(VTC News) – Rút cuộc thì HLV Hoàng Văn Phúc và VFF cũng chính thức nói lời chia tay, cuộc chia tay mà ông Phúc đã chủ động từ nhiều tháng trước đó. Bóng đá Việt thêm một triều đại tướng nội nữa không để lại dấu ấn.
1. Cuốn Bóng đá Việt Nam tầm nhìn 2020 được in cho đợt Đại hội VFF khóa VII vừa rồi, trong phần “Những mốc son lịch sử”, VFF chỉ điền tên 4 ông thầy ngoại từng dẫn dắt ĐT Việt Nam.
Đó là ông thầy người Đức, Karl-Heinz Weigang – người đưa ĐT Việt Nam giành HCB SEA Games 18; ông thầy người Anh, Colin Murphy – người đưa ĐT Việt Nam giành HCĐ SEA Games 19; ông thầy người Áo, Alfred Riedl – vua về nhì của khu vực với hàng loạt HCB Tiger Cup, SEA Games và một lần vào tứ kết Asian Cup cùng ĐT Việt Nam; ông thầy người Bồ Đào Nha, Henrique Calisto – người đưa ĐT Việt Nam lên đỉnh AFF Cup 2008.
Tuyệt nhiên không một ông thầy nội, dẫu hơn 20 năm qua kể từ ngày bóng đá nước nhà hội nhập trở lại (1991), đã có tất thảy 12 người Việt Nam nắm quyền chính thức hoặc tạm quyền ở ĐT quốc gia. Vì sao thế? Câu trả lời đơn giản là tất thảy họ chưa một ai mang về thành tích đủ đặt vào “Những mốc son lịch sử”.
Gần đây nhất, hai đời thầy nội đều kết thúc bẽ bàng. HLV Phan Thanh Hùng từ chức sau AFF Cup 2012 với thành tích không vượt qua vòng bảng. Hôm qua, HLV Hoàng Văn Phúc cũng nói lời giã biệt với thành tích bị loại khỏi vòng bảng SEA Games 27 sau 12 năm tuyển Việt Nam luôn nằm trong top 4 khu vực, bên cạnh kết quả tồi tệ ở vòng loại Asian Cup 2015.
2. "Ngựa đi nhiều thành lối". Thầy nội cứ thay nhau giẫm lên cùng vết xe đổ. Mảnh đất đội tuyển thực sự chưa thiêng đối với bụt chùa nhà. Và người ta càng thấy sự đúng đắn ở những ông thầy trẻ có số má như Huỳnh Đức, Hữu Thắng khi khước từ lời lên tuyển.
Tuyển Việt Nam luôn nhờn với bụt chùa nhà hay bụt chùa nhà không đủ uy nạt ma? Cả hai đều có vẻ đúng! Ông Phan Thanh Hùng không phải người yếu chuyên môn, nhưng lại hiền quá mà sinh ra một đội tuyển có danh sách đen về thái độ thi đấu.
Ông Phúc thì không những hiền mà còn yếu chuyên môn, nên thành tích bết bát là điều lẽ dĩ nhiên. Thế nên trách ông Phúc một thì trách những người đẩy ông Phúc vào đám lửa để chữa cháy mười.
Bây giờ, sau quãng hơn 2 năm “sính nội” theo kiểu người Mã, VFF buộc phải “sính ngoại” trở lại và rất có thể lần đầu tiên trong lịch sử, các đội tuyển bóng đá nam Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi HLV người Nhật Bản.
3. “Cách làm lâu nay của nay chúng ta là thuê một HLV thường là ngoại, gần đây là nội để huấn luyện đội tuyển theo các trường phái, phong cách khác nhau. Theo cách này, chiến thắng thì HLV được tung hô, thua thì bị phê bình không thương tiếc, yêu cầu từ chức. Các quan chức Liên đoàn có liên quan thì bị “đánh cho tơi bời”, gây bức xúc cho toàn xã hội.
Trong tình hình bóng đá nước ta như hiện nay, đã đến lúc phải suy nghĩ nghiêm túc việc thuê chuyên gia đơn lẻ, mùa vụ từ các nền bóng đá phát triển tiên tiến hàng đầu châu lục sang hợp tác, hỗ trợ toàn diện chiến lược trong giai đoạn từ 5 đến 10 năm tới, nhằm thực hiện có kết quả giai đoạn đầu của chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020” - Ấy là lời tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trong ngày nhậm chức. Từ đây, ông Dũng đề xuất chọn HLV người Nhật Bản.
Tốt thôi, khi người đứng đầu VFF có tư tưởng bài mùa vụ, đơn lẻ là khi nền bóng đá nước nhà bớt đi cảnh sớm ăn xổi, chiều lo chữa cháy!
Chỉ lưu ý ông Dũng lời của nguyên chủ tịch VFF Mai Liêm Trực. Đại để, "VFF xưa nay, quen nói nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu!”
Hà Thành
1. Cuốn Bóng đá Việt Nam tầm nhìn 2020 được in cho đợt Đại hội VFF khóa VII vừa rồi, trong phần “Những mốc son lịch sử”, VFF chỉ điền tên 4 ông thầy ngoại từng dẫn dắt ĐT Việt Nam.
Đó là ông thầy người Đức, Karl-Heinz Weigang – người đưa ĐT Việt Nam giành HCB SEA Games 18; ông thầy người Anh, Colin Murphy – người đưa ĐT Việt Nam giành HCĐ SEA Games 19; ông thầy người Áo, Alfred Riedl – vua về nhì của khu vực với hàng loạt HCB Tiger Cup, SEA Games và một lần vào tứ kết Asian Cup cùng ĐT Việt Nam; ông thầy người Bồ Đào Nha, Henrique Calisto – người đưa ĐT Việt Nam lên đỉnh AFF Cup 2008.
HLV Calisto từng dẫn dắt ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 rút cuộc ra đi vì không còn cảm thấy hạnh phúc (Ảnh: Quang Minh) |
Tuyệt nhiên không một ông thầy nội, dẫu hơn 20 năm qua kể từ ngày bóng đá nước nhà hội nhập trở lại (1991), đã có tất thảy 12 người Việt Nam nắm quyền chính thức hoặc tạm quyền ở ĐT quốc gia. Vì sao thế? Câu trả lời đơn giản là tất thảy họ chưa một ai mang về thành tích đủ đặt vào “Những mốc son lịch sử”.
Gần đây nhất, hai đời thầy nội đều kết thúc bẽ bàng. HLV Phan Thanh Hùng từ chức sau AFF Cup 2012 với thành tích không vượt qua vòng bảng. Hôm qua, HLV Hoàng Văn Phúc cũng nói lời giã biệt với thành tích bị loại khỏi vòng bảng SEA Games 27 sau 12 năm tuyển Việt Nam luôn nằm trong top 4 khu vực, bên cạnh kết quả tồi tệ ở vòng loại Asian Cup 2015.
2. "Ngựa đi nhiều thành lối". Thầy nội cứ thay nhau giẫm lên cùng vết xe đổ. Mảnh đất đội tuyển thực sự chưa thiêng đối với bụt chùa nhà. Và người ta càng thấy sự đúng đắn ở những ông thầy trẻ có số má như Huỳnh Đức, Hữu Thắng khi khước từ lời lên tuyển.
Tuyển Việt Nam luôn nhờn với bụt chùa nhà hay bụt chùa nhà không đủ uy nạt ma? Cả hai đều có vẻ đúng! Ông Phan Thanh Hùng không phải người yếu chuyên môn, nhưng lại hiền quá mà sinh ra một đội tuyển có danh sách đen về thái độ thi đấu.
HLV Phan Thanh Hùng nói lời chia tay đội tuyển sau kết quả bết bát tại AFF Cup 2012 (Ảnh: Quang Minh) |
Ông Phúc thì không những hiền mà còn yếu chuyên môn, nên thành tích bết bát là điều lẽ dĩ nhiên. Thế nên trách ông Phúc một thì trách những người đẩy ông Phúc vào đám lửa để chữa cháy mười.
Bây giờ, sau quãng hơn 2 năm “sính nội” theo kiểu người Mã, VFF buộc phải “sính ngoại” trở lại và rất có thể lần đầu tiên trong lịch sử, các đội tuyển bóng đá nam Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi HLV người Nhật Bản.
HLV Hoàng Văn Phúc chỉ là một người chữa cháy cho VFF (Ảnh: Quang Minh) |
3. “Cách làm lâu nay của nay chúng ta là thuê một HLV thường là ngoại, gần đây là nội để huấn luyện đội tuyển theo các trường phái, phong cách khác nhau. Theo cách này, chiến thắng thì HLV được tung hô, thua thì bị phê bình không thương tiếc, yêu cầu từ chức. Các quan chức Liên đoàn có liên quan thì bị “đánh cho tơi bời”, gây bức xúc cho toàn xã hội.
Trong tình hình bóng đá nước ta như hiện nay, đã đến lúc phải suy nghĩ nghiêm túc việc thuê chuyên gia đơn lẻ, mùa vụ từ các nền bóng đá phát triển tiên tiến hàng đầu châu lục sang hợp tác, hỗ trợ toàn diện chiến lược trong giai đoạn từ 5 đến 10 năm tới, nhằm thực hiện có kết quả giai đoạn đầu của chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020” - Ấy là lời tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trong ngày nhậm chức. Từ đây, ông Dũng đề xuất chọn HLV người Nhật Bản.
Tốt thôi, khi người đứng đầu VFF có tư tưởng bài mùa vụ, đơn lẻ là khi nền bóng đá nước nhà bớt đi cảnh sớm ăn xổi, chiều lo chữa cháy!
Chỉ lưu ý ông Dũng lời của nguyên chủ tịch VFF Mai Liêm Trực. Đại để, "VFF xưa nay, quen nói nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu!”
Hà Thành
Bình luận