Theo PGS. TS Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương), bệnh sùi mào gà là do vi rút HPV gây ra, bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị bệnh sùi mào gà có thể thể tái bệnh nhiều lần. Riêng đối với trẻ nhỏ điều trị sùi mào gà gặp phải những khó khăn nhất định do trẻ chưa biết các hợp tác điều trị.
“Hiện nay, có khoảng 100 tuýp vi rút HPV, trong đó có khoảng 20-30 tuýp có thể gây ra bệnh sùi mào gà. Do đó, việc điều trị cho trẻ nhỏ chủ yếu là bôi và điều trị tại chỗ, điều trị can thiệp gây mê, gây tê sẽ sẽ khó hợp tác hơn”, bác sĩ Doanh trao đổi.
Được biết, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ, thường là do tiếp xúc trực tiếp với vi rút hoặc có thể đi chít hẹp bao quy đầu do dùng chung dụng cụ không được vô khuẩn đã vô tình lây sang các em. Ngoài ra, cũng có thể lây từ bố mẹ mắc chứng bệnh này và lây sang con.
Qua đó, PGS. TS Doanh khuyến cáo, bố mẹ của trẻ nhỏ nên lưu ý, khi trẻ em có những vết phồng rộp ở bộ phận sinh dục hoặc có bất thường ở cơ quan sinh dục cần phải đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh sùi mào gà không trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới và nữ giới, mà sẽ gây biến chứng vô sinh một cách gián tiếp. Có nghĩa là, sau khi nhiễm bệnh, người bệnh thường sẽ có những triệu chứng của sùi mào gà và có những biến chứng tổn thương cơ quan sinh dục của nam và nữ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh con.
Video: Sùi mào gà: Bệnh nguy hiểm, người mắc phải chung sống suốt đời
Đối với phụ nữ, bệnh sẽ gây viêm niệu đạo, viêm sùi cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm hộ, tiết dịch hôi và khí hư mùi khó chịu, nếu không kịp thời điều trị sẽ có nguy cơ bị ung thư cơ quan sinh dục, gây vô sinh.
Đối với nam giới, bệnh gây biến dạng dương vật, tắc nghẽn đường dẫn tinh, tắc ống niệu đạo, ung thư dương vật quá phát, các tế bào ác tính này sẽ di căn rất nhanh lên các tạng ở ổ bụng, cuối cùng là di căn lên não bộ, gây tử vong.
Bình luận