(VTC News) - Trong con mắt của người dân Tứ Xã, ông Tổng Cóc được coi là thần tượng, văn võ toàn tài, đầy nghĩa hiệp.
Kỳ 3: Sự thật về ông Tổng Cóc
Theo người dân vùng Tứ Xã và con cháu ông Tổng Cóc, chính vì Tổng Cóc (tức Tổng Kình) là người giàu có hào phóng, lại tài giỏi hơn người, nên mới lọt được vào mắt xanh của nữ sỹ Hồ Xuân Hương, mặc dù ông đã có tới hai bà vợ. Chàng Tú Điếc cũng từng ngấp nghé thích nàng, nhưng bị bố mẹ ép lấy vợ quê để lập trang ấp. Chàng nho Trâm cũng mê mẩn Hồ Xuân Hương, nhưng nàng chỉ coi Trâm là bạn.
Tổng Kình mê Hồ Xuân Hương và nàng cũng dành hết tình cảm cho Tổng Kình, nên chấp nhận làm thân vợ lẽ. Vợ chồng đều có tính phóng túng nên sớm vong gia bại sản, mất cả nhà cửa, đồ tam bảo. Chính vì lẽ đó, người làng Gáp và những người xung quanh chỉ kể chuyện xấu về Hồ Xuân Hương.
Nếu Tổng Cóc được coi là thần tượng, văn võ toàn tài, đầy nghĩa hiệp, thì Hồ Xuân Hương bị coi là người "ám" đời Tổng Cóc. Họ ví Tổng Kình như con cá Kình mắc phải lưới tình của Hồ Xuân Hương mà thân bại danh liệt. Chính vì thế, đến nay, các cụ già ở Tứ Xã vẫn lưu truyền câu thơ miệt thị Hồ Xuân Hương: "Đánh gốc, bốc trà, may Tú Điếc - Cá Kình mắc lưới, phúc nho Trâm".
Làng Gáp quê Tổng Cóc vốn là vùng chiêm trũng. Con gái đồng chiêm cần ở nết chịu thương chịu khó, chân lấm tay bùn. Dân gian Tứ Xã còn kể chuyện cách đây vài chục năm, đàn ông Tứ Xã tìm hiểu cô nào là phải thức từ chập tối đến sáng, ẩn nấp trước nhà cô gái để... rình trộm. Nếu cô nào hay thức khuya, dậy sớm, hay lam hay làm thì mới lấy làm vợ.
Tiêu chuẩn người đàn bà quý nhất ở cái "lưng ong đùi dế", chứ không phải dáng thanh yểu điệu như nàng dâu Hồ Xuân Hương. Chính vì thế, dưới con mắt của những người nhà quê, Hồ Xuân Hương chỉ là cô gái hư hỏng, lười nhác, quen ăn trắng mặc trơn, hoang phí, chỉ giỏi thói thơ phú giễu đời.
Dân làng Gáp vẫn truyền khẩu thơ bà để mua vui, nhưng họ không thán phục tài thơ của bà mà chỉ coi bà là hạng đàn bà lộng ngôn. Họ kể đủ chuyện xấu về bà, vì bà đã không những tranh vợ cướp chồng mà con làm cho gia đình ông Tổng Cóc tan nát. Những giai thoại mà dân làng còn nhớ chỉ thấy ca ngợi ông Tổng Cóc, còn bà Hồ Xuân Hương thì bị miệt thị nặng nề…
Ông Nguyễn Bình Ngạn và ông Nguyễn Bình Phúc dẫn tôi ra khu vực chùa Vắp Cổ, hiện nằm ngay cổng vào khu 19, cách đê sông Hồng chừng 2,5km. Xưa kia, ngôi chùa này nằm ở đầu làng, hiện vẫn còn 2 cây đa cổ thụ khổng lồ làm minh chứng.
Trước đây, cổng làng có 3 cây đa, nhưng đã chết mất một cây, hiện một cây cũng đang ngắc ngoải. Theo các cụ già ngót trăm tuổi trong làng, khi bé xíu, họ đã thấy những cây đa to như thế này rồi. Tuổi của hai cây đa này phải vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm.
Hơn 200 năm trước, đất đai, ao hồ nhà ông Tổng Cóc trải từ đầu làng đến giữa làng. Hiện dấu tích cái hồ của gia đình ông Tổng Cóc vẫn còn đó, nhưng đã bị chia năm xẻ bảy thành những cái ao nhỏ, chia cho các hộ dân.
Chuyện rằng, để chiều lòng bà Hồ Xuân Hương, ông Tổng Cóc đã cho đắp một gò đất giữa hồ và làm một "nhà thủy tạ" trên gò đất đó, lại có cầu kiều bắc ra, tốn kém không biết bao nhiêu của cải. Mục đích xây “nhà thủy tạ” là để người vợ lẽ Hồ Xuân Hương tránh phải giáp mặt nhiều với bà cả, bà hai. Tại đây, bà được thỏa sức nghỉ ngơi, lấy cảm hứng làm thơ, dạy học.
Ông còn cho người nạo vét hồ, thả sen quý mọc đầy quanh “nhà thủy tạ”, để hàng ngày, Hồ Xuân Hương với tay ra là hái được sen ướp trà thơm đãi khách. Dưới ao, ông thả toàn cá ngon để người vợ yêu thưởng thức. Vườn cây bên hồ, ông dành một sào đất để trồng chanh cho vợ gội đầu.
Dân làng còn kể, tóc bà Hồ Xuân Hương đen óng, dài chấm đất, mỗi khi gội, cuộn đầy một chậu, nên phải dùng cả trăm quả chanh mới đủ.
Quanh hồ nước, ông Tổng Cóc cho trồng rặt là liễu, rủ bóng xuống hồ rất đẹp.
Chuyện là bên làng Sơn Dương cũng có một cái hồ, gọi là hồ Thất Liễu. Hồ có 7 bờ, nên dân làng vốn gọi là hồ Bảy Bờ. Vì hồ trồng toàn liễu xung quanh, nên bà Hồ Xuân Hương gọi là hồ Thất Liễu, từ đó, dân gọi theo tên do bà đặt.
Bên hồ Thất Liễu có tảng đá xanh, rất phẳng, rộng chừng 4m2. Hàng ngày, Hồ Xuân Hương vẫn cùng Tú Điếc, nho Trâm, Tổng Cóc và bạn bè ngồi trên tảng đá, ngắm cảnh, làm thơ.
Chuyện Hồ Xuân Hương thường làm thơ bên hồ Thất Liễu các cụ già ở Sơn Dương vẫn kể rành rẽ. Mấy chục năm trước, tảng đá, hồ nước vẫn còn, nhưng giờ người ta lấp kín làm nhà. Ông Tổng Cóc cho trồng liễu quanh hồ để Hồ Xuân Hương có cảm giác như vẫn được ngồi bên hồ Thất Liễu cạnh nhà mình ngày xưa. Hồ Xuân Hương đã đặt tên cho hồ nước trong xanh với cảnh “đêm chép đớp trăng, ngày trắm quẫy sóng” ấy là Nguyệt Hồ.
Phía bên trong hồ nước, giờ vẫn còn một gò đất cao. Nơi đó chính là nền nhà ông Tổng Cóc, mà bây giờ, ngôi nhà đó thuộc sở hữu của dòng họ Kiều Văn, bên xã Sơn Dương. Cũng tại địa điểm này, ông Tổng Cóc xây trường dạy học và Hồ Xuân Hương thường lên lớp mỗi khi ông đồ Cóc bận việc nước, hoặc mải chu du thiên hạ.
Bản thân bà Xuân Hương cũng thường xuyên được chồng cho đi ngao du cùng. Điều này có thể thấy rõ qua các bài thơ tả cảnh của bà. Đọc thơ bà, ta thấy hiện lên hình ảnh của những cuộc điền dã liên miên đến những danh lam thắng cảnh, những lễ hội tưng bừng náo nhiệt từ kinh kỳ cho đến những làng quê xa xôi. Chỉ có nhà danh gia, cự phú, công tử hào hoa Tổng Cóc mới đài thọ đủ cho những cuộc du ngoạn của bà.
Chuyện rằng, mỗi lúc có bạn thơ đến chơi, thi sỹ họ Hồ lại sai người bắt cá dưới hồ đãi khách. Cách ăn cá của bà cũng lạ. Những con cá to bằng hoa chuối đặt lên đĩa, bà cũng chỉ gắp vài lần ở khúc giữa, còn lại bỏ đi hết.
Chuyện ăn cá của Hồ Xuân Hương bị đồn thổi rất mạnh, khiến làng nào, tổng nào cũng biết. Tất nhiên, những người tuyên truyền chuyện này nhiều nhất là vợ cả, vợ hai, những người vốn phải chịu cảnh “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Hồ Xuân Hương đi đến đâu cũng phải nghe tiếng xa, câu gần: “Tổng Cóc sẽ khuynh gia bại sản, chứ ngót ba mẫu ao kia làm sao nuôi đủ cá mè, cá trắm cho “ngữ” ấy ngốn”…
Còn tiếp…
Dương Phạm Ngọc
Kỳ 3: Sự thật về ông Tổng Cóc
Theo người dân vùng Tứ Xã và con cháu ông Tổng Cóc, chính vì Tổng Cóc (tức Tổng Kình) là người giàu có hào phóng, lại tài giỏi hơn người, nên mới lọt được vào mắt xanh của nữ sỹ Hồ Xuân Hương, mặc dù ông đã có tới hai bà vợ. Chàng Tú Điếc cũng từng ngấp nghé thích nàng, nhưng bị bố mẹ ép lấy vợ quê để lập trang ấp. Chàng nho Trâm cũng mê mẩn Hồ Xuân Hương, nhưng nàng chỉ coi Trâm là bạn.
Tổng Kình mê Hồ Xuân Hương và nàng cũng dành hết tình cảm cho Tổng Kình, nên chấp nhận làm thân vợ lẽ. Vợ chồng đều có tính phóng túng nên sớm vong gia bại sản, mất cả nhà cửa, đồ tam bảo. Chính vì lẽ đó, người làng Gáp và những người xung quanh chỉ kể chuyện xấu về Hồ Xuân Hương.
Ngôi nhà cổ của ông Tổng Cóc |
Nếu Tổng Cóc được coi là thần tượng, văn võ toàn tài, đầy nghĩa hiệp, thì Hồ Xuân Hương bị coi là người "ám" đời Tổng Cóc. Họ ví Tổng Kình như con cá Kình mắc phải lưới tình của Hồ Xuân Hương mà thân bại danh liệt. Chính vì thế, đến nay, các cụ già ở Tứ Xã vẫn lưu truyền câu thơ miệt thị Hồ Xuân Hương: "Đánh gốc, bốc trà, may Tú Điếc - Cá Kình mắc lưới, phúc nho Trâm".
Làng Gáp quê Tổng Cóc vốn là vùng chiêm trũng. Con gái đồng chiêm cần ở nết chịu thương chịu khó, chân lấm tay bùn. Dân gian Tứ Xã còn kể chuyện cách đây vài chục năm, đàn ông Tứ Xã tìm hiểu cô nào là phải thức từ chập tối đến sáng, ẩn nấp trước nhà cô gái để... rình trộm. Nếu cô nào hay thức khuya, dậy sớm, hay lam hay làm thì mới lấy làm vợ.
Bên trong ngôi nhà cổ của Tổng Cóc |
Tiêu chuẩn người đàn bà quý nhất ở cái "lưng ong đùi dế", chứ không phải dáng thanh yểu điệu như nàng dâu Hồ Xuân Hương. Chính vì thế, dưới con mắt của những người nhà quê, Hồ Xuân Hương chỉ là cô gái hư hỏng, lười nhác, quen ăn trắng mặc trơn, hoang phí, chỉ giỏi thói thơ phú giễu đời.
Dân làng Gáp vẫn truyền khẩu thơ bà để mua vui, nhưng họ không thán phục tài thơ của bà mà chỉ coi bà là hạng đàn bà lộng ngôn. Họ kể đủ chuyện xấu về bà, vì bà đã không những tranh vợ cướp chồng mà con làm cho gia đình ông Tổng Cóc tan nát. Những giai thoại mà dân làng còn nhớ chỉ thấy ca ngợi ông Tổng Cóc, còn bà Hồ Xuân Hương thì bị miệt thị nặng nề…
Ông Nguyễn Bình Ngạn và ông Nguyễn Bình Phúc dẫn tôi ra khu vực chùa Vắp Cổ, hiện nằm ngay cổng vào khu 19, cách đê sông Hồng chừng 2,5km. Xưa kia, ngôi chùa này nằm ở đầu làng, hiện vẫn còn 2 cây đa cổ thụ khổng lồ làm minh chứng.
Chùa Vắp Cổ |
Trước đây, cổng làng có 3 cây đa, nhưng đã chết mất một cây, hiện một cây cũng đang ngắc ngoải. Theo các cụ già ngót trăm tuổi trong làng, khi bé xíu, họ đã thấy những cây đa to như thế này rồi. Tuổi của hai cây đa này phải vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm.
Hơn 200 năm trước, đất đai, ao hồ nhà ông Tổng Cóc trải từ đầu làng đến giữa làng. Hiện dấu tích cái hồ của gia đình ông Tổng Cóc vẫn còn đó, nhưng đã bị chia năm xẻ bảy thành những cái ao nhỏ, chia cho các hộ dân.
Chuyện rằng, để chiều lòng bà Hồ Xuân Hương, ông Tổng Cóc đã cho đắp một gò đất giữa hồ và làm một "nhà thủy tạ" trên gò đất đó, lại có cầu kiều bắc ra, tốn kém không biết bao nhiêu của cải. Mục đích xây “nhà thủy tạ” là để người vợ lẽ Hồ Xuân Hương tránh phải giáp mặt nhiều với bà cả, bà hai. Tại đây, bà được thỏa sức nghỉ ngơi, lấy cảm hứng làm thơ, dạy học.
Ông Phúc chỉ hồ nước nơi Tổng Cóc làm nhà Thủy Tạ cho bà Hồ Xuân Hương nghỉ ngơi, làm thơ |
Ông còn cho người nạo vét hồ, thả sen quý mọc đầy quanh “nhà thủy tạ”, để hàng ngày, Hồ Xuân Hương với tay ra là hái được sen ướp trà thơm đãi khách. Dưới ao, ông thả toàn cá ngon để người vợ yêu thưởng thức. Vườn cây bên hồ, ông dành một sào đất để trồng chanh cho vợ gội đầu.
Dân làng còn kể, tóc bà Hồ Xuân Hương đen óng, dài chấm đất, mỗi khi gội, cuộn đầy một chậu, nên phải dùng cả trăm quả chanh mới đủ.
Quanh hồ nước, ông Tổng Cóc cho trồng rặt là liễu, rủ bóng xuống hồ rất đẹp.
Chuyện là bên làng Sơn Dương cũng có một cái hồ, gọi là hồ Thất Liễu. Hồ có 7 bờ, nên dân làng vốn gọi là hồ Bảy Bờ. Vì hồ trồng toàn liễu xung quanh, nên bà Hồ Xuân Hương gọi là hồ Thất Liễu, từ đó, dân gọi theo tên do bà đặt.
Bên hồ Thất Liễu có tảng đá xanh, rất phẳng, rộng chừng 4m2. Hàng ngày, Hồ Xuân Hương vẫn cùng Tú Điếc, nho Trâm, Tổng Cóc và bạn bè ngồi trên tảng đá, ngắm cảnh, làm thơ.
Bậu cửa chạm rồng ở nhà của Tổng Cóc |
Chuyện Hồ Xuân Hương thường làm thơ bên hồ Thất Liễu các cụ già ở Sơn Dương vẫn kể rành rẽ. Mấy chục năm trước, tảng đá, hồ nước vẫn còn, nhưng giờ người ta lấp kín làm nhà. Ông Tổng Cóc cho trồng liễu quanh hồ để Hồ Xuân Hương có cảm giác như vẫn được ngồi bên hồ Thất Liễu cạnh nhà mình ngày xưa. Hồ Xuân Hương đã đặt tên cho hồ nước trong xanh với cảnh “đêm chép đớp trăng, ngày trắm quẫy sóng” ấy là Nguyệt Hồ.
Phía bên trong hồ nước, giờ vẫn còn một gò đất cao. Nơi đó chính là nền nhà ông Tổng Cóc, mà bây giờ, ngôi nhà đó thuộc sở hữu của dòng họ Kiều Văn, bên xã Sơn Dương. Cũng tại địa điểm này, ông Tổng Cóc xây trường dạy học và Hồ Xuân Hương thường lên lớp mỗi khi ông đồ Cóc bận việc nước, hoặc mải chu du thiên hạ.
Bản thân bà Xuân Hương cũng thường xuyên được chồng cho đi ngao du cùng. Điều này có thể thấy rõ qua các bài thơ tả cảnh của bà. Đọc thơ bà, ta thấy hiện lên hình ảnh của những cuộc điền dã liên miên đến những danh lam thắng cảnh, những lễ hội tưng bừng náo nhiệt từ kinh kỳ cho đến những làng quê xa xôi. Chỉ có nhà danh gia, cự phú, công tử hào hoa Tổng Cóc mới đài thọ đủ cho những cuộc du ngoạn của bà.
Chuyện rằng, mỗi lúc có bạn thơ đến chơi, thi sỹ họ Hồ lại sai người bắt cá dưới hồ đãi khách. Cách ăn cá của bà cũng lạ. Những con cá to bằng hoa chuối đặt lên đĩa, bà cũng chỉ gắp vài lần ở khúc giữa, còn lại bỏ đi hết.
Chuyện ăn cá của Hồ Xuân Hương bị đồn thổi rất mạnh, khiến làng nào, tổng nào cũng biết. Tất nhiên, những người tuyên truyền chuyện này nhiều nhất là vợ cả, vợ hai, những người vốn phải chịu cảnh “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Hồ Xuân Hương đi đến đâu cũng phải nghe tiếng xa, câu gần: “Tổng Cóc sẽ khuynh gia bại sản, chứ ngót ba mẫu ao kia làm sao nuôi đủ cá mè, cá trắm cho “ngữ” ấy ngốn”…
Còn tiếp…
Dương Phạm Ngọc
Bình luận