Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân thông qua việc mua tàu tuần tra của Mỹ và Nhật Bản cũng như các tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Trong khi nhiều nhà quan sát đang vui mừng về triển vọng kinh tế của Việt Nam nhờ vào việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), sức mạnh đang lên của Việt Nam cũng được thể hiện trên mặt biển.
Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân thông qua các hợp đồng mua 6 tàu cảnh sát biển từ Nhật Bản, 6 tàu tuần tra cao tốc từ Mỹ sẽ hoàn tất trong năm nay và 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo của Nga hoàn tất vào năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn xa chiến lược rất đáng chú ý và có những động thái ngoại giao sáng tạo nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Philippines, để đối phó với các hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Trong khi việc gia tăng khả năng hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư đang thu hút sự chú ý của quốc tế, Trung Quốc lại để mắt hơn tới chương trình tên lửa của Việt Nam.
Zachary Abuza, một chuyên gia về Việt Nam tại trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, chỉ rõ: “Chìa khóa để Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng chính là tên lửa. Không một quốc gia Đông Nam Á nào nghĩ tới việc này và Trung Quốc cũng vậy”.
Theo giáo sư Carl Thayer của Học viên Quốc phòng Australia, cả 4 tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đã nhận đều được trang bị tên lửa hành trình có thể phóng từ dưới nước với tầm bắn 300 km.
Trong tháng 5 vừa qua, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 28 trong số 50 tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất mà Bộ Quốc phòng đặt mua.
Lyle Goldstein, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, nhận định, các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đang theo dõi sát việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.
Theo vị giáo sư Mỹ, chiến lược hứa hẹn nhất mà Việt Nam có thể sử dụng để đối phó với Trung Quốc là xây dựng đủ lực lượng răn đe kết hợp với các sách lược ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng.
Việt Nam đang thể hiện thiện chí sẵn sàng làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với Mỹ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ. Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ được công bố tháng 7/2013, bao gồm hợp tác về xây dựng năng lực hàng hải, liên kết kinh tế, biến đổi khí hậu, giáo dục và thúc đẩy các quyền con người.
Trong tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố gói viện trợ 18 triệu USD, cung cấp cho Việt Nam 5 tới 6 tàu tuần tra cao tốc để bảo vệ bờ biển.
Gần đây, Washington công bố khoản viện trợ 20 triệu USD cho Việt Nam để hỗ trợ an ninh hàng hải.
Nó sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm, cứu nạn và ứng phó thảm họa trên biển cũng như nâng cao nhận thức của người dân về biển. Số tiền nằm trong gói hỗ trợ an ninh hàng hải 259 triệu USD của Mỹ dành cho các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, bất chấp quan hệ quốc phòng ngày càng phát triển với Mỹ, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục thực hiện các bước trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự nhưng không tạo ra sự khiêu khích công khai với Trung Quốc.
Trong hơn một nghìn năm qua, Việt Nam luôn duy trì sự độc lập thông qua chính sách ngoại giao khéo léo với quốc gia láng giềng cũng như khả năng răn đe ở mức tối thiểu. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Nguồn: Zing News
Trong khi nhiều nhà quan sát đang vui mừng về triển vọng kinh tế của Việt Nam nhờ vào việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), sức mạnh đang lên của Việt Nam cũng được thể hiện trên mặt biển.
Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân thông qua các hợp đồng mua 6 tàu cảnh sát biển từ Nhật Bản, 6 tàu tuần tra cao tốc từ Mỹ sẽ hoàn tất trong năm nay và 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo của Nga hoàn tất vào năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định.
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam |
Trong khi việc gia tăng khả năng hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư đang thu hút sự chú ý của quốc tế, Trung Quốc lại để mắt hơn tới chương trình tên lửa của Việt Nam.
Zachary Abuza, một chuyên gia về Việt Nam tại trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, chỉ rõ: “Chìa khóa để Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng chính là tên lửa. Không một quốc gia Đông Nam Á nào nghĩ tới việc này và Trung Quốc cũng vậy”.
Theo giáo sư Carl Thayer của Học viên Quốc phòng Australia, cả 4 tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đã nhận đều được trang bị tên lửa hành trình có thể phóng từ dưới nước với tầm bắn 300 km.
Trong tháng 5 vừa qua, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 28 trong số 50 tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất mà Bộ Quốc phòng đặt mua.
Lyle Goldstein, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, nhận định, các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đang theo dõi sát việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.
Theo vị giáo sư Mỹ, chiến lược hứa hẹn nhất mà Việt Nam có thể sử dụng để đối phó với Trung Quốc là xây dựng đủ lực lượng răn đe kết hợp với các sách lược ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng.
Việt Nam đang thể hiện thiện chí sẵn sàng làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với Mỹ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ. Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ được công bố tháng 7/2013, bao gồm hợp tác về xây dựng năng lực hàng hải, liên kết kinh tế, biến đổi khí hậu, giáo dục và thúc đẩy các quyền con người.
Trong tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố gói viện trợ 18 triệu USD, cung cấp cho Việt Nam 5 tới 6 tàu tuần tra cao tốc để bảo vệ bờ biển.
Gần đây, Washington công bố khoản viện trợ 20 triệu USD cho Việt Nam để hỗ trợ an ninh hàng hải.
Nó sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm, cứu nạn và ứng phó thảm họa trên biển cũng như nâng cao nhận thức của người dân về biển. Số tiền nằm trong gói hỗ trợ an ninh hàng hải 259 triệu USD của Mỹ dành cho các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, bất chấp quan hệ quốc phòng ngày càng phát triển với Mỹ, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục thực hiện các bước trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự nhưng không tạo ra sự khiêu khích công khai với Trung Quốc.
Trong hơn một nghìn năm qua, Việt Nam luôn duy trì sự độc lập thông qua chính sách ngoại giao khéo léo với quốc gia láng giềng cũng như khả năng răn đe ở mức tối thiểu. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Nguồn: Zing News
Bình luận