(VTC News)-Phần lớn giới báo chí đều cho rằng Wenger đang gặp rắc rối lớn, ông ấy phải chịu sức ép nặng nề về thành tích. Và một khi Fabregas, Nasri rời Emirates, triều đại của giáo sư người Pháp cũng đi đến hồi kết.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai thông minh, ai mới là kẻ ngốc? Từ 1998 đến nay, chưa khi nào Arsenal vắng mặt tại Champions League. Đây cũng là một trong những CLB bóng đá hiếm hoi thực sự làm ăn có lãi.
Họ trắng tay suốt 6 năm qua ư? Thế còn 26 năm mòn mỏi của các Manucian, 21 năm chờ đợi dài đằng đẵng như hàng thế kỷ của các Liverpooldian? Còn nhớ chiếc cúp FA của Man City mùa giải năm ngoái? Đó mới là danh hiệu đầu tiên sau 35 năm của họ. Tottenham thì còn lâu hơn nhiều, đã 50 năm họ chưa nếm mùi vô địch.
Từ nhỏ, những năm 1970, 1980, tôi đã là fan của MU, đội bóng chỉ giành có 3 chiếc cúp trong vòng 20 năm. Điều đó không dễ chấp nhận. Nhưng đôi khi, bạn phải trải qua những chu kỳ "hiếm muộn" danh hiệu. Vậy thì cớ sao phải hoảng loạn khi các bạn đang có một HLV phù hợp.
Ông ấy đã từng giành 3 chiếc cúp Premier League, đưa Arsenal lọt vào chung kết Champions League. Có phải đó đã là giới hạn và ông đã đi qua những năm tháng đỉnh cao cùng Arsenal thế hệ trước? Không, tôi luôn tin ông là người phù hợp nhất dẫn dắt Arsenal vào lúc này và nhiều năm tới.
6 năm qua, Arsenal không chi nhiều vào việc mua sắm cầu thủ là bởi họ phải dành tiền trang trải cho việc xây SVĐ mới trị giá 390 triệu bảng. Nên nhớ, Emirates là mái nhà của Arsenal trong vòng 60 năm tới, không phải 6 năm. Họ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị, chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho tương lai phía trước. Đây là một quyết định thông minh và có tầm chiến lược. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu 50 năm nữa, Arsenal trở thành một CLB vĩ đại.
6 năm chẳng phải là quãng thời gian ghê gớm trong bóng đá. Một thế kỷ sau, mọi người sẽ nhắc tới nó thế này: "Thành thực mà nói, chúng tôi không thể tiêu 70 triệu bảng, thậm chí là 30 triệu bảng mỗi năm. Bởi chúng tôi phải dành tiền xây một SVĐ không-thể-tin-nổi".
Nếu bạn mua một ngôi nhà, bạn đang đầu tư cho cuộc đời mình trong 20 năm tới. Và trong vài năm đầu, khi những khoản vay ngân hàng treo lơ lửng trên đầu, bạn sẽ phải cắt giảm những kỳ nghỉ ưa thích của mình. Đó là những gì đang diễn ra ở Arsenal.
Wenger đã cố gắng trình làng càng nhiều gương mặt trẻ ở học viện càng tốt. Đây là cách làm hiện đại mà cả thế giới đang học tập. Barcelona là một hình mẫu tương tự. Jack Wilshere và Aaron Ramsey là hai cầu thủ có tư chất và tiềm năng phát triển cực lớn. Họ chính là cơ sở để Wenger kiên định với chiến lược của mình.
Trong thời điểm hiện tại, tất cả đều lo lắng về ngày chia tay sắp đến của Fabregas. Nhưng chúng ta đang nói về truyền thống 125 năm của các "pháo thủ" và hướng tới 100 năm tới thành công hơn nữa. Bạn không thể đòi hỏi một đội bóng thành công chỉ sau 10 phút.. Hãy nhìn hình ảnh Blackburn những năm 1990 thì rõ.
Tất nhiên, ai chả muốn chiến thắng ngay lập tức. Nhưng điều quan trọng nhất là truyền thống, giá trị và thương hiệu của CLB. Arsenal có điều này. Tôi có thể giận tím mặt nếu là một Gooner nhưng sẽ không đánh mất niềm tin.
Năm 1995, khi HLV Ferguson bán Mark Hughes, Andrei Kanchelskis, Paul Ince và đưa Paul Scholes, Nicky Butt, David Beckham, anh em tôi vào đội hình chính, đã có một tờ báo ở Manchester giật tít: "Có nên bán nốt Fergie hay không?". Kết quả thế nào thì ai cũng rõ.
Giai đoạn hậu Cris Ronaldo, tất cả đều tưởng rằng Sir Alex sẽ sử dụng tất tay khoản tiền 80 triệu bảng thu về để mua sắm. Nhưng ông ấy quyết định ngồi xuống, theo dõi, chờ đợi và tin tưởng vào những cầu thủ ông đang có trong tay.
Wenger cũng vậy.
Bước vào mùa giải 2011-12, các đối thủ chính như MU, Chelsea, Man City đều có sự bổ sung lực lượng đáng kể. Nhưng chẳng nhà cái nào dám gạch tên Arsenal khỏi cuộc đua đến ngôi vô địch.
Các pháo thủ đã được trui rèn qua rất nhiều cuộc chiến khắc nghiệt. Thử hỏi có mấy HLV điền tên nhiều tài năng trẻ thi đấu tại các đấu trường đỉnh cao như Wenger? Có mấy CLB sở hữu đội hình chất lượng đến vậy với số tiền bỏ ra rất thấp? Có CLB nào các ông chủ sở hữu thay đổi liên xoành xoạch nhưng vẫn kiên định với HLV đương nhiệm sau 6 năm tay trắng?
Câu trả lời đã có sẵn trong đầu các Gooner chân chính.
Gary Neville
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai thông minh, ai mới là kẻ ngốc? Từ 1998 đến nay, chưa khi nào Arsenal vắng mặt tại Champions League. Đây cũng là một trong những CLB bóng đá hiếm hoi thực sự làm ăn có lãi.
Họ trắng tay suốt 6 năm qua ư? Thế còn 26 năm mòn mỏi của các Manucian, 21 năm chờ đợi dài đằng đẵng như hàng thế kỷ của các Liverpooldian? Còn nhớ chiếc cúp FA của Man City mùa giải năm ngoái? Đó mới là danh hiệu đầu tiên sau 35 năm của họ. Tottenham thì còn lâu hơn nhiều, đã 50 năm họ chưa nếm mùi vô địch.
Gary Neville: "Tôi có thể giận tím mặt nếu là một Gooner nhưng sẽ không đánh mất niềm tin". |
Ông ấy đã từng giành 3 chiếc cúp Premier League, đưa Arsenal lọt vào chung kết Champions League. Có phải đó đã là giới hạn và ông đã đi qua những năm tháng đỉnh cao cùng Arsenal thế hệ trước? Không, tôi luôn tin ông là người phù hợp nhất dẫn dắt Arsenal vào lúc này và nhiều năm tới.
6 năm qua, Arsenal không chi nhiều vào việc mua sắm cầu thủ là bởi họ phải dành tiền trang trải cho việc xây SVĐ mới trị giá 390 triệu bảng. Nên nhớ, Emirates là mái nhà của Arsenal trong vòng 60 năm tới, không phải 6 năm. Họ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị, chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho tương lai phía trước. Đây là một quyết định thông minh và có tầm chiến lược. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu 50 năm nữa, Arsenal trở thành một CLB vĩ đại.
Wenger bán Fabregas và Nasri cũng không phải là ngày tận thế. Năm 1995, Ferguson từng đẩy bộ ba ngôi sao Hughes, Kanchelskis, Ince khỏi Old Trafford mà vẫn thành công rực rỡ với thế hệ của những Beckham, Scholes, Neville. |
6 năm chẳng phải là quãng thời gian ghê gớm trong bóng đá. Một thế kỷ sau, mọi người sẽ nhắc tới nó thế này: "Thành thực mà nói, chúng tôi không thể tiêu 70 triệu bảng, thậm chí là 30 triệu bảng mỗi năm. Bởi chúng tôi phải dành tiền xây một SVĐ không-thể-tin-nổi".
Nếu bạn mua một ngôi nhà, bạn đang đầu tư cho cuộc đời mình trong 20 năm tới. Và trong vài năm đầu, khi những khoản vay ngân hàng treo lơ lửng trên đầu, bạn sẽ phải cắt giảm những kỳ nghỉ ưa thích của mình. Đó là những gì đang diễn ra ở Arsenal.
Wenger đã cố gắng trình làng càng nhiều gương mặt trẻ ở học viện càng tốt. Đây là cách làm hiện đại mà cả thế giới đang học tập. Barcelona là một hình mẫu tương tự. Jack Wilshere và Aaron Ramsey là hai cầu thủ có tư chất và tiềm năng phát triển cực lớn. Họ chính là cơ sở để Wenger kiên định với chiến lược của mình.
Trong thời điểm hiện tại, tất cả đều lo lắng về ngày chia tay sắp đến của Fabregas. Nhưng chúng ta đang nói về truyền thống 125 năm của các "pháo thủ" và hướng tới 100 năm tới thành công hơn nữa. Bạn không thể đòi hỏi một đội bóng thành công chỉ sau 10 phút.. Hãy nhìn hình ảnh Blackburn những năm 1990 thì rõ.
Đội bóng nào cũng có chu kỳ thành công và đi xuống. Arsenal cũng không phải ngoại lệ. |
Tất nhiên, ai chả muốn chiến thắng ngay lập tức. Nhưng điều quan trọng nhất là truyền thống, giá trị và thương hiệu của CLB. Arsenal có điều này. Tôi có thể giận tím mặt nếu là một Gooner nhưng sẽ không đánh mất niềm tin.
Năm 1995, khi HLV Ferguson bán Mark Hughes, Andrei Kanchelskis, Paul Ince và đưa Paul Scholes, Nicky Butt, David Beckham, anh em tôi vào đội hình chính, đã có một tờ báo ở Manchester giật tít: "Có nên bán nốt Fergie hay không?". Kết quả thế nào thì ai cũng rõ.
Giai đoạn hậu Cris Ronaldo, tất cả đều tưởng rằng Sir Alex sẽ sử dụng tất tay khoản tiền 80 triệu bảng thu về để mua sắm. Nhưng ông ấy quyết định ngồi xuống, theo dõi, chờ đợi và tin tưởng vào những cầu thủ ông đang có trong tay.
Wenger cũng vậy.
Bước vào mùa giải 2011-12, các đối thủ chính như MU, Chelsea, Man City đều có sự bổ sung lực lượng đáng kể. Nhưng chẳng nhà cái nào dám gạch tên Arsenal khỏi cuộc đua đến ngôi vô địch.
Các pháo thủ đã được trui rèn qua rất nhiều cuộc chiến khắc nghiệt. Thử hỏi có mấy HLV điền tên nhiều tài năng trẻ thi đấu tại các đấu trường đỉnh cao như Wenger? Có mấy CLB sở hữu đội hình chất lượng đến vậy với số tiền bỏ ra rất thấp? Có CLB nào các ông chủ sở hữu thay đổi liên xoành xoạch nhưng vẫn kiên định với HLV đương nhiệm sau 6 năm tay trắng?
Câu trả lời đã có sẵn trong đầu các Gooner chân chính.
Gary Neville
Hoài Thu (lược dịch)
Bình luận