Hàng nghìn bộ phim, sách báo và các kênh thông tin cố gắng thuyết phục con người rằng, tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Nhiều người có xu hướng tin vào điều này, bởi chuyện có được một gia đình yêu thương, những người bạn trung thành và sức khỏe tốt dựa hoàn toàn vào của cải vật chất là không thực tế.
Tuy nhiên, cách đây không lâu, các nhà khoa học đưa ra kết luận, cảm giác hạnh phúc phần lớn phụ thuộc vào tình trạng tài chính.
Năm 2010, những người đoạt giải Nobel kinh tế Daniel Kahneman và Angus Deaton tính toán rằng, nếu thu nhập dưới ngưỡng, nhiều người không còn cảm giác được hưởng thụ từ công việc và cuộc sống.
10 năm sau, Matthew Killingsworth, nhà nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Wharton, thực hiện một nghiên cứu mới về chủ đề này. Hơn 33.000 người Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã tham gia.
Bằng cách sử dụng phần mềm “Theo dõi hạnh phúc dành riêng cho bạn”, Killingsworth ghi nhận mức độ hài lòng của những người tham gia đối với cuộc sống của họ nhiều lần trong ngày. Kết quả, có khoảng 1,7 triệu báo cáo được xử lý.
Ứng dụng đã ghi lại ý kiến chủ quan của những người được hỏi, cảm nhận thực tế của họ vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Sau khi tính toán mức độ hạnh phúc trung bình của mỗi người được hỏi, nhà nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ của họ với mức thu nhập. Hóa ra, cùng với sự gia tăng thu nhập, các hình thức tiêu dùng và hưởng thụ khác của con người tăng lên tương ứng.
Theo chuyên gia, thu nhập cao cho phép mọi người kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. Tuy nhiên, Killingsworth chưa thể xác định được chính xác cái mốc mà tiền không còn quan trọng đối với con người.
Đặc biệt, trong thời kỳ đại dịch, những người có tài chính dư dả không gặp phải các vấn đề về gánh nặng công việc. Số tiền lớn trong tài khoản cho phép họ tự do đưa ra quyết định lựa chọn.
Tuy vậy, Killingworth cũng nhấn mạnh, tiền bạc chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của con người. Các yếu tố quan trọng khác vẫn giữ nguyên giá trị trong khảo sát này.
Bình luận