Đầu tháng 11/2016, Nga thông báo tiến hành thành công những bài thử nghiệm đầu tiên của hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ siêu tàu hỏa 'Barguzin' tại sân bay vũ trụ Plesetsk gần Arkhangelsk.
Các thử nghiệm này đánh dấu sự hồi sinh của dự án tàu hỏa hạt nhân từng 'làm mưa làm gió' thời kỳ Liên Xô.
Trước động thái này của Nga, không ít các phương tiện truyền thông phương Tây đã đồng loạt đưa tin về sự kiện. Trong đó, trang tin tức Welt.de và tạp chí Stern của Đức gọi đây là 'cơn ác mộng thực sự'.
Video: 'Tàu hỏa tử thần' của Nga phô diễn sức mạnh đáng sợ
.
Các tờ báo Đức tỏ ra lo ngại về việc hệ thống tàu hỏa này của Nga có thể tấn công bất cứ mục tiêu chiến lược nào của phương Tây nhờ được trang bị hệ thống tên lửa tên lửa RS-24 Yars có tầm bắn lên tới 10.000 km.
Mặc dù vậy, theo Sputnik, Barguzin sẽ chỉ có thể hoạt động trên lãnh thổ Nga bởi kích thước đường ray ở Nga lớn hơn so với của châu Âu.
Năm 1987, Liên Xô quyết định lắp đặt tên lửa trên hệ thống hệ thống đường sắt của nước này lợi dụng mạng mạng lưới đường sắt lớn và các đoàn tàu có thể giấu mình trước các vệ tinh giám sát.
Mỗi một đoàn tàu trong tổng số 12 chiếc tàu hỏa của Liên Xô trước đây đều được trang bị 3 tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 Molodets (SS-24 Scalpel) mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Nhưng nếu nhìn bằng mắt thường, trông chúng không khác là bao so với các đoàn tàu thông thường.
Tuy nhiên, Nga sớm phải cho hệ thống siêu tàu hỏa này 'nghỉ hưu' theo cam kết trong Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí chiến lược (START-II).
Mặc dù vậy, Matxcơva cũng không phải chờ đợi quá lâu để hồi sinh dự án bởi đoàn tàu mới Barguzin với các thông số vượt trội so với người tiền nhiệm không nằm trong không nằm trong hiệp định nói trên.
Hệ thống tàu hỏa mới này tương tự như một chiếc tàu ngầm hạt nhân với khả năng có thể chịu được một vụ nổ đầu đạn hạt nhân các đó vài trăm mét. Nó có thể tàng hình và di chuyển một quãng đường lên tới 1.000km chỉ trong vòng một ngày.
Theo Thượng tướng Sergey Karakaev, chỉ huy Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Barguzin sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn so với người tiền nhiệm xét trên các yếu tố phạm vi, độ chính xác cùng một số đặc điểm khác. Hơn nữa, hệ thống này hứa hẹn sẽ có thể phục vụ lâu dài, ít nhất là cho tới năm 2040.
Hệ thống này dự kiến sẽ được phát triển vào năm 2018 và sẽ sớm gia nhập Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga vào năm 2020.
Bình luận