(VTC News) - Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không chỉ khiến làn da sạm đen xấu xí mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, khối u ác tính...
Những tác hại kinh hoàng của tia cực tím
Ai cũng biết, tia cực tím (còn gọi là tia UV) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống như giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết; chữa một số bệnh ngoài da như vảy nến; giúp tâm trạng vui vẻ; hữu ích trong lĩnh vực khử trùng…
Tuy nhiên, việc lạm dụng bức xạ mặt trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời ở cường độ mạnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Tuy nhiên, việc lạm dụng bức xạ mặt trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời ở cường độ mạnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Tiếp xúc với ánh mặt trời ở cường độ mạnh có thể gây những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe con người |
Hiện tượng da bị sạm, đen liên quan trực tiếp đến sắc tố melanin. Loại sắc tố này thường được hình thành sau hai ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục và tiếp tục đậm lên sau vài tuần, vài tháng. Sự gia tăng các tế bào sắc tố dẫn đến sự hình thành thêm các hạt melanin trên toàn cơ thể càng làm cho da bị sạm, đen.
2. Cháy da, bỏng da
Hiện tượng cháy nắng xuất hiện khi tế bào da bị hư hại. Tổn thương này là hậu quả của ánh nắng gay gắt từ mặt trời. Thông thường, máu sẽ chạy đến những khu vực này để nỗ lực chữa cháy, đó là lý do vì sao da bạn thường ứng đỏ khi vừa bị cháy nắng.
3. Sớm lão hóa da
Tiếp xúc với tia cực tím trong khoảng thời gian nhất định sẽ gây nên hiện tượng lão hóa da, bắt đầu từ việc thay đổi cấu trúc các lớp hạ bì. Khả năng đàn hồi và collagen sẽ dần thoái hóa dẫn đến tình trạng da khô, nhìn rõ nếp nhăn, da chảy xệ, mất khả năng đàn hồi, xuất hiện các đốm sắc tố.
Trên thực tế hiện nay, có khoảng 80% người bị lão hóa da ngay ở khoảng 20 năm đầu tiên trong đời và tia UV được coi là nguyên nhân đáng sợ nhất gây nên hiện tượng này.
4. Ung thư da
Đây là loại ung thư xảy ra nhiều nhất trên khắp thế giới. Có nhiều dạng ung thư da, bao gồm: Ung thư u hắc tố, ung thư tế bào biểu mô, ung thư tế bào biểu mô có vảy và các khối u ác tính.
Tia cực tím gây tổn hại bề mặt lớp biểu bì của da, khiến da bị bỏng nắng, kích thích hắc tố, làm biến màu da và thậm chí là ung thư da |
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Loại ung thư da này chiếm đến 80% trong các loại ung thư da, có khả năng tăng trưởng chậm và hiếm khi di căn. Chúng thường được tìm thấy trên đầu và cổ - những khu vực thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài, xảy ra ở 20% người dưới 50 tuổi, 70% ở người dưới 70 tuổi.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư da loại này thường xảy ra ở người cao tuổi, 50% số người mắc nằm trong độ tuổi 65 trở lên. Những bệnh ung thư da liên quan đến u hắc tố có tỷ lệ chữa khỏi 96-98%, cũng là loại ung thư dễ dàng điều trị thành công.
5. Ức chế hệ thống miễn dịch
Bức xạ tia cực tím sẽ gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch liên quan đến việc ngăn chặn hình thành các khối u. Các nhà khoa học tin rằng cháy nắng có thể thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào máu trắng chống lại bệnh tật ở con người cho đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Lặp đi lặp lại việc tiếp xúc với bức xạ tia cực tím có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
6. Hình thành khối u ác tính
Khối u ác tính được hình thành từ các tế bào sắc tố, thường có xu hướng di căn, do đó bệnh nhân có khối u ác tính trên da dễ bị tử vong hơn. Khối u ác tính thường phổ biến ở phụ nữ trẻ (vị trí lưng, chân) , đàn ông lớn tuổi (vị trí lưng). U ác tính luôn luôn có xu hướng xảy ra trên bề mặt không tiếp xúc với ánh nắng cũng như thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
Các nguy cơ hình thành khối u ác tính thường là những nốt ruồi lớn hơn 2mm, ngứa hoặc đau từ nốt ruồi có từ trước, mọc thêm những nốt ruồi mới, nốt ruồi bỗng nhiên thay đổi kích cỡ, màu sắc.
7. Những thiệt hại cho đôi mắt
Tia cực tím chắc chắn có thể làm hỏng cửa sổ tâm hồn vì 99% tia cực tím được hấp thụ ở phía trước của mắt khi bạn nhìn vào ánh nắng mặt trời. Kéo theo đó là các tổn thương cho giác mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng khi bạn tiếp xúc tia cực tím về lâu dài, cuối cùng sẽ bị mù lòa. Chưa hết, một loại u ác tính nội nhãn cầu có thể hình thành ở bên trong mắt như mồng mắt, bờ mi, choroids– thường gặp ở những người da trắng hơn người da màu.
Cách phòng tránh
Các tổ chức y tế đều khuyến cáo người dân cần có biện pháp tự bảo vệ mình khỏi tác hại của tia tử ngoại, bằng cách thoa kem chống nắng và đội mũ khi chỉ số tia cực tím đạt 3 hoặc cao hơn.
Các chỉ số tia cực tím và cách phòng tránh tương ứng |
Cách tra chỉ số tia cực tím
Hiện nay, để tra chỉ số tia cực tím UV Index, bạn có thể tìm kiếm trên Google. Chẳng hạn, bằng cách gõ “Ha Noi UV Index”, bạn sẽ tìm ra kết quả chỉ số hiện tại và dự báo trong vòng 3 ngày sắp tới ở Hà Nội.
Chỉ số UV Index ở Hà Nội đo được ở thời điểm hiện tại là 8 - mức rất nguy hiểm |
Hà Phương (tổng hợp)
Bình luận