có nhiệm vụ canh gác, không cho người lạ xâm phạm vào hang mà thôi.
Tìm mãi không thấy xương cốt đâu, ông Thanh liên lạc với nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn, là người trực tiếp đào bới và phát hiện bộ xương này. Sau khi trình bày đầu đuôi sự việc, nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn mới tiết lộ rằng, bộ xương vẫn ở trong hố thám sát.
Xương ống. |
Một phần bộ xương 1 vạn tuổi phát lộ. |
Tôi liền nhảy xuống hố sâu ngót 1m và lần tìm. Ở góc hang có một lớp đất vụn. Tôi dùng tay nhẹ nhàng gạt lớp đất vụn, thì đến lớp nilon. Nhấc tấm nilon thì hiện ra một đống xương trắng hếu, vỡ vụn, lẫn lộn với nhau.
Nhìn cảnh xương cốt trắng hếu, ông Dương Đình Thanh chắp tay khấn vái. Ông cầu xin cụ tổ tha thứ cho sự xâm phạm của chúng tôi.
Tôi nhẹ nhàng nhặt từng mẩu xương lên quan sát, thì thấy có khá nhiều xương thể hiện rõ ràng là xương người, gồm xương sườn, xương ngón tay, ngón chân, xương đốt sống, xương ống tay, ống chân… Tuy nhiên, những xương dài như xương ống, xương sườn đều đã gãy thành những mẩu nhỏ.
Đốt xương sống gắn chặt vào vỏ ốc núi. |
Một đốt xương sống đã gắn chặt vào vỏ ốc núi. Các nhà khoa học đặt mẫu vật này trong một túi nilon và buộc chặt lại.
Tôi tìm kiếm kỹ lưỡng nhưng không thấy mảnh xương sọ nào, cũng không thấy xương hàm, răng, đốt sống cổ, xương bánh chè, là loại xương rất bền. Sau này tôi mới biết, các nhà khoa học vừa phát hiện bộ xương thì dừng lại.
Xương người ở trong môi trường tự nhiên, chỉ độ vài trăm năm, sẽ mủn, hoặc nhẹ bẫng. Nếu bóp nhẹ, có thể vỡ vụn. Tuy nhiên, những mẩu xương này đều khá nặng, không kém đá là mấy. Như vậy, có thể tin rằng, bộ xương cụ tổ này đang trong quá trình hóa thạch.
Hang Mòi. |
Theo ông Dương Đình Thanh, các nhà khảo cổ Anh quốc đã đào bới ở nhiều hang động trong Tràng An từ mấy năm nay, song họ chỉ phát hiện được vỏ ốc, vỏ sò. Khi phát hiện được công cụ lao động, hay món đồ trang sức bằng vỏ sò, đá, họ đã sung sướng lắm, hò hét ầm ĩ, tổ chức tiệc mừng. Ông bảo: “Không ngờ các nhà khảo cổ của nước ta, chỉ đào bới có vài hôm mà phát hiện được xương người, thứ mà mấy nhà khoa học quốc tế kia tìm kiếm bao năm nay. Công nhận nhà khảo cổ của ta giỏi thật”.
Chúng tôi tìm vào xóm 8, xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), thì gặp các nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ Việt Nam đang đào bới mấy hang động ở đây. Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử, qua việc thám sát hàng chục hang động, có thể khẳng định chắc chắn rằng, vùng Tràng An là nơi cư trú liên tiếp của người tiền sử.
Nhà khảo cổ Nguyễn Gia Đối (ngồi trên) và Phan Thanh Toàn, là hai người phát hiện bộ xương cổ. Ảnh: Phan Thanh Toàn. |
Nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn dưới hố thám sát phát hiện bộ xương cổ. Ảnh Phan Thanh Toàn cung cấp. |
TS. Sử cho biết, việc phát hiện hài cốt người tiền sử trong hang Mòi là phát hiện quan trọng. TS. Sử đoán rằng, qua việc xếp đá quanh bộ hài cốt, có thể đặt nghi vấn rằng, đây là mộ táng của người xưa. Nghiên cứu mộ táng, có thể biết được nhiều thông tin liên quan đến văn hóa, đời sống, tập quán của người xưa.
“Nguyên tắc của khảo cổ học là phải đào đến tận cùng. Tuy nhiên, không hiểu sao các nhà khảo cổ Anh đào chỉ được 40cm thì dừng lại. Chúng tôi đã tiếp tục công việc của các nhà khảo cổ Anh, đào sâu xuống lòng hang. Hố khai quật đã làm phát lộ 2 tầng văn hóa, gồm trước và sau biển tiến. Bộ xương này xuất hiện ở giai đoạn trước biển tiến. Như vậy, có thể tin rằng, bộ hài cốt này có tuổi cách ngày nay từ 7 đến 10 ngàn năm” – TS. Nguyễn Khắc Sử cho biết.
TS. Nguyễn Khắc Sử cho rằng, bộ xương hang Mòi có niên đại khoảng 7.000 đến 10.000 năm. |
Hai nhà khảo cổ trực tiếp đào hố thám sát và phát hiện bộ hài cốt, gồm Phan Thanh Toàn và Nguyễn Gia Đối, cho rằng, đây là phát hiện rất quan trọng với khảo cổ học thời kỳ đồ đá. Các nhà khảo cổ đào bới cả trăm hang động có người tiền sử sinh sống, may ra mới có một hang động phát hiện có xương cốt.
Ngay khi phát hiện bộ xương, các nhà khoa học của Viện Khảo cổ đã tạm dừng công việc khai quật. Sắp tới, Viện Khảo cổ sẽ mời chuyên gia nước ngoài tham gia cùng khai quật hang động này. Khi tiếp tục công việc, sẽ mở rộng hố khai quật thêm 4m2.
Công cụ đá tìm thấy ở hang Mòi. Ảnh Phan Thanh Toàn cung cấp. |
Cũng theo nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn, qua việc phát hiện lớp đá rải dưới bộ xương, có thể tạm tin đây là mộ táng. Các nhà khảo cổ cũng đã từng phát hiện mộ táng kiểu này tại hang Con Moong (Thanh Hóa). Sắp tới, khi khai quật làm phát lộ hoàn toàn bộ xương, sẽ nghiên cứu nguồn gen, để biết người trong mộ này từ đâu đến, và họ di cư đi đâu.
Chúng tôi sẽ chuyển đến bạn đọc cuộc khai quật bộ xương người tiền sử 1 vạn tuổi ở Ninh Bình khi có thông tin mới nhất.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận