(VTC News) - Để biến đổi kim cương từ nguyên liệu thô trở thành đồ kim hoàn, trang sức quí lộng lẫy, nhà sản xuất đã phải thực hiện một quy trình khai thác và chế tác kim cương cầu kỳ, phức tạp và mất rất nhiều thời gian, công sức.
Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Khoảng 130 triệu cara (26.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị 9 tỷ USD. Ngoài ra, khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.
Cùng khám phá quy trình khai thác và chế tác kim cương hiện nay:
Quá trình tạo ra kim cương tự nhiên bắt đầu ở độ sâu 100 dặm (gần 161km) dưới lòng đất, nơi nhiệt độ và áp suất cực lớn kết nối các tinh thể carbon để hình thành nên kim cương dạng thô.
Kim cương sau đó được đưa gần lên mặt đất thông qua các khối quặng kimberlit tạo bởi hiện tượng phun trào núi lửa đặc biệt. Lần phun trào cuối cùng dạng này đã xảy ra hơn 100 triệu năm trước. Trong ảnh là hình một khối quặng kimberlit có chứa kim cương.
Đôi khi, các nhà địa chất sử dụng mối để tìm ra các mỏ đá kimberlit có khả năng chứa kim cương bởi vì các ụ mối có thể đào xới , phá hủy kết cấu bên trong các tảng đá và khoáng chất giúp tiết lộ khả năng có kim cương bên dưới hay không.
Để chạm tới kim cương nằm sâu dưới đáy các ống quặng kimberlit, người ta sử dụng phương pháp đào mỏ. Đây là phương pháp thông dụng nhất để tìm ra kim cương, theo đó, các máy móc hạng nặng, các xẻng chạy bằng sức nước và xe tải được sử dụng nhằm khai thách kim cương từ độ sâu của các ống quặng kimberlite.
Phương pháp khai thác mỏ lộ thiên chỉ được sử dụng khi kim cương ở gần mặt đất hoặc bị che phủ bởi lớp mỏng gồm cát và sỏi.
Tạo các hành lang mỏ trong lòng đất là phương pháp khai thác kim cương phức tạp nhất. Nó phụ thuộc vèo bản chất, hình dáng và kích cỡ của khối trầm tích quặng kimberlite.
Kim cương cũng có thể được khai thác từ đáy biển thông qua phương pháp đào mỏ theo trục dọc và ngang. Công ty khai thác kim cương lừng danh De Beers đã tìm được kim cương ngoài biển từ độ sâu 90-140m.
Với phương pháp khai thác theo trục ngang, một máy kéo bánh xích sử dụng những ống lớn có thể di chuyển linh hoạt trên đáy biển để đưa kim cương lên bề mặt. Với phương pháp khai thác theo trục dọc, một máy khoan đường kính lớn cho phép tiếp cận các vị trí sâu hơn dưới lòng đại dương và mang những khối sỏi chứa kim cương lên bề mặt.
Cuối cùng là phương pháp khai thác mỏ nơi đất bồi phù sa. Phương pháp này đề cập tới quy trình khai thác kim cương được tách ra khỏi khoáng núi lửa kimberlite bằng sự rửa trôi, sau đó, tìm đường ra sông, ra biển nhờ cát và gió. Trải qua hàng triệu năm, kim cương lắng đọng ở những mỏ có đất bồi phù sa - thường là chỗ uốn khúc của con sông.
Bước đầu tiên trong quy trình chế tác kim cương là nghiền nhỏ nhằm phá vỡ lớp quặng bao ngoài bằng cách đập vỡ và nghiền nát. Sau đó, quặng được trộn với hợp kim gồm sắt và silicon (silicon chiếm 15-90% hàm lượng) theo tỷ trọng đặc biệt.
Vì kim cương trượt trên nước nhưng lại dính với bề mặt có chất mỡ, nhờn nên trầm tích chứa kim cương đã nghiền nát được dẫn qua một máng có bôi mỡ. Khi đó, các hạt khoáng sản sẽ trôi đi, còn kim cương dính lại trên bề mặt mỡ. Chúng cũng có thể được xác định thông qua chụp X-quang.
Khánh Huyền
Bình luận