• Zalo

Tác hại khủng khiếp của việc ăn quá nhiều đường

Sức khỏeThứ Sáu, 28/10/2016 15:28:00 +07:00Google News

Đường là chất cần thiết để cơ thể chuyển hóa năng lượng, giúp tinh thần sảng khoái và khoẻ khoắn, tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường

Đường tạo ra glucose, đòi hỏi tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn và buộc chúng phải làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường.

0f40403d1823168f37fafc6c487e09e0-600x479

 Đường tạo ra glucose, đòi hỏi tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn

Già trước tuổi

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ) cho thấy, lượng đường huyết trong cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến làn da. Cụ thể, cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, có thể khiến khuôn mặt trông già hơn.

Bên cạnh đó, chất collagen và protein có tác dụng duy trì độ ẩm và tính co giãn của làn da dường như có thể bị tổn hại do quá trình glycation gây ra. Glycation là một tiến trình khi lượng đường huyết cao kết hợp với protein sẽ tạo thành các protein không mong muốn, gây nên những tổn hại cho làn da. Nếu muốn duy trì sự trẻ trung, nên hạn chế tiêu thụ các loại đường.

Làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim

Càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

Đường gây ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể.

Gây stress

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hoócmôn gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt. 

images1056420_tac_hai_khi_an_nhieu_duong

 Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hoócmôn

Gây ra huyết áp cao

Ăn quá nhiều thức ăn ngọt, lượng đường sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể. Điều này là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp. Ngoài ra, mức độ insulin trong máu cũng sẽ làm cho sự tái hấp thu natri và nước ở thận, dẫn đến tình trạng ứ động nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao.

Đẩy nhanh quá trình lão hoá

Một phần lượng đường hấp thụ, sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Video: Công thức nấu cháo dinh dưỡng ngon và an toàn cho trẻ

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn