(VTC News) – Theo Luật sư, việc gây tai nạn chết người của ô tô đối với xe máy vi phạm, đi trên đường cấm sẽ không bị xem xét mức trách nhiệm trước pháp luật.
Theo đó, khi một chiếc ô tô lưu thông với tốc độ cao từ hướng Mai Dịch về Linh Đàm bất ngờ va chạm với xe máy BKS 29F9 - 2684 lưu thông theo chiều ngược lại.
Cú va chạm mạnh khiến người điều khiển xe máy (nam, khoảng 30 tuổi) bắn lên cao rồi ngã xuống khoảng trống giữa hai dải phân cách và rơi xuống chân cầu ở độ cao trên 5m, tử vong tại chỗ.
Theo lực lượng chức năng, căn cứ vào vết máu để lại trên dải phân cách và phía dưới thành cầu cơ quan chức năng đã kết luận nguyên nhân cái chết chỉ do va chạm giao thông đơn thuần. Phần lỗi được xác định do người điều khiển xe mô tô.
Đường vành đai 3 là tuyến đường cấm xe máy, chỉ dành riêng cho ô tô với tốc độ lên đến 80 - 100km/h.
Để hiểu vụ việc dưới góc độ pháp luật, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh (Quốc Tử Giám, Văn Chương, Đống Đa, TP.Hà Nội).
Theo Luật sư Truyền, với hành vi đi vào đường cấm xe máy, lại đi ngược chiều rồi bị ô tô tông tử vong của người thanh niên, lực lượng chức năng đã xác định lỗi thuộc về người điều khiển xe máy, do đó “trong trường hợp này, người điều khiển ô tô không phải chịu mức trách nhiệm hình sự cũng như bồi thường thiệt hại dân sự”.
Tuy nhiên, Luật sư Truyền cho rằng, với đạo hiếu và truyền thống của người Việt, và do điều kiện kinh tế cao thấp của người đi ô tô và xe máy, người đi ô tô có thể hỗ trợ cho nạn nhân nhưng mức hỗ trợ này là tự nguyện, không bắt buộc.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền cũng cho rằng, việc vi phạm trật tư an toàn giao thông cần phải được xem xét dưới góc độ là tội phạm xâm phạm sức khỏe tính mạng chứ không chỉ xem xét dưới góc độ các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng như trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam đang quy định.
Vì theo các số liệu thống kê của Ủy ban an toàn giao thông, hàng năm tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở nước ta năm sau luôn cao hơn năm trước.
Nếu đem số liệu tử vong do tại nạn an toàn giao thông so với bất kỳ loại tội phạm nào được quy định trong phần xâm phạm tính mạng sức khỏe của Luật hình sự Việt nam hoặc thậm chí bệnh dịch nguy hiểm nào thì có lẽ mọi người đều sẽ giật mình.
“Theo tôi, các hành vi vi phạm an toàn giao thông một khi được xem xét dưới góc độ tội phạm xâm hại sức khỏe tính mạng một cách chi tiết rõ ràng hơn hiện tại cũng như có các chế tài mạnh mẽ có sức thuyết phục hơn, tôi tin là việc vi phạm, tai nạn giao thông sẽ giảm xuống” – Luật sư Truyền nói.
Nguyễn Dũng
Theo đó, khi một chiếc ô tô lưu thông với tốc độ cao từ hướng Mai Dịch về Linh Đàm bất ngờ va chạm với xe máy BKS 29F9 - 2684 lưu thông theo chiều ngược lại.
Cú va chạm mạnh khiến người điều khiển xe máy (nam, khoảng 30 tuổi) bắn lên cao rồi ngã xuống khoảng trống giữa hai dải phân cách và rơi xuống chân cầu ở độ cao trên 5m, tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc. |
Theo lực lượng chức năng, căn cứ vào vết máu để lại trên dải phân cách và phía dưới thành cầu cơ quan chức năng đã kết luận nguyên nhân cái chết chỉ do va chạm giao thông đơn thuần. Phần lỗi được xác định do người điều khiển xe mô tô.
|
Để hiểu vụ việc dưới góc độ pháp luật, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh (Quốc Tử Giám, Văn Chương, Đống Đa, TP.Hà Nội).
Theo Luật sư Truyền, với hành vi đi vào đường cấm xe máy, lại đi ngược chiều rồi bị ô tô tông tử vong của người thanh niên, lực lượng chức năng đã xác định lỗi thuộc về người điều khiển xe máy, do đó “trong trường hợp này, người điều khiển ô tô không phải chịu mức trách nhiệm hình sự cũng như bồi thường thiệt hại dân sự”.
Tuy nhiên, Luật sư Truyền cho rằng, với đạo hiếu và truyền thống của người Việt, và do điều kiện kinh tế cao thấp của người đi ô tô và xe máy, người đi ô tô có thể hỗ trợ cho nạn nhân nhưng mức hỗ trợ này là tự nguyện, không bắt buộc.
Chiếc xe máy vỡ nát, chủ nhân của nó cũng tử vong sau khi đi lên đường cấm. |
Luật sư Nguyễn Thế Truyền cũng cho rằng, việc vi phạm trật tư an toàn giao thông cần phải được xem xét dưới góc độ là tội phạm xâm phạm sức khỏe tính mạng chứ không chỉ xem xét dưới góc độ các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng như trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam đang quy định.
Vì theo các số liệu thống kê của Ủy ban an toàn giao thông, hàng năm tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở nước ta năm sau luôn cao hơn năm trước.
Nếu đem số liệu tử vong do tại nạn an toàn giao thông so với bất kỳ loại tội phạm nào được quy định trong phần xâm phạm tính mạng sức khỏe của Luật hình sự Việt nam hoặc thậm chí bệnh dịch nguy hiểm nào thì có lẽ mọi người đều sẽ giật mình.
“Theo tôi, các hành vi vi phạm an toàn giao thông một khi được xem xét dưới góc độ tội phạm xâm hại sức khỏe tính mạng một cách chi tiết rõ ràng hơn hiện tại cũng như có các chế tài mạnh mẽ có sức thuyết phục hơn, tôi tin là việc vi phạm, tai nạn giao thông sẽ giảm xuống” – Luật sư Truyền nói.
Nguyễn Dũng
Bình luận