• Zalo

Hiểu cơ thể bạn khi bị stress và lý do vì sao bạn cần phải thư giãn

Sức khỏeThứ Năm, 28/06/2018 11:25:00 +07:00Google News

Căng thẳng, áp lực giúp con người làm việc nhanh hơn, tốt hơn, nhưng chúng cũng khiến con người ta rơi vào những trạng thái sức khỏe tồi tệ hơn.

Theo Michael J.Porter - giảng viên về Di truyền học phân tử tại Đại học Central Lancashire, con người hiện đại đang dần quen thuộc với những áp lực vô hình, những ngày dài làm việc căng thẳng mệt nhoài. Áp lực không hoàn toàn xấu - chúng sẽ giúp cho chúng ta làm việc tích cực, nhanh nhẹ hơn, bộ não cũng dần luyện tập được tính linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống.

Nhưng, đấy là trường hợp chúng ta không bị căng thẳng thường xuyên. Nếu bạn phải chịu áp lực triền miên và không có cách gì kiểm soát được nó, thì chúng sẽ gây hại cho cơ thể bạn (nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra điều này).

Học cách kiểm soát áp lực và căng thẳng trong cuộc sống là điều cần thiết trong trường hợp này. Bằng cách hiểu những gì đang xảy ra bên trong cơ thể chúng ta và tại sao điều đó lại diễn ra, chúng ta có thể học cách kiểm soát căng thẳng và biến nó trở thành lợi thế cho mình.

4D7391AE00000578-5888323-image-a-10_1530031391686

Đôi khi căng thẳng có thể hữu ích, là động lực để làm việc tốt hơn. Nhưng căng thẳng mãn tính thì có tác dụng ngược lại, nó đè bẹp hệ thống miễn dịch của chúng ta và bắt trái tim của chúng ta phải chịu tổn thương (Ảnh: Daily Mail) 

Khi nào thì cơ thể bị stress?

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chuyển sang chế độ khẩn cấp. Nút turbo được nhấn, động cơ của cơ thể bạn gầm lên thành nhiều lần và bạn trở nên siêu phàm. Điều này có nghĩa là bạn trở nên cực kỳ cảnh giác, có khả năng phản ứng nhanh và tăng khả năng ghi nhớ mọi việc, mọi khía cạnh của những gì bạn đang thấy, nghe và cảm nhận. Bạn sẽ chú ý đến từng chi tiết, cảm giác thời gian đứng yên.

Bên trong cơ thể, một loạt các hormone phức tạp được kích hoạt, bắt đầu từ việc cơ thể sẽ giải phóng một hormone gọi là CRH (hormon giải phóng corticotropin), bởi một phần nhỏ của não được gọi là vùng dưới đồi. làm tăng hô hấp, huyết áp và nhịp tim, giúp bơm máu và oxy xung quanh cơ thể hiệu quả hơn.

Đồng thời, gan phá vỡ nhiều glycogen - một chất giúp cơ thể có nguồn năng lượng cao tương tự như tinh bột trong thực vật. Máu sẽ di chuyển đến các vùng khác nhau trên cơ thể của bạn để hỗ trợ các cơ hoạt động, giúp làm thăng sức mạnh và sức chịu đựng. Hệ thống miễn dịch và máu của bạn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình huống xấu nhất là cơ thể bị chấn thương. Não của bạn cũng bắt đầu hoạt động tốt hơn nhiều với lượng glucose và oxy được bơm căng đầy.

Nhưng kiệt sức thì không vui chút nào...

Giống như một động cơ mạnh mẽ, khi chúng ta bị căng thẳng, chúng ta đốt nóng động cơ, nhưng nếu chúng ta làm việc căng thẳng quá lâu, chúng ta sẽ kiệt sức. Trong một thời gian ngắn, sinh lý của cơ thể bị thay đổi bao gồm tăng huyết áp, tăng nồng độ glucose trong máu cao, giảm cảm giác thèm ăn. Đây là cách mà cơ thể thích ứng với căng thẳng để tránh tối đa những tổn thương về thể chất.

file-20180604-175411-azlawu

Học cách bình tĩnh trong hoàn cảnh công việc quá áp lực là một kỹ năng quan trọng. (Ảnh: The Conversation)

Căng thẳng mãn tính thì sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị ức chế, tiểu đường, đau tim, đột quỵ và một loạt các bệnh khác. Cơ thể chúng ta sẽ làm hết sức mình để đi vào trạng thái này khi cần thiết nhất theo tiêu chí tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu khả năng hư hại, vô tình lại khiến sức khỏe toàn cơ thể rơi vào tình trạng báo động.

Hít thở để kiểm soát căng thẳng

Một trong những cách đơn giản nhất bạn có thể làm để giảm căng thẳng là hít thở. Tất cả chúng ta đều biết cách thở nhưng ít người lại biết cách hít thở giúp giảm áp lực cho cơ thể. Hít thở đúng cách có tác động ngay lập tức. Cơ thể sẽ giảm sản xuất những hormone căng thẳng ví dụ như noradrenaline, cortisol.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y khoa Howard Hughes, tại Đại học Stanford, Mỹ hiện xác định rằng những thay đổi này liên quan đến một nhóm dây thần kinh trong não của chúng ta gọi là “phức hợp trước Bötzinger”, điều chỉnh hơi thở của chúng ta. ư

Các nhà khoa học nhận thấy rằng những thay đổi của một số gen trong các dây thần kinh này (dây thần kinh kết nối vật lý với các khu vực quan trọng trong não liên quan đến thư giãn, chú ý, phấn khích và hoảng loạn) có thể làm dịu sự căng thẳng đang đè nặng lên cơ thể.

Video: 7 thói quen phổ biến khiến bạn nhanh già

Các phương pháp thiền hiện đại đều tập hợp các kỹ thuật hô hấp này, đồng thời sử dụng tới liệu pháp ý tưởng “sống trong thời điểm này”. Về mặt tâm lý, điều này giúp giảm mức độ lo lắng, áp lực liên quan đến việc lên kế hoạch và gạt bớt mối quan tâm không cần thiết về công việc, đồng thời giảm các hormone chính gây ra căng thẳng.

Bằng cách học các cách đối phó đơn giản, hiểu được những gì khiến chúng ta căng thẳng, giữ stress ở mức độ có thể kiểm soat được thông qua kỹ thuật hô hấp, và nghỉ giải lao, thư giãn thường xuyên, chúng ta có thể bắt đầu học cách sử dụng stress mang lại lợi thế cho bản thân mình hơn là để nó kiểm soát chúng ta.

Chi Lê
Bình luận
vtcnews.vn