(VTC News) - Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng cũng bắt đầu đẩy mạnh ứng dụng tiêu chuẩn FSC trong hoạt động kinh doanh của mình.
Theo thông tin từ Tetra Pak – Tập đoàn về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, hơn 20 tỉ bao bì có mặt trên thị trường của tập đoàn này được dán nhãn FSC.
Xu hướng toàn cầu
Hiện nay, chúng ta đang sử dụng một trong hai loại tài nguyên thiên nhiên: loại không tái sinh được (dầu mỏ, khoáng sản...) và loại tái sinh được (có thể tái tạo, nuôi/trồng mới như gỗ, nhựa sinh học...).
FrieslandCampina Việt Nam là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng bao bì có nguồn gốc là tài nguyên tái sinh. |
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng và tái tạo tài nguyên rừng bền vững, hiện nay xu hướng tiêu dùng tài nguyên tái sinh này đang được ủng hộ và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Người tiêu dùng tại các nước phát triển có xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ rừng tái sinh được chứng nhận bằng logo FSC (Hội đồng Quản lý rừng - Forest Stewardship Council) và kêu gọi tẩy chay các sản phẩm không có nguồn gốc chứng nhận rõ ràng hoặc từ rừng tự nhiên.
Đặc biệt, tại Hà Lan các công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có chứng chỉ FSC. Bên cạnh đó, các mạng lưới bán lẻ từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi tích cực này thông qua việc gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng chỉ rõ ràng và các sản phẩm xuất khẩu gỗ bắt buộc phải có nhãn FSC.
Hành trình toàn thế giới của bao bì FSC
Tính từ năm 1996, sau 3 năm nỗ lực, FSC tổ chức Đại hội đồng đầu tiên ở Oaxaca, Mexico và tại đây lần đầu tiên các tiêu chuẩn FSC được công nhận và nhãn FSC được dán lên sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Anh.
Tại các nước phát triển, người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có chứng chỉ FSC được đánh giá là tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường. Từ đó đòi hỏi các nhà cung ứng cần quan tâm nắm bắt được tâm lý này, các doanh nghiệp có trách nhiệm bày tỏ sự quan tâm chú trọng đến quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm sao cho giảm thiểu tối đa tác động đến thiên nhiên và môi trường sinh thái như một thế mạnh cạnh tranh. Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh.
Một điều bất ngờ là người tiêu dùng Việt Nam cũng rất quan tâm trước thông tin về các sản phẩm dán nhãn FCS. Phương Mai nhân viên văn phòng sinh năm 1984, chia sẻ: “Hiện nay, chúng tôi luôn dễ dàng “google” các xu hướng chung của thế giới. FSC và những câu chuyện xoay quanh nhãn hiệu được bảo chứng bởi logo này rồi sẽ thành một trào lưu bởi tính thời sự và nhân văn của chính nó”.
Chị Ngọc Lan, nhân viên công ty truyền thông tại quận 1 cũng đồng ý rằng hiện nay người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, vì thế việc lựa chọn mua một sản phẩm đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sẽ luôn được ủng hộ.
Với trách nhiệm của một doanh nghiệp vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh dự trao giải Vì môi trường xanh Quốc gia năm 2013, FrieslandCampina Việt Nam đã trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng bao bì có nguồn gốc là tài nguyên tái sinh.
Cụ thể, đầu tháng 8 này, FrieslandCampina Việt Nam đã cho ra mắt bao bì mới của sản phẩm sữa chua uốngYomost với logo của FSC. Điều này chứng tỏ các bao bì sản phẩm của FrieslandCampina Việt Nam sử dụng có nguồn gốc từ rừng tái sinh.
Việc đẩy mạnh ứng dụng tiêu chuẩn FSC vào trong hoạt động kinh doanh, không chỉ thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp năng động góp phần bảo vệ nguồn rừng và tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả mà còn thể hiện cam kết hoạt động phát triển bền vững cùng cộng đồng của FrieslandCampina Việt Nam.
Bình luận