Đây là kết luận của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (SAMTO) công bố ngày 9/7 nhân dịp diễn ra Triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough-2012 tại Anh.
Theo báo cáo 4 năm một lần của SAMTO, trong giai đoạn 2008-2015, các dòng máy bay Su luôn đứng đầu về số lượng xuất khẩu với 280 chiếc, có tổng trị giá 12,73 tỷ USD.
Đứng thứ hai là Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với 204 chiếc, tổng trị giá là 15,15 tỷ USD. Chiếm vị trí thứ ba là Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô của Trung Quốc với 179 chiếc, thu được 3,37 tỷ USD.
Theo dự báo của SAMTO, trong giai đoạn 2012-2015, Su chiếm 15,7% về tổng giá trị máy bay tiêm kích xuất khẩu của thế giới và 21,9% về số lượng. Trong đó, riêng Ấn Độ đặt mua 109 chiếc Su với giá 5,33 tỷ USD.
Ngoài ra, một thương hiệu máy bay chiến đấu nổi tiếng khác của Nga là MiG có nhiều cơ hội củng cố mạnh mẽ vị thế trên thị trường máy bay tiêm kích đa chức năng thế giới giai đoạn 2012-2015. Theo SAMTO, MiG có thể chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu trên thị trường này và 11,9% về số lượng.
Trong giai đoạn này, các khách hàng nước ngoài đặt mua 59 máy báy tiêm kích MiG thế hệ mới với tổng trị giá 2,67 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2011, chỉ 30 chiếc (tương đương 5,6% tổng số lượng) với tổng trị giá 1,13 tỷ USD.
Theo Vietnam+
Theo báo cáo 4 năm một lần của SAMTO, trong giai đoạn 2008-2015, các dòng máy bay Su luôn đứng đầu về số lượng xuất khẩu với 280 chiếc, có tổng trị giá 12,73 tỷ USD.
Đứng thứ hai là Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với 204 chiếc, tổng trị giá là 15,15 tỷ USD. Chiếm vị trí thứ ba là Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô của Trung Quốc với 179 chiếc, thu được 3,37 tỷ USD.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 |
Theo dự báo của SAMTO, trong giai đoạn 2012-2015, Su chiếm 15,7% về tổng giá trị máy bay tiêm kích xuất khẩu của thế giới và 21,9% về số lượng. Trong đó, riêng Ấn Độ đặt mua 109 chiếc Su với giá 5,33 tỷ USD.
Ngoài ra, một thương hiệu máy bay chiến đấu nổi tiếng khác của Nga là MiG có nhiều cơ hội củng cố mạnh mẽ vị thế trên thị trường máy bay tiêm kích đa chức năng thế giới giai đoạn 2012-2015. Theo SAMTO, MiG có thể chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu trên thị trường này và 11,9% về số lượng.
Trong giai đoạn này, các khách hàng nước ngoài đặt mua 59 máy báy tiêm kích MiG thế hệ mới với tổng trị giá 2,67 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2011, chỉ 30 chiếc (tương đương 5,6% tổng số lượng) với tổng trị giá 1,13 tỷ USD.
Theo Vietnam+
Bình luận