• Zalo

Sức mạnh tên lửa liên lục địa các nước

Thế giớiThứ Năm, 27/12/2012 11:24:00 +07:00Google News

(VTC News) - Tên lửa liên lục địa - ICBM là thành phần quan trọng nhất trong kho vũ khí và là yếu tố cân bằng tương quan sức mạnh giữa các cường quốc quân sự.

(VTC News) - Tên lửa liên lục địa - ICBM là thành phần quan trọng nhất trong kho vũ khí và là yếu tố cân bằng tương quan sức mạnh giữa các cường quốc quân sự.

Với kích thước và trọng lượng khổng lồ, phóng bằng bệ phóng đứng, các tên lửa đạn đạo có đường bay vượt qua khỏi khí quyển đậm đặc của Trái đất trước khi tái nhập khí quyển và lao vào mục tiêu.

ICBM khác hoàn toàn so với quỹ đạo bay của các loại tên lửa hành trình cỡ nhỏ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Tên lửa đạn đạo được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên tầm bắn của nó, trong đó những tên lửa có thể chạm đến mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn 5.500km được gọi là tên lửa liên lục địa. 

Tên lửa liên lục địa Topol của Nga 

Hiện nay, đa số các tên lửa ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã được hủy bỏ theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân II (START II) được kí giữa Nga và Mỹ.

Tên lửa liên lục địa bây giờ đa số được sử dụng để đưa các vệ tinh, tàu vũ trụ lên không gian, phục vụ mục đích nghiên cứu dân sự.
Sau khi Hiệp ước có hiệu lực, một số tên lửa liên lục địa đã phải hủy bỏ, không được đưa vào biên chế quân sự hoặc tháo dỡ hoàn toàn các đầu đạn hạt nhân trước đây để phục vụ mục đích dân sự. Tiêu biểu trong đó là LGM-118 Peacekeeper - loại ICBM đã từng hiện đại nhất cho đến lúc này của Mỹ.
Tìm chỗ đứng trong hệ thống tên lửa Mỹ

Ngày 17/6/1983, Peacekeeper có lần phóng thử thành công đầu tiên, sau đó là 11 lần phóng tiếp theo để các đơn vị chế tạo có được con số chính xác về tầm bắn và tải trọng tối đa của nó.

LGM-118 Peacekeeper được phóng lên từ hầm tên lửa 

Trong tổng số 12 lần thử nghiệm ở 2 giai đoạn đầu có 8 lần Peacekeeper phóng đi từ hầm phóng cố định, 4 lần còn lại khai hỏa từ ống phóng của hệ thống Minuteman III.

Lần đầu tiên cất cánh tại Căn cứ Không quân Vandenberg, bang California, năm 1983, Peacekeeper đã bay trên quỹ đạo dài 6.704km, phóng ra 6 đầu đạn tấn công các mục tiêu giả định độc lập với nhau tại bãi thử tên lửa Kwajalein, Thái Bình Dương.

Lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa LGM-118 Peacekeeper 

Theo ý đồ của Cơ quan chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ, Peacekeeper sẽ bắt đầu thay thế Minuteman III vào tháng 4/1986 và đến tháng 12 cùng năm, tất cả sẽ sẵn sàng đi vào phục vụ.

Họ còn lên kế hoạch bổ sung thêm 50 hệ thống Peacekeeper mới cho Lực lượng tên lửa chiến lược 319, dự kiến hoàn tất quá trình vào tháng 12/1989.

Thế nhưng, mọi chuyện chỉ là dự kiến và bị tạm hoãn vào tháng 7/1985 do tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Mãi tới cuối năm 1986, sau khi được sự đồng ý của Tổng thống Reagan, dự án Peacekeeper mới bắt đầu được triển khai và hoàn thành vào cuối năm 1988.
 
Video ghi lại quá trình phóng thử của LGM-118 Peacekeeper


Tên lửa 'gãy cánh'

Được gọi là tên lửa mạnh nhất trong kho vũ khí của Mỹ, Peacekeeper có một sức mạnh rất đáng gờm. Nó có khả năng mang tối đa 11 đầu đạn hạt nhân với Công nghệ tái nhập khí quyển tấn công nhiều mục tiêu độc lập - MIRV. Đây là công nghệ tên lửa liên lục địa cực tiên tiến, hiện chỉ có Nga và Mỹ sở hữu.

Các đầu đạn của Peacekeeper là W87/MK-21 RV, loại đầu đạn hạt nhân với sức nổ 300 kiloton, tương đương 300 nghìn tấn thuốc nổ TNT.

Mỗi tên lửa mang được 11 đầu đạn, với khả năng tấn công các mục tiêu độc lập khi tái nhập vào khí quyển sau giai đoạn bay ngoài không gian.


8 đầu đạn của Peacekeeper tái nhập khí quyển tấn công các mục tiêu độc lập trong một lần thử nghiệm trước đây 

Tuy nhiên, sau khi Hiệp ước START II được kí, số đầu đạn trang bị cho Peacekeeper bị giảm xuống còn 10 và đến năm 2005 thì bị loại bỏ hoàn toàn, nó trở thành tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân và ngừng sản xuất mới.

Tất cả hơn 500 đầu đạn W87/MK-21 RV khi đó được tháo gỡ và chuyển giao cho các tên lửa đạn đạo Minuteman III, thế hệ tên lửa trước của Peacekeeper.


Sơ đồ tái nhập khí quyển của các tên lửa liên lục địa mang đầu đạn MIRV 

Người thừa kế của LGM-118


Tên lửa liên lục địa Minuteman III, tiền bối nhưng lại cũng chính là người thừa kế di sản đồ sộ về đầu đạn hạt nhân của Peacekeeper. Tính đến thời điểm hiện nay, Minuteman III là loại tên lửa lục địa duy nhất còn lại trong kho vũ khí của Mỹ.

Ra đời từ những năm 1970 và ngừng sản xuất từ năm 1978, Cơ quan Không quân chiến lược Mỹ đã từng muốn thay thế hoàn toàn Minuteman III bằng Peacekeeper.

Nhưng do Hiệp ước START II, bỗng nhiên Minuteman III lại được tái sử dụng và dự kiến sẽ phục vụ đến năm 2040.


Minuteman III trong ống phóng 

Mặc dù không sản xuất thêm nhưng trong hơn 30 năm qua, quân đội Mỹ đã liên tục 'nâng cấp' Minuteman III. Tên lửa này liên tục được thay thế các đầu đạn tiên tiến, trong đó có W87/MK-21 RV thừa hưởng từ Peacekeeper. Ngoài ra các hệ thống dẫn đường và điều khiển cũng được nâng cấp để phù hợp với điều kiện hiện tại.

Hiện tại, Mỹ có 500 tên lửa Minuteman III, triển khai ở các địa điểm chiến lược với tổng số đầu đạn lên đến 1.200 chiếc.

Mỗi tên lửa Minuteman III có khả năng mang 3 đầu đạn với nhiều loại khách nhau như W62, W78 hay W87, mỗi loại có sức nổ từ 170 - 300 kiloton.


 
Video mô phỏng quá trình bay và tấn công mục tiêu của Minuteman III

Trải qua nhiều lần nâng cấp, hiện nay Minuteman III có giá trị khoảng 7 triệu USD/quả, với trọng lượng 36 tấn, các tên lửa này có thể bay với vận tốc tối đa xấp xỉ 78km/s và tầm bắn hiệu quả vào khoảng 9.600 km.

Kỳ tới:Nếu như Mỹ có tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng tđất liền thì Nga sở hữu công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm, đó là tên lửa Bulava. Trong tiếng Nga, Bulava có nghĩa là ‘chiếc gậy’ một biểu tượng về vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân quốc gia này.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn